Bổ sung các điều kiện nhằm hỗ trợ thực hiện hiệu quả các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 92 - 95)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm

3.2.5. Bổ sung các điều kiện nhằm hỗ trợ thực hiện hiệu quả các hoạt động

chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori

a. Mục đích

Huy động tối đa các nguồn lực cùng tham gia vào cơng tác chăm sóc - giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori. Hay nói một cách khác là làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đây là một việc làm hết sức thiết thực trong đổi mới giáo dục, khuyến khích, động viên mọi người cùng quan tâm chăm lo cho thế hệ mầm non của đất nước. Mỗi người cùng có trách nhiệm trong chăm sóc - giáo dục trẻ, trong kiểm tra, theo dõi và phát hiện các biểu hiện tốt hay tiêu cực trong chăm sóc - giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của các giáo viên, những người làm trong ngành mầm non mà cịn có các phụ huynh học sinh và tồn xã hội.

Khơng có điều kiện CSVC, trang thiết bị thì khơng thể nâng cao chất lượng CSGD. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường chính là tạo ra mơi trường sư phạm có đầy đủ phịng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, sân chơi, v.v. Môi trường sư phạm giữ một vị trí vơ cùng quan trọng trong trường MN. Tuy nhiên nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục rất hạn chế vì vậy các CBQL, GV cần làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, tun truyền, vận động để huy động được tối đa các nguồn lực cùng tham gia làm giáo dục.

Biện pháp được đề xuất nhằm mục đích huy động các nguồn lực về con người, tài chính để đầu tư cho hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. Gắn kết trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội với trường mầm non.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

- Linh hoạt, khéo léo là yếu tố rất quan trọng đối với người quản lý. Người quản lý phải nắm chắc được nội dung những yêu cầu cụ thể, các điều

kiện về CSVC, trang thiết bị cần thiết của trường mầm non để có sự đầu tư đúng hay tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo. Khéo léo trong ngoại giao để làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực và kinh phí từ phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thành đạt đóng trên địa bàn trường nhằm trang bị CSVC cho nhà trường, các phương tiện chăm sóc - giáo dục trẻ ngày một khang trang hiện đại và đầy đủ hơn.

- Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC và trang thiết bị phù hợp với thực tế của trường. Nội dung này cần được thực hiện từ đầu năm học đồng thời nó cũng xuyên suốt trong quá trình hoạt động, khơng chỉ một tháng, một năm mà sau 5 năm, mười năm và hướng cho cả tương lai của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường với từng năm học chính xác số liệu và lập kế hoạch xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị qua hàng năm. Hàng năm phải xây dựng kế hoạch qua thực tế số trẻ trong độ tuổi đến trường, dự kiến bao nhiêu nhóm lớp, mỗi phịng học bao nhiêu cháu. Nguồn thu bao nhiêu và làm những việc gì trước việc gì sau. Có kế hoạch xây dựng tổng thể CSVC, trang thiết bị, quy hoạch vườn hoa, cây xanh, khu vui chơi cho trẻ...

- Mua sắm bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ cơng tác chăm sóc - giáo dục: Điều hịa lắp đủ các lớp và có kế hoạch bảo trì; trang bị thảm ngủ, giường cho các bé, có lịch giặt gối chăn hàng tháng .....

- Việc xây dựng trường mới phải xây dựng hiện đại, đảm bảo tính sử dụng bền vững, lâu dài, tránh lạc hậu (các phịng học phải đảm bảo diện tích, cửa sổ vừa tầm với trẻ để có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, nền nhà được lát gạch hoa...

- Công tác tham mưu với các cấp có thẩm quyền, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương về công tác xây dựng CSVC. Đối tượng mà các nhà trường cần tham mưu đó là Phịng GD&ĐT các cấp lãnh đạo phường. Đồng thời làm văn bản đề xuất, xin kinh phí hỗ trợ về cơ sở vật chất...

- Thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa, tun truyền GDMN vận động các cấp, các ban ngành đồn thể, hội phụ huynh nhà trường đóng góp cơng sức, kinh phí xây dựng trường theo nhu cầu đổi mới GD. Đối với các tổ chức xã hội, nhà trường xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với các tổ chức đoàn thể xã hội, đặc biệt các đoàn thể trong phường: Mặt trận, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh… Đây là lực lượng đông đảo, là sức mạnh tổng hợp cho nhà trường. Trường dựa vào các tổ chức xã hội để vận động tuyên truyền huy động mọi nguồn lực trong nhân dân như:

Hội phụ nữ: Giúp nhà trường và hướng dẫn các con cùng chăm sóc một vườn rau nhỏ trong khuân viên nhà trường Đối với hội Cựu chiến binh: Tổ chức mời các đồng chí trong hội cựu chiến binh trị chuyện, chia sẻ với học sinh về các ký ức lịch sử, những gương anh hùng ...

Trạm y tế: Nhà trường gắn bó mật thiết với Trạm y tế trong cơng tác chăm sóc sức khỏe, hằng năm trạm đều cung cấp thuốc men và đồ dung y tế cho trường.

Tổ chức cho các cháu uống vắc xin và tiêm phòng đầy đủ.

Các bậc phụ huynh là đối tượng cần có sự gắn kết mật thiết nhất, huy động tối đa trong các hoạt động lễ hội, các phong trào của nhà trường, vừa ủng hộ về sức người vừa ủng hộ về kinh phí hoạt động, tạo nên sức mạnh tổng hợp của các cá nhân trong tập thể.

- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết bị nhà trường. Thực hiện huy động tối đa điều kiện cơ sở vậ chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, gắn trách nhiệm bảo quản sử dụng có hiệu quả cho từng cá nhân. Phân công cụ thể cho từng thành viên sử dụng, khai thác, bảo quản cơ sở vậ chất và trang thiết bị theo đúng chức năng, đúng nhiệm vụ và có hồ sơ sổ sách theo dõi đầy đủ theo quy định của ngành. Hàng kỳ kiểm tra và lập văn bản để có kế hoạch bảo dưỡng, tu sửa và bổ sung kịp thời.

c. Điều kiện thực hiện

- CBQL, GV, NV nhà trường phải năng động, quan tâm và nhận thức sâu sắc về vấn đề này; linh hoạt, sáng tạo, ngoại giao tốt với các tổ chức xã hội và cơ quan đồn thể có liên quan để tranh thủ sự ủng hộ nhưng cần làm đúng qui định.

- Có nguồn kinh phí cần thiết (từ ngân sách nhà nước, từ huy động các nguồn từ cộng đồng…).

- Ban hành được quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)