Khái quát giáo dục mầm non Huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 45 - 49)

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Thanh Trì, thành

2.1.3. Khái quát giáo dục mầm non Huyện Thanh Trì

2.1.3.1. Quy mơ mạng lưới trường lớp mầm non

Huyện Thanh Trì có 29 trường mầm non cơng lập với tổng số 15.168 trẻ. Trong đó có 27 trường mầm non hạng 1; 02 trường mầm non hạng 2 và 18 trường đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ trẻ Nhà trẻ ra lớp đạt khoảng 38%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt khoảng 99%.

Quy mô trường lớp mầm non tiếp tục mở rộng và bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa bàn và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện tại và tương lai.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp mầm non công lập

Năm học Tổng số trường Tổng số nhóm lớp Tổng số trẻ Chia ra Tổng số phòng học Tổng số bếp ăn Nhà trẻ Lớp MG NT % MG % 2013-2014 26 50 243 13651 2099 25,7 11552 89,1 302 47 2014-2015 28 63 272 13506 2405 32,9 11101 94,5 338 49 2015-2016 29 71 288 15168 3038 38,0 12130 99,0 356 51

(Nguồn thống kê của Phịng GD& ĐT Huyện Thanh Trì)

Số lượng trẻ mầm non Huyện Thanh Trì ln có sự biến động qua các năm học nhưng số lượng năm học sau luôn nhiều hơn năm học trước, sự khác nhau về số lượng có thể là do tốc độ phát triển của dân số, số lượng dân nhập cư hoặc do số trẻ tăng đột biến vào những năm mà dân gian quan niệm là đẹp (như trẻ sinh năm 2009, hoặc năm 2010).

Biểu đồ 2.1: Số lượng trẻ Nhà trẻ và Mẫu giáo toàn huyện trong 3 năm học

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 Trẻ Nhà trẻ Trẻ Mẫu giáo

Biểu đồ 2.2: Quy mô trường, lớp mầm non công lập

Từ năm học 2013 - 2014 trở về trước, số lượng trường mầm non công lập của Huyện Thanh Trì chỉ có 26 trường. Nhưng đến năm học 2015 - 2016 có 03 ngơi trường mới khang trang đã được xây dựng xong nâng tổng số trường Mầm non công lập của huyện Thanh Trì lên 29 trường. Ngồi ra việc sửa chữa cải tạo 8 trường mầm non cũng được UBND huyện Thanh Trì khẩn trương thực hiện trong 3 tháng hè của năm 2015 đã làm thay đổi lớn diện mạo, cơ sở vật chất các trường mầm non công lập.

Bảng 2.2. Thực trạng cơ sở vật chất GD mầm non tồn Huyện

Năm học

Tổng số phịng

học

Trong đó Tổng số bếp ăn Trường

đạt chuẩn QG Phòng phục vụ học tập Kiên cố Bán kiên cố Kiên cố Bán kiên cố 2013 - 2014 302 291 11 48 0 13 302 2014 - 2015 376 371 5 51 0 16 376 2015 - 2016 591 588 3 52 0 18 591

(Nguồn thống kê của Phịng GD& ĐT Huyện Thanh Trì)

Cơ sở vật chất giáo dục mầm non huyện Thanh Trì trong những năm qua đã được quan tâm, đầu tư xây dựng theo yêu cầu chuẩn, từng bước mở rộng quy mô xong vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như vẫn còn một số phòng học chưa được kiên cố, số lượng phòng phục vụ học tập (phòng giáo dục thể chất, phòng nghệ thuật, phòng đa chức năng, phịng máy tính..) cịn ít so với nhu cầu, một số trường có số lượng lớp học vượt quá so với quy định do một số trường mầm non huyện Thanh Trì nằm trong địa bàn đơng dân cư, diện tích chật hẹp, chưa tách trường. Hiện nay 16/16 xã, thị trấn đều có

1-2 trường mầm non cơng lập nhưng chỉ đáp ứng được chỉ tiêu tuyển sinh của dân cư tại địa bàn, việc gửi con của dân nhập cư chủ yếu là gửi con ở trường tư thục. Quy mô trường lớp mầm non bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa bàn và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện tại và tương lai.

