Thực trạng các điều kiện thực hiện hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 57 - 66)

2.3. Thực trạng về hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các trường mầm non

2.3.5. Thực trạng các điều kiện thực hiện hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ

trẻ theo phương pháp Montessori

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori

Theo quan điểm của nhà giáo dục Maria Montessori, cần sáng tạo môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc cho trẻ. Phịng học Montessori có khơng gian rộng rãi để trẻ thực hành với các giáo cụ theo các mục tiêu được xác định rõ ràng. Hầu hết 04 trường được khảo sát đều được thành lập theo quan điểm Montessori, hướng đến việc cung cấp một môi trường giáo dục chất lượng cao nên đa số các trường này đều được đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đảm bảo mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đề ra.

Qua quan sát 04 trường tư thục đang áp dụng phương pháp chăm sóc – giáo dục theo quan điểm Montessori, Trường mầm non Future Kids, Peace Montessori Pre-school, Trường Mầm Non Vinschool và Trường mầm non

quốc tế Việt Anh Montessori, có thể thấy, các phịng học trong các trường đều được thiết kế thống mát với diện tích từ 75 – 100 m2. Phịng học được trang bị đầy đủ các giáo cụ và các thiết bị giảng dạy hiện đại đạt tiêu chuẩn Montessori quốc tế. Tại mỗi tầng, các phòng học kết hợp với khu sinh hoạt cộng đồng đa chức năng “Common” khuyến khích các hoạt động học tập tập thể theo chủ đề và các sự kiện cộng đồng lớn.

Về cơ sở vật chất của trường gồm: Phòng Montessori, thư viện trong lớp học, phòng thanh nhạc, phòng múa/dance, phòng ẩm thực, khu nghệ thuật sáng tạo, nhà bóng, khu sinh hoạt cộng đồng đa chức năng “common”, sân khấu chuyên nghiệp, hội trường lớp, phòng giặt sấy, hệ thống bếp ăn một chiều, hệ thống camera an ninh, hệ thống wifi phủ sóng tồn khn viên trường, hệ thống tổng đài liên lạc, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống điều hịa trung tâm.

Ngồi ra, các trường mầm non này cịn có khn viên trường học và các tiện ích khác bao gồm bể bơi thơng minh ngồi trời, hệ thống cây xanh, thảm cỏ với thiết kế cảnh quan hiện đại, khu vui chơi liên hồn ngồi trời: cầu trượt, xích đu,.., khu vui chơi cát, nước, vườn thực nghiệm, chuồng nuôi động vật,…

Khảo sát 86 CBGV và 160 cha mẹ học sinh về mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục theo quan điểm Montessori của 04 trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến của CBGV và phụ huynh học sinh về cơ sở vật chất, trang thiết bị

STT Nội dung Đối tƣợng

khảo sát

Mức độ đáp ứng (%) Tốt Khá TB Yếu

1 Phòng học theo tiêu chuẩn Montessori

CBGV 46,34 38,21 15,45 0 PH 33,33 52,03 14,64 0 2 Bộ giáo cụ theo tiêu chuẩn

Montessori CBGV 36,18 54,07 9,57 0 PH 36,99 54,88 8,13 0 3 Phòng nghệ thuật sáng tạo: múa, thanh nhạc,… CBGV 24,39 56,1 19,51 0 PH 31,3 46,34 22,36 0 4 Phòng sinh hoạt chung đa

chứng năng

CBGV 28,46 57,72 13,82 0 PH 33,33 57,72 8,95 0

5 Phòng thư viện CBGV 20,33 53,66 26,01 0

PH 29,27 49,19 21,54 0 6 Khu vui chơi liên hoàn CBGV 24,39 62,2 13,41 0 PH 30,89 58,13 10,98 0 7 Khu vui chơi ngoài trời CBGV 24,39 60,16 15,45 0 PH 17,89 58,94 23,17 0 Qua bảng trên, có thể thấy, cả cha mẹ trẻ và CBGV của 04 trường mầm non tư thục theo quan điểm Montessori đều đánh giá khá cao mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo cụ phục vụ cho hoạt động dạy học theo phương pháp Montessori với 73,99% đến 91,87% đánh giá ở mức Khá và Tốt, còn lại ở mức Trung bình. Trong đó, bộ giáo cụ theo tiêu chuẩn Montessori được CBGV và phụ huynh đánh giá cao hơn cả với 90,25% và 91,87% ý kiến đánh giá là đáp ứng Tốt và Khá. Điều này chứng tỏ các trường đã đầu tư mua sắm hệ thống giáo cụ Montessori đa dạng, đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Phòng sinh hoạt đa chức năng và khu vui chơi liên hoàn cũng được đánh giá cao.

