Nội dung quản lý hoạt động giáo dụ cở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 35 - 40)

1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non

* Chức năng của người hiệu trưởng:

Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, giữ vai trị chủ đạo, có thẩm quyền cao nhất về hoạt động chun mơn và hành chính trong nhà trường. Vì thế, hiệu trưởng là người phê chuẩn kế hoạch hoạt động chuyên mơn của cá nhân và đơn vị mình phụ trách. Nhiệm vụ của các cá nhân và của nhà trường có thực hiện tốt hay khơng phần lớn tuỳ thuộc vào người Hiệu trưởng. Để làm tốt chức năng của mình, người Hiệu trưởng cần nâng cao tay nghề cho cán bộ, giáo viên, tổ chức sinh hoạt chuyên môn một cách thường xuyên. Người Hiệu trưởng trực tiếp tổ chức, hoặc chỉ đạo tổ chức và làm trọng tài khoa học cho những hoạt động chun mơn mà mình tổ chức. Để nâng cao tay nghề cho giáo viên, hằng năm cần cử cán bộ, giáo viên đi bồi dưỡng thường xuyên và tiếp thu những thành tựu mới về khoa học giáo dục mầm non. Người Hiệu trưởng phải biết phối hợp các lực lượng giáo dục và chịu trách nhiệm trước Đảng bộ, chính quyền địa phương về việc quản lý nhà trường, từ việc quản lý tài sản, lao động, đến quản lý số lượng, chất lượng giáo dục. Theo cơ cấu ngành học trực tuyến, người Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước trưởng phòng giáo dục huyện (thành phố) về cơng tác giáo dục mầm non ở đơn vị mình phụ trách.

* Nhiệm vụ của người hiệu trưởng:

- Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo: Nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ em, vì thế người Hiệu trưởng cần hướng mọi mặt công tác phục vụ cho nhiệm vụ này. Bảo đảm chỉ tiêu số lượng trẻ đến trường. Duy trì và phát triển trẻ đến lớp là điều kiện sống còn của nhà trường, do vậy hằng năm phải có kế hoạch thu nhận trẻ. Để đảm bảo số lượng thì chất lượng giáo dục là điều kiện đảm bảo cho việc thu hút trẻ đến trường. Khơng có chất lượng tốt thì khó có thể đảm bảo về số lượng.

- Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh: Để nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục thì phải có hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất là trình độ tay nghề của giáo viên, cán bộ cơng nhân viên. Thứ hai là sự lãnh đạo thống nhất của ban giám hiệu nhà trường. Thực tế cho thấy rằng, một bộ máy lãnh đạo khơng có sự thống nhất, bất đồng quan điểm thì dù trình độ tay nghề của những người quản lý có vững đến mấy cũng khó đạt được hiệu quả cao trong cơng tác giáo dục. Để phát huy được sức mạnh tập thể người Hiệu trưởng cần không ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cũng như phẩm

chất đạo đức nghề nghiệp cho bản thân, cho cán bộ công nhân viên, giáo viên.

- Từng bước hoàn thiện việc trang bị cơ sở vật chất: Trường lớp, bàn ghế đồ dùng, đồ chơi, sân vườn...là những yếu tố không thể thiếu được trong công tác giáo dục mầm non. Một trường học khang trang sạch đẹp với trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn sẽ thu hút trẻ em đến trường. Tuy nhiên, việc chỉ đạo giáo viên, cán bộ công nhân viên bảo quản, phát huy tác dụng tích cực của trang thiết bị trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ là vơ cùng quan trọng. Tránh tình trạng sử dụng khơng đúng mục đích hoặc khơng có ý thức bảo quản.

- Tham mưu cho lãnh đạo và tăng cường kết hợp các lực lượng xã hội để làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục mầm non. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, trường mầm non mới có được sự lãnh đạo sát sao của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương. Đồng thời vận động, huy động được các nguồn lực từ cộng đồng xã hội để xây dựng và phát triển nhà trường. Người hiệu trưởng cần thực hiện nhiệm vụ này với tinh thần chủ động, kiên trì và có kế hoạch.

- Sáu là, thường xuyên rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu kế hoạch đào tạo. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, Hiệu trưởng trường mầm non phải có những quyền hạn nhất định, tương xứng với nhiệm vụ được giao.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng trường mầm non

1.4.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Đây là biện pháp chủ đạo của hoạt động quản lý. Các cấp quản lý giáo dục mần non phải xây dựng kế hoạch hằng năm và hướng dẫn đối tượng quản lý làm kế hoạch. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng hiệu quả của q trình chăm sóc giáo dục trẻ.

