Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 33 - 37)

1.4. Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại trường mầm non tư thục theo quan

1.4.2. Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori

1.4.2.1. Mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori

Các trường mầm non Montessori thường phân chia thành nhóm lớp trộn lẫn từ 0-3 tuổi, và từ 3-6 tuổi, bởi trong q trình học trộn lẫn giúp trẻ có thể quan sát và học tập lẫn nhau, trẻ nhỏ học từ trẻ lớn.

Phương pháp Montessori là phương pháp ni dưỡng tình u của trẻ em trong học tập và khuyến khích sự độc lập bằng cách cung cấp một môi

trường hoạt động và các tài liệu, để trẻ em có thể sử dụng (học tập) theo cách riêng, tốc độ riêng của mình.

Mục tiêu giáo dục của phương pháp Montessori là tạo điều kiện tối đa để trẻ tự hoạt động độc lập, chơi và học nhiều hơn với các đồ vật thật cũng như ít có sự hướng dẫn của giáo viên.

Sự khác biệt giữa phƣơng pháp giáo dục truyền thống và phƣơng pháp giáo dục Montessori có thể tóm tắt một số ý chính như sau:

Lớp học truyền thống Lớp học Montessori

Cơ có vai trị chính, trung tâm. Học sinh học thụ động, nhận thức do giáo viên áp đặt và sẽ mất tính sáng tạo, độc lập tự chủ

Cô quan sát, hướng dẫn. Học sinh học chủ động, tự chơi, tự khám phá và sẽ trở thành những người độc lập về nhận thức và tính cách

Cơ giữ gìn trật tự, kỷ cương trong lớp

Cơ khuyến khích các em tự giữ kỷ cương, chịu trách nhiệm cá nhân và xây dựng kỷ luật nội tâm

Cùng một lứa tuổi, nên hạn chế sự hợp tác giữa các bậc phụ huynh và học sinh. Các nhóm học tập cũng hạn chế

3-6 tuổi trong một lớp, khuyến khích sự hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác giúp phát triển kỹ năng học tập

Hoàn thành những bài tập với thời gian định sẵn

Tăng cường sự tập trung, không gián đoạn để hồn thành cơng việc

Kế hoạch học tập mẫu cho tất cả học

sinh Kế hoạch công việc cho từng cá nhân

Tốc độ dạy được tiêu chuẩn hóa. Sai sót được cơ sửa chữa , coi như khuyết điểm

Tốc độ dạy tùy thuộc vào sự tiếp thu của học sinh, học sinh tự nhận biết sai sót và tự sửa chữa

Học thuộc lòng, khen thưởng, kỷ luật để tăng cường sự học tập

Hiểu và cảm nhận sự thành công tăng để cường sự học tập

Sự phân giải mâu thuẫn được dạy bởi các cô theo các lớp khác nhau

Sự nhã nhặn và sự phân giải mâu thuẫn là một bộ phận cấu thành chương trình giáo dục

Việc học và rèn luyện nhằm đạt được mục tiêu cốt lõi của chương trình đào tạo

Việc học và rèn luyện nhằm tăng cường sự ham học và học tập suốt đời Thụ động trong học tập và dễ dẫn đến

không sáng tạo trong cuộc sống

Chủ động trong học tập, sáng tạo trong cuộc sống

1.4.2.2. Chương trình, nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori

Nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori tập trung vào 05 lĩnh vực như sau:

- Thực hành cuốc sống: Trẻ được học cách thắt dây giầy và mặc áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn, uống đơn giản, tự đi vệ sinh và có thể tự dọn dẹp sau khi làm bẩn.

- Giáo dục phát triển giác quan: Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ phải sử dụng cả 5 giác quan để thực hiện như ngửi mùi hương hoa, đánh cây gõ các vật dụng phát ra âm thanh, nhịp điệu,...

- Nghệ thuật ngôn ngữ: Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, được hướng dẫn cách nhận mặt chữ và tô chữ, thời kỳ đầu chuẩn bị để học đọc, đánh vần, ngữ pháp, kỹ năng viết.

- Tốn học và hình học: Trẻ được làm quen với các con số thông qua các tài liệu giảng dạy do giáo viên cung cấp.

- Các chủ thể văn hóa: Trẻ được học về các đất nước (địa lý), động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc, chuyển động, khoa học và nghệ thuật.

1.4.2.3. Phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori

Quan điểm giáo dục Montessori hướng tới giáo dục cá nhân, đề cao khả năng riêng có của từng trẻ, gồm 04 phương pháp chủ yếu, đó là:

Thứ nhất, xây dựng mơi trường giáo dục.