2.1.3.2. Đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non

Tổng số Cán bộ quản lý, Giáo viên, Nhân viên: 1.653 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 86; Giáo viên biên chế: 1.077 cô (giáo viên nhà trẻ: 211 cô; Giáo viên mẫu giáo: 866 cô ). Nhân viên 534 cô. Tỷ lệ đạt chuẩn: Cán bộ quản lý và Giáo viên đạt chuẩn 100%. Trong đó, CBQL có trình độ trên chuẩn: 100% tăng 1,2%; Giáo viên trên chuẩn 51%. Giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 57,8%. 100% giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp Giáo viên mầm non. Tỉ lệ giáo viên nhà trẻ trên lớp đạt 3,2 GV/1 lớp; tỉ lệ giáo viên mẫu giáo đạt 2,9 GV/ 1 lớp.

Phòng GD & ĐT luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng đội ngũ song song với chuẩn hóa về cơ sở vật chất. Thực hiện đổi mới trong kế hoạch bồi dưỡng: Đối với giáo viên bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên đề về phương pháp, tổ chức hoạt động giáo dục. Đối với CBQL bồi dưỡng hướng dẫn các chuyên đề kỹ năng quản lý nhằm trang bị, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ quản lý.

2.1.3.3. Đẩy mạnh đổi mới hoạt động giáo dục; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non

- 100% các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chương trình GDMN mới với 784 nhóm, lớp. 100% lớp 5 tuổi triển khai có hiệu quả Bộ chuẩn PTTENT

- Các chuyên đề trọng tâm của năm học đó là giáo dục Âm nhạc, Tạo hình, Phát triển vận động.

- Tổng số chuyên đề đã tổ chức cấp huyện, trường:

+ Cấp trường số chuyên đề: 439 lượt với số người dự: 3620 + Cấp huyện số chuyên đề: 47 lượt với số người dự: 2.218

- Với chất lượng đại trà: Tồn cấp học tích cực triển khai năm thứ 3 thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong

trường mầm non giai đoạn 2013-2016”, tạo nên phong trào thi đua trong các

trường, mỗi nhà trường đều cố gắng tận dụng diện tích để xây dựng khu chơi phát triển vận động với nhiều loại đồ chơi s n có và tự tạo, tăng cường nội dung phát triển vận động hàng ngày giúp trẻ nâng cao thể lực.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, cấp học mầm non hiện có: 543 máy tính tăng 15 máy so với cùng kỳ năm trước. 100% trường mầm non được nối mạng Internet, nhiều trường xây dựng và duy trì trang Web của trường, cài đặt phần mềm phục vụ công tác quản lý trường mầm non (phần mềm quản lý học sinh, quản lý tài chính, quản lý ni dưỡng...), đầu tư bảng tương tác. Tỷ lệ máy tính bình qn 19 máy/trường, 100% đội ngũ cán bộ quản lý biết ứng dụng công nghệ thông tin; 95% đội ngũ giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin.

- Các trường thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 và tuyệt đối khơng tổ chức hướng dẫn trẻ tập tô, viết chữ. Chỉ đạo thực hiện lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện chương trình GDMN.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nội dung GDATGT, GDBVMT, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và cơng tác phịng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai.

- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an tồn giao thơng tiếp tục được các trường dạy lồng ghép, phù hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ một cách thường xuyên, đem lại hiệu quả cao. Trẻ mẫu giáo đa số có kỹ năng, thái độ tốt trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ mơi trường.

- Hầu hết giáo viên đã quan tâm vận dụng nguyên vật liệu s n có địa phương để tạo ra đồ chơi, dùng dạy học vừa góp phần bảo vệ mơi trường. Tích cực xây dựng mơi trường trong, ngồi lớp xanh, sạch, đẹp. Tổ chức các hoạt động tích cực giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và ý thức tham gia giao thông cho trẻ mầm non phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non vĩnh quỳnh, huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)