3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm
3.2.2. Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên về hoạt
động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori
a. Mục đích
Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV, NV trong trường để thực hiện tốt nhiệm vụ, yêu cầu trong quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori.
Tạo ra đội ngũ CBGV, NV nịng cốt để thực hiện có hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori tại các trường.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Lập kế hoạch là việc làm hết sức cần thiết, làm việc gì muốn thành cơng cũng cần có kế hoạch cụ thể, chính vì vậy cần đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo bồi dưỡng lập kế hoạch trong chăm sóc - giáo dục trẻ. Cần động viên khuyến khích tạo điều kiện cho thành viên trong trường được học tập để nâng cao trình độ.
Xây dựng chiến lược bồi dưỡng việc lập kế hoạch sao cho sát với thực tế, có sự đầu tư cho lập kế hoạch theo từng giai đoạn cụ thể: Năm học, học kỳ, tháng, tuần, ngày hay từng chủ đề. Kế hoạch sau khi đã lập xong cần được Ban Giám hiệu, các tổ chun mơn duyệt để cùng góp ý và điều chỉnh; Kế hoạch đã đề ra là thực hiện được, thực hiện theo đúng kế hoạch. Ban Giám
Hiệu cần quan tâm xây dụng những điển hình tiến tiến và nhân rộng. Có sự giám sát chặt chẽ, cũng như kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các cá nhân để kịp thời điều chỉnh.
Thường xuyên mời chuyên gia bồi dưỡng bổ sung kiến thức cho CBQL, GV, NV giúp họ nắm vững lại đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi mầm non qua đó có thể đưa ra những biện pháp tối ưu tác động đến trẻ một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất. Biện pháp này sẽ giúp cho các CBQL, GV, NV hiểu rõ và hình dung một cách dễ dàng những nội dung công việc cần phải làm sau khi được phân công nhiệm vụ. Đồng thời áp dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chăm sóc - giáo dục trẻ hiệu quả cao nhất.
Ban Giám Hiệu đặc biệt là Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch, triển khai hướng dẫn các tổ, bộ phận xây dựng kế hoạch làm việc của cá nhân mình, kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng sau mỗi đợt và có thu hoạch hay tổ chức hội thi dưới nhiều hình thức khác nhau để mọi người cùng nhau thi đua.
Tổ chức các buổi học hỏi, dự hoạt động của các gương điển hình để cùng trao đổi kinh nghiệm, tọa đàm nhằm giúp mỗi các nhân nâng thường xuyên linh hoạt trong cao nhận thức.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chăm sóc, ni dưỡng trẻ của các trường MN trong bối cảnh hiện nay. Việc giáo dục kỹ năng sống cần được lên kế hoạch lồng ghép linh hoạt, bài bản, đạt hiệu quả cao sẽ giúp cho trẻ đang trong q trình hình thành và phát triển, hồn thiện nhân cách dễ dàng vượt qua, thích nghi được với những khó khăn trong cuộc sống, tăng cường năng lực tâm lí - xã hội và xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho trẻ. Chính vì vậy công tác đào tạo đội ngũ giáo viên, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non cũng như lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống là rất cần thiết các nhà trường cần đặc biệt quan tâm và
tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sư phạm này cho giáo viên.
Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, khuyến khích các cá nhân hoạt động tích cực, tự đưa ra những vấn đề khó khăn và cùng nhau tìm cách tháo gỡ.
Giúp giáo viên trang bị thêm kiến thức, giải quyết những tình huống mà thực tiễn cơng tác chăm sóc - giáo dục trẻ gặp phải để cùng tìm ra những biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả cao nhất đặc biệt cho các giáo viên trẻ. Tổ chức các buổi kiến tập trong trường để nhân rộng điển hình tốt, cũng như các buổi kiến tập trường bạn để cùng chia sẻ học hỏi sinh nghiệm lẫn nhau.
Bên cạnh các loại sách giáo khoa, tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn, lãnh đạo nhà trường mua bổ sung thêm vào thư viện nhà trường các loại sách chuyên khảo về Tâm lý học lứa tuổi, sách nghiệp vụ cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ MN, sách về y tế học đường ... và tạo điều kiên thuận lợi cho đội ngũ CBQL, GV, NV của nhà trường có thể tiếp cận, tìm hiểu một các dễ dàng nhất.
Tổ chức một buổi tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV, NV ngay từ đầu năm học sau khi phân công nhiệm vụ, học tập những nội dung và phương pháp cơng chăm sóc - giáo dục trẻ. Ngồi cung cấp thông tin, cần tổ chức cho các CBQL, GV, NV trao đổi, thảo luận những nội dung đã học.
Các kỹ năng cụ thể cần tập trung tập huấn: Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý trẻ; Kỹ năng xây dựng kế hoạch cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục kỹ năng sống; Kỹ năng tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh; Kỹ năng tổ chức khám sức khỏe, cân, đo, vào biểu đồ tăng trưởng; Kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục khác; Kỹ năng đánh giá kết quả chăm sóc ni dưỡng…
Ban Giám Hiệu nhà trường cùng các tổ chuyên môn họp bàn, xây dựng kế hoạch lựa chọn các nội dung lồng ghép kỹ năng sống phù hợp vào chương trình. Nhiệm vụ hình thành kỹ năng sống cho trẻ bao gồm: Hình thành, củng
cố thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp, lành mạnh, mang tính xây dựng; Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an tồn; Sau đó hướng dẫn GVCN lớp, các bộ phận, tổ chức, đoàn thể nhà trường triển khai các nội dung hình thành kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động trong nhà trường.
c. Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng phải luôn là người tiên phong tích cực học tập, ủng hộ các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng chăm sóc ni dạy trẻ, khơng ngại khó, khơng ngại vất vả, sát sao trong công tác chỉ đạo, tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo quan điểm Montessori.
Lãnh đạo nhà trường phải nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV, NV, tạo điều kiện, bố trí hợp lý các nguồn lực để thực hiện nội dung này.
Xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí cần thiết để thực hiện
Đội ngũ CBQL, GV, NV có nhu cầu, có nguyện vọng được đào tạo, bồi dưỡng. Tâm huyết với nghề, tích cực học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ, nghiêm túc trong học tập bồi dưỡng.
Chế độ cho công tác bồi dưỡng phù hợp, được tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ.