Thực trạng chương trình, nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 53 - 56)

2.3. Thực trạng về hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các trường mầm non

2.3.2. Thực trạng chương trình, nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương

phương pháp Montessori

Theo phương pháp Montessori, lứa tuổi từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn hình thành tâm lý trẻ em. Trong đó, giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn phôi thai tâm lý và từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn hình thành tính cách trẻ. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ có khả năng ghi nhớ, hiểu, hình thành tư duy, tạo nên mối liên hệ giữa các hoạt động tâm lý, xuất hiện đặc điểm tâm lý, tính cách. Montessori là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở. Do đó, khi tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục theo quan điểm Montessori, giáo viên cần tạo môi trường cho trẻ hoạt động, trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức.

Để hiểu được thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục tại 04 trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa theo quan điểm Montessori, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 86 CBGV. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến của CBGV về chương trình, nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori

STT Kết quả Mức độ đánh giá (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Trẻ tích cực tham gia các hoạt động góc theo các nội dung giáo dục Montessori

34,88 46,51 17,44 1,17 2 Trẻ thao tác, thực hành hiệu quả với bộ

giáo cụ Montessori 30,23 50 16,28 3,49

3 Trẻ thực hiện các bài học kỹ năng cuộc sống 30,23 55,81 11,63 2,33 4 Trẻ thực hiện các bài học phát triển giác

quan 30,23 44,19 24,42 1,16

5 Trẻ thực hiện các bài học phát triển ngôn

ngữ 31,4 47,67 16,28 4,65

6 Trẻ thực hiện các bài học toán học 30,23 52,33 16,28 1,26 7 Trẻ thực hiện các bài học chủ đề văn hóa 23,26 47,67 23,26 5,81

Như vậy, các hoạt động chăm sóc – giáo dục theo quan điểm Montessori của các trường đều được các CBGV đánh giá với tỷ lệ khá cao, từ 70,93% đến 86,04% ở mức tốt và khá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kết quả chưa được đánh giá cao, tồn tại từ 2,33% đến 5,81% yếu vì chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục chất lượng cao cùa nhà trường.

Trong các nội dung trên, trẻ thực hiện các bài học kỹ năng cuộc sống được đánh giá cao nhất với tỷ lệ khá-tốt là 86,04%. Điều này cho thấy trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã khéo léo hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng cơ bản phục vụ cho cuộc sống của trẻ và thu hút được sự chú ý, thực hành của trẻ. Hơn nữa, cha mẹ trẻ cũng phối hợp với giáo viên để thực hiện tốt nội dung giáo dục cho trẻ tại gia đình.

Các nội dung như Trẻ tích cực tham gia các hoạt động góc theo các nội

dung giáo dục Montessori; Trẻ thao tác, thực hành hiệu quả với bộ giáo cụ Montessori, Trẻ thực hiện các bài học phát triển ngôn ngữ, Trẻ thực hiện các bài học toán học được đánh giá cao với 79,42% đến 82,56% đánh giá ở mức

độ tốt – khá. Như vậy, giáo viên đã chú trọng đến việc hướng dẫn trẻ thực hành theo bộ giáo cụ Montessori và quan tâm đến việc học tốn, phát triển ngơn ngữ bởi đây là những nội dung mà phụ huynh rất quan tâm, là tiền đề quan trọng để giúp trẻ phát triển kiến thức để học bậc Tiểu học.

Tuy nhiên, hai nội dung: Trẻ thực hiện các bài học chủ đề văn hóa và

Trẻ thực hiện các bài học phát triển giác quan có tới hơn 25% đánh giá trung

bình và yếu bởi theo quan niệm của cả giáo viên và phụ huynh, các nội dung giáo dục phát triển giác quan và các chủ đề văn hóa là những nội dung ít quan trọng hơn so với các nội dung khác. Đây là một quan niệm chưa đúng đắn bởi các nội dung này hỗ trợ nhiều cho trẻ trong việc thực hiện các nội dung khác.

2.3.3. Thực trạng phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori

Để đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục theo quan điểm Montessori của 04 trường tư thục, tác giả khảo sát ý kiến của 86 CBGV. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Tổng hợp ý kiến của CBGV về phương pháp chăm sóc – giáo dục theo quan điểm Montessori

STT Hoạt động chăm sóc – giáo dục Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá TB Yếu

1 Xây dựng môi trường giáo dục theo

Montessori 31,4 52,33 11,63 4,64

2 Tạo cơ hội cho trẻ thực hiện công việc 27,91 47,67 19,77 4,65 3 Quan sát, tìm hiểu nhu cầu và phương

pháp học thích hợp với từng học sinh 27,91 46,51 19,77 5,81 4 Nắm vững quy trình, ý nghĩa, hướng dẫn

trẻ sử dụng hiệu quả bộ giáo cụ Montessori

27,91 47,67 16,28 8,14 5 Tổ chức lớp học trộn lẫn nhóm tuổi 44,19 46,51 9,3 0

Bảng số liệu trên cho thấy, đánh giá của CBGV về tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục theo quan điểm Montessori đạt mức khá-tốt cao, từ 74,42% đến 90,7%.

Trong đó, việc tổ chức lớp học trộn lẫn nhóm tuổi được đánh giá cao

nhất với 90,7% ở mức tốt – khá. Do lớp học Montessori không quy định phân theo độ tuổi như lớp học truyền thống nên các trẻ có cùng trình độ sẽ được xếp vào một lớp, không phân biệt tuổi tác để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Giáo viên sẽ chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, khơng áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý, hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng quá nhiều, trẻ sẽ sinh ra ỷ lại và dần mất đi khả năng tự học đó. Do đó, cần tạo mơi trường, khơng gian để trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều hơn, phát huy khả năng tự học.

Việc xây dựng môi trường giáo dục theo Montessori được các trường

quan tâm nhưng vẫn cịn 11,63% đánh giá trung bình và 4,64% đánh giá yếu. Điều này chứng tỏ giáo viên của các trường vẫn đang đặt nhiều kỳ vọng vào nhà trường trong việc tạo ra môi trường giáo dục Montessori tốt hơn như cải

thiện hệ thống ánh sáng tự nhiên, điều hịa khơng khí, thiết kế các khu hoạt động học tập theo các lĩnh vực hấp dẫn hơn nữa.

Ba nội dung, tạo cơ hội cho trẻ thực hiện cơng việc; quan sát, tìm hiểu

nhu cầu và phương pháp học thích hợp với từng học sinh và nắm vững quy

trình, ý nghĩa, hướng dẫn trẻ sử dụng hiệu quả bộ giáo cụ Montessori là ba nội dung được giáo viên đánh giá chưa cao vẫn còn tỷ lệ 24,42% đến 25,58% đánh giá trung bình và yếu. Do đó, nhà trường cần đào tạo, bồi dưỡng thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 53 - 56)