Thực trạng kiểm tra kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 56 - 57)

2.3. Thực trạng về hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các trường mầm non

2.3.4. Thực trạng kiểm tra kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp

nhiều hơn, đặc biệt là kỹ năng quan sát và sử dụng bộ giáo cụ Montessori,... để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori pháp Montessori

Để đánh giá thực trạng kiểm tra kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori, tác giả phát phiếu khảo sát tới 160 phụ huynh. Kết quả như sau:

Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến của PH về kết quả hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori

STT Kết quả Mức độ đánh giá (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Thực hành cuộc sống 27,5 56,25 11,88 4,37

2 Giáo dục phát triển giác quan 27,5 43,75 23,75 5,00

3 Nghệ thuật ngôn ngữ 31,88 48,13 15 4,99

4 Tốn học và hình học 30 51,88 15 3,12

5 Các chủ đề về văn hóa 23,75 48,13 23,75 4,73 Theo kết quả khảo sát, đa số phụ huynh học sinh đều đánh giá kết quả tích cực của con em mình sau khi theo học các lớp mầm non theo quan điểm Montessori. Trong đó, kỹ năng thực hành cuộc sống và tốn học, hình học và kỹ năng ngôn ngữ được đánh giá với tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 83,75%; 81,88% và 80,01%. Tuy nhiên, kỹ năng về các chủ đề văn hóa và giáo dục phát triển giác quan chưa được đánh giá tốt, tỷ lệ trung bình – yếu cịn chiếm

khá cao, 28,48% và 28,75%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả đánh giá hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội theo quan điểm Montessori của 86 CBGV.

Như vậy, qua nghiên cứu thực trạng hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori, có thể rút ra kết luận rằng các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của 04 trường tư thục trên địa bàn quận Đống Đa theo quan niệm Montessori là khá tốt, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, để gắn với việc thực hiện phương pháp giáo dục Montessori hướng tới việc cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao, các CBQL các trường cần phải quan thêm đầu tư thêm giáo cụ Montessori, thiết kế hài hòa phòng học, khu vui chơi dành cho trẻ, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBGV và cha mẹ trẻ về hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori cũng nhưu tạo điều kiện để GV được bồi dưỡng thêm những kiến thức, kỹ năng giáo dục theo Montessori...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)