Trong quan điểm giáo dục Montessori, môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàng đầu, là nơi giúp trẻ phát triển, thỏa mãn nhu cầu của trẻ và loại bỏ những trở ngại ngăn cản sự phát triển của trẻ.

Môi trường giáo dục xây dựng theo quan điểm Montessori có nhiều điểm khác biệt so với truyền thống tại ba đặc trưng chính sau:

+ Việc học của trẻ thông qua sự trải nghiệm của giác quan

+ Sự trộn lẫn các lứa tuổi trong lớp học. Thứ hai, tự lập và tập trung.

Quan điểm Montessori khuyến khích giáo viên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự do hành động trong khả năng, trao quyền chủ động cho trẻ như giữ gìn lớp học sạch sẽ, gọn gàng; cho phép trẻ tự chọn công việc mà chúng muốn làm, tự quyết cách làm và thời gian hồn thành. Nhờ đó, trẻ sẽ tự do tìm hiểu, trải nghiệm và giáo viên đóng vai trị quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần. Giáo viên không nên yêu cầu trẻ bỏ dở công việc của chúng, trừ khi thực sự cần thiết.

Thứ ba, quan sát học sinh

Việc tạo mơi trường học tập trong đó trẻ tự làm các cơng việc phục vụ bản thân và làm chủ q trình học tập giúp giáo viên có nhiều tời gian để tìm hiểu nhu cầu, phương pháp học thích hợp của trẻ.

Thứ tư, bộ trò chơi phát triển năng lực.

Montessori phát triển bộ giáo cụ nhằm phát triển năm lĩnh vực, đó là giác quan, kỹ năng cuộc sống, ngơn ngữ, tốn, địa lý – văn hóa. Việc thiết kế trò chơi này đảm bảo cho trẻ tự chơi, tự kiểm chứng hành động của mình và giáo viên được đào tạo để giảng giải cho trẻ hiểu rõ ý nghĩa của từng giáo cụ, quy trình.

1.4.2.4. Kiểm tra kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori

Việc kiểm tra kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori nhằm đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori mà các giáo viên đang áp dụng tại các lớp học có được triển khai đúng theo mục tiêu, nguyên lý mà Montessori đề ra hay không. Cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra là trưởng các khối lớp hoặc trực tiếp hiệu trưởng.

Sau khi kiểm tra, trưởng nhóm và hiệu trưởng sẽ biết được thực trạng, rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh phương pháp chăm sóc – giáo dục cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho trẻ khi học theo phương pháp này.

Kết quả kiểm tra cũng giúp cho Ban lãnh đạo của nhà trường có những đánh giá quan trọng về năng lực của giáo viên, chất lượng giáo dục để có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo các giáo viên đảm bảo chuẩn Montessori.

1.4.2.5. Các điều kiện thực hiện hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori

Khi học theo phương pháp này, giáo viên không phải là người dạy trẻ mà là người tạo dựng môi trường, người hướng dẫn và quan sát trẻ. Giáo viên nỗ lực tạo ra mọi thứ mà trẻ cần và đóng vai trị người quan sát cịn trẻ được tự do hoạt động. Ngay cả khi trẻ làm sai, giáo viên cũng để trẻ tự nhận ra và tự điều chỉnh lỗi sai của mình.

Montessori đặc biệt chú trọng đến năng lực quan sát của giáo viên. Giáo viên giúp trẻ học tập tự do và mỗi đứa trẻ đều có các nhu cầu khác nhau theo từng giai đoạn, do đó nếu giáo viên không biết hành động của trẻ đã thay đổi thế nào, giáo viên không thể thực hiện tốt mọi chức năng của mình.

Khi chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp này, ngoài những cơ sở vật chất cần và đủ cho các lớp học trẻ mầm non, trường mầm non áp dụng phương pháp Montessori cần giáo cụ được thiết kế cho giảng dạy Montessori. Giáo cụ phải phù hợp với nhu cầu học tập và hoạt động của trẻ. Học cụ học tập cần được áp dụng vào đúng thời điểm theo sự phát triển của trẻ.

Montessori rất chú trọng đến việc tạo môi trường học tập cho trẻ nên mỗi lớp học theo Montessori đều phải được trang bị đầy đủ giáo cụ Montessori cho 05 lĩnh vực: thực hành cuộc sống hàng ngày, phát triển giác quan, ngơn ngữ, tốn học và văn hóa, địa lý và lịch sử,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)