Những bản kế hoạch quản lý giáo dục phải có nội dung thể hiện về mục tiêu, các tiêu chí đánh giá mục tiêu, dự kiến được nguồn lực (Nhân lực, tài lực và vật lực), thời gian, các biện pháp thực hiện mục tiêu.

* Các loại kế hoạch cần xây dựng : - Kế hoạch chỉ đạo toàn diện năm học - Kế hoạch chỉ đạo chuyên đề

- Kế hoạch chỉ đạo từng mặt công tác - Kế hoạch cá nhân

Tóm lại: Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của một chu trình quản lý nhưng lại là khâu quan trọng. Tồn bộ nội dung chương trình hoạt động của nhà trường là nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Vì thế xây dựng kế hoạch và có khả năng thực thi là một yêu cầu bắt buộc đối với người hiệu trưởng trường mầm non.

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Trên cơ sở văn bản kế hoạch đã có, người quản lý thực hiện các cơng việc cụ thể về thiết lập bộ máy quản lý, lựa chọn nhân sự, xác định nhiệm vụ và chức năng, thiết lập các mối quan hệ trong mọi hoạt động; đồng thời có các quyết định giao việc cho các bộ phận và cá nhân thực hiện các nội dung của kế hoạch. Cụ thể:

- Trước hết thành lập ban chỉ đạo về giáo dục.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Nhiệm vụ chung của ban chỉ đạo bao gồm:

+ Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình đó.

+ Tổ chức tốt các hoạt động theo quy mô lớn, phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục trẻ ở các độ tuổi.

+ Giúp các giáo viên phụ trách lớp tiến hành hoạt động ở lớp mình có hiệu quả. + Giúp Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá các hoạt động.

+ Xây dựng, củng cố đội ngũ giáo viên phụ trách các lớp thành một lực lượng giáo dục nòng cốt.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ

Đây là khâu tạo ra hiệu quả thực sự của hoạt động quản lý. Thực hiện tốt khâu này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành hiệu quả. Trên cơ sở văn bản kế hoạch và cơng tác tổ chức đã có, thực hiện việc hướng dẫn công việc, theo dõi, giám sát, động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của từng cá nhân và mỗi bộ phận thực hiện kế hoạch giáo dục đã có.

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Kế hoạch sau khi được cấp trên xét duyệt, Hiệu trưởng cần tiến hành các công việc sau: Phổ biến kế hoạch đến với những người thực hiện và giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng cá nhân phấn đấu. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ và duyệt kế hoạch của họ. Kết hợp với các đồn thể phát động phong trào thi đua, khuyến khích tinh thần chủ động tích cực, sáng tạo của mỗi thành viên nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra. Hàng tháng họp hội đồng một lần để đánh giá tình hình việc thực hiện kế hoạch giáo dục trong tháng và thống nhất kế hoạch tháng

tiếp theo trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng đồng bộ. Thường xun giám sát, tiến trình cơng việc, kịp thời uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh bổ sung đúng lúc đúng chỗ. Tích cực tham mưu với lãnh đạo và kết hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường nhằm huy động các nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm học. Sơ kết tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục đã đề ra trong khoảng thời gian ấn định (học kỳ, cả năm). Đánh giá đúng những việc đã làm được, những việc chưa hoàn thành để rút ra những bài học kinh nghiệm. Động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.

Tóm lại: Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch là vấn đề phức tạp, địi hỏi người Hiệu trưởng phải có trình độ chun mơn vững vàng và có năng lực tổ chức tốt. Ngồi việc xây dựng kế hoạch năm học của trường, Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch cá nhân và thực hiện kế hoạch đó một cách khoa học.

1.4.2.4. Kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục trẻ

Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như khơng có lãnh đạo, vì thế thanh tra kiểm tra là một phương thức chỉ đạo quan trọng trong công tác quản lý. Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm giúp ta thấy được những gì cịn tồn tại, những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần được giải quyết. Việc kiểm tra giúp người quản lý nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót; khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan; thu thập những thông tin để điều chỉnh những tác động quản lý, kiểm nghiệm các quyết định.

Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan, chính xác cần phải có chuẩn. Chuẩn là thước đo, là các yếu tố dùng làm cơ sở so với kết quả mong muốn để kiểm tra đối chiếu trong quá trình thực hiện kiểm tra. Chuẩn là công cụ đo lường hết sức cần thiết giúp nhà quản lí đánh giá đúng năng lực của nhà giáo, đồng thời hướng dẫn nhà giáo trong HĐCM của mình. Vì vậy cần coi trọng việc xây dựng các chuẩn để kiểm tra đánh giá. Từ đó xây dựng các cơng cụ đánh giá phù hợp, các thủ tục quy trình đánh giá hợp lý hiệu quả.

Trong trường mầm non, kiểm tra - đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục rất quan trọng. Bao gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chun mơn: Hình thức này giúp Hiệu trưởng thấy được tồn cảnh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân, thấy được quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra cơng tác quản lý của nhóm trưởng, tổ trưởng: nhận thức,

biên bản, chất lượng dạy, chế độ bồi dưỡng, sáng kiến kinh nghiệm; Kiểm tra nề nếp chuyên môn: Sinh hoạt chuyên môn, soạn bài, dự giờ, kiến tập....

- Kiểm tra toàn diện giáo viên: Kiểm tra giáo viên nắm nội dung kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động khác. Nội dung kiểm tra: Thực hiện qui chế chuyên môn như: thực hiện chương trình, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý; Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh ở trong và ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định về chun mơn; Kiểm tra kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; Kiểm tra hồ sơ chuyên môn và các hồ sơ khác có liên quan.

- Kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp tức là kiểm tra các nội dung công tác quản lý nhóm lớp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trẻ mà giáo viên đề ra.

- Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục có đúng với kế hoạch dự kiến, có cắt xén, bỏ nội dung chương trình hay khơng, q trình triển khai các hoạt động như thế nào, sử dụng các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới? khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của trẻ đạt được mức độ nào?...Từ đó có thể đánh giá hoạt động giáo dục mà giáo viên thực hiện.

- Kiểm tra cơ sở vật chất: nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho yêu cầu giáo dục trẻ, người Hiệu trưởng phải chủ động đề ra kế hoạch kiểm tra với hình thức gọn nhẹ; khơng chỉ dừng lại ở con số liệt kê trên sổ sách mà kiểm tra nhằm thúc đẩy, nâng cao giá trị sử dụng tính hiệu quả của các trang thiết bị hiện có trong nhà trường. Tiến hành kiểm tra các phịng học, phòng hoạt động của trẻ; các thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi được cấp phát và thu nộp; đánh giá việc bảo quản, sử dụng và khai thác có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học.

- Nội dung đánh giá trong chương trình GDMN coi trọng việc đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, quá trình hoạt động của trẻ cũng như đánh giá việc thực hiện chương trình của giáo viên.

- Đánh giá, xếp loại giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo có tham gia trực tiếp giảng dạy thực hiện theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2008 ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

1.4.3. Biện pháp quản lý họat động giáo dục của hiệu trưởng trường mầm non

* Biện pháp pháp tổ chức hành chính: là biện pháp tác động trực tiếp của chủ

buộc như nghị định, nghị quyết, quy định, nội quy,… biện pháp tổ chức hành chính là vơ cùng cần thiết trong hoạt động quản lý. Tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này cần chú ý, nếu lạm dụng nó dễ dẫn đến bệnh quan liêu mệnh lệnh.

* Các biện pháp kinh tế: Đây là biện pháp mà chủ thể quản lý tác động gián tiếp

đến đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và các đòn bẩy kinh tế để làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Những biện pháp kinh tế thường dùng như: cộng điểm rèn luyện, khuyến khích thưởng, phạt bằng hiện vật khi có hành vi tốt hoặc xấu …

* Các biện pháp tâm lý - xã hội: Đặc điểm của biện pháp này là sự khuyến khích đối tượng quản lý sao cho họ ln ln tồn tâm cho cơng việc, coi những mục tiêu nhiệm vụ của quản lý như là mục tiêu cơng việc của chính họ, hơn nữa họ ln ln cố gắng học hỏi tích lũy kinh nghiệm ngày càng tốt hơn, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Trong quản lý nói chung và quản lý HĐGD trong trường mầm non nói riêng, người hiệu trưởng cần nắm vững các ưu, nhược điểm của từng biện pháp, có sự kết hợp linh hoạt và khoa học các biện pháp quản lý nêu trên để mục tiêu quản lý đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)