Đổi mới trong công tác quản lý, phân công, phân cấp trách nhiệm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 87 - 89)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm

3.2.3. Đổi mới trong công tác quản lý, phân công, phân cấp trách nhiệm cho

cho từng tổ bộ phận để phát huy vai trò tự quản lý

a. Mục đích

Để chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori một cách hiệu quả tồn diện, cần phải có sự thay đổi cơ bản trong cơng tác quản lý, đặc biệt là vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bộ phận, để tự giác thực hiện những nhiệm vụ được phân công một cách tốt nhất mà khơng cần có sự giám sát quá chặt chẽ của Ban giám hiệu.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Muốn có sự thay đổi và đổi mới được cơ bản cơng tác quản lý, thì người Hiệu trưởng cần phải xây dựng được kế hoạch chiến lược quản lý, phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng cụ thể.

Cần huy động và khích lệ tối đa ý thức trách nhiệm của các Hiệu phó, các tổ trưởng các bộ phận, người đứng đầu những tổ chức đoàn thể trong nhà trường, cùng đồn kết gắn bó và cộng đồng trách nhiệm. Thực chất để làm được việc này cần giao quyền và trách nhiệm cho các cá nhân đó và có các chế tài khen thưởng, chế độ đãi ngộ để họ tích cực tham gia và làm việc một cách tự giác.

Nêu cao tinh thần dân chủ trong công việc, để GV, NV phát huy được sáng tạo, sở thích bản thân.. từ đó lựa chọn những nhân tố tích cực để bồi dưỡng xây dựng điển hình sau đó tìm cách nhân rộng điển hình.

Tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt tổ để mọi người cùng nhau triển khai nội dung hay nhiệm vụ, cũng như rút kinh nghiệm những hạn chế tồn tại, khắc phục nhược điểm và học hỏi lẫn nhau.

c. Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch phân công cụ thể cho từng thành viên. Ra các quyết định thành lập các tổ có tổ trưởng, tổ phó và các thành viên, yêu cầu hàng tháng tổ chức họp từ 1-2 lần để cùng nhau đánh giá những mặt đã làm tốt và đưa ra cách khắc phục những điểm còn tồn tại.

Người Hiệu trưởng phải linh hoạt, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, phải chủ động trong quá trình tổ chức, thực hiện. Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể từng thành viên, lên kế kiểm tra, đôn đốc cho từng thời điểm. Xây dựng chế tài phù hợp để đánh giá đúng chất lượng làm việc của từng cá nhân, tạo điều kiện để mọi thành viên làm việc hiệu quả. Các lực lượng cần có nhận thức đúng về vai trị trách nhiệm chăm sóc – giáo dục trẻ, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 87 - 89)