Có ba nội dung bị đánh giá thấp hơn cả là phòng nghệ thuật sáng tạo, phòng thư viện và khu vui chơi ngồi trời bởi cịn từ 15,45% đến 26,01% đánh giá chỉ ở mức trung bình. Do đó, nhà trường cần quan tâm và có biện pháp để điều chỉnh lại những nội dung này hơn nữa để giúp hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori được thuận lợi.

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường mầm non tư thục theo quan điểm Montessori

Với sự phát triển nhanh về quy mô trường lớp, hệ thống cơ sở vật chất của các trường mầm non tư thục theo quan điểm Montessori trên địa bàn quận Đống Đa, số lượng đội ngũ giáo viên mầm non tại các trường này cũng tăng lên.

Để trở thành giáo viên mầm non giảng dạy theo phương pháp Montessori, người giáo viên phải đạt chuẩn đào tạo giáo viên mầm non theo quy định chung của bộ GD&ĐT, và phải tham gia các khóa đào tạo giáo viên Montessori, có chứng chỉ đào tạo do Hiệp hội Montessori có uy tín trên thế giới cấp.

Cơ cấu đội ngũ giáo viên của 04 trường khảo sát như sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu đội ngũ giáo viên Montessori

Trƣờng MN Tổng số GV GV đạt chuẩn Montessori

Độ tuổi Thâm niên công tác Chuẩn đào tạo GVMN < 30 30-45 > 45 < 3 3-5 >5 Trên chuẩn Đạt chuẩn Chƣa đạt Trƣờng mầm non Future Kids 63 57 29 26 8 32 25 6 54 9 0 Peace Montessori Pre-school 56 48 26 25 5 28 24 4 46 10 0 Trƣờng Mầm Non Vinschool 53 53 27 23 3 35 15 3 48 5 0 Trƣờng mầm non quốc tế Việt Anh Montessori 48 43 19 21 8 27 15 6 41 7 0 Tổng 220 201 101 95 24 122 79 19 189 31 0 Tỷ lệ 100 91,36 45,91 43,18 10,91 55,45 35,91 8,64 85,91 14,09 0

Bảng số liệu trên cho thấy, 100% giáo viên MN ở bốn trường MN tư thục theo quan điểm Montessori đều đạt chuẩn giáo viên mầm non theo quy định chung của Bộ GD&ĐT, trong đó tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ khá cao, 85,91%. Tuy nhiên, chỉ có 91,36% giáo viên đạt chuẩn Montessori và 8,64% giáo viên chưa đạt chuẩn Montessori. Điều này ít nhiều gây ra ảnh

hưởng đến chất lượng giáo dục theo quan điểm Montessori ở các trường. Do đó, cần có những biện pháp để tạo điều kiện cho 100% giáo viên tại các trường mầm non tư thục theo quan điểm Montessori đều đạt chuẩn Montessori và tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng về phương pháp chăm sóc – giáo dục cho giáo viên.

Về độ tuổi, đa số giáo viên của 04 trường tương đối trẻ: dưới 30 tuổi chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 45,91%, từ 30 đến 45 tuổi chiếm 43,18% và trên 45 tuổi chiếm 10,91%. Về thâm niên cơng tác, có thể thấy đa số giáo viên có dưới 3 năm gắn bó (55,45%), số giáo viên công tác từ 3 đến 5 năm chiếm 35,91% và có 8,64% giáo viên cơng tác trên 5 năm. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên của các trường tư thục theo quan điểm Montessori khá trẻ. Đây là một lợi thế cho các trường vì đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, ham học hỏi, nhanh và dễ tiếp thu được những cái mới, nhiệt huyết. Đội ngũ giáo viên cũng khá đồng đều về chất lượng, đều đạt chuẩn giáo viên mầm non theo quy định, đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ đào tạo của phương pháp giáo dục Montessori nên tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tiến hành các hoạt động chăm sóc – giáo dục theo quan điểm Montessori.

Để có được đánh giá về năng lực chun mơn của các giáo viên, tác giả tiến hành thêm một khảo sát với 86 CBGV của 04 trường. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến của CBGV về năng lực chuyên môn của GV Montessori

STT Năng lực chuyên môn của giáo viên Montessori

Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá TB Yếu

1 Kỹ năng xây dựng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ

32,56 46,51 19,77 1,16 2 Khả năng tổ chức hoạt động chăm sóc –

giáo dục trẻ đạt hiệu quả 24,42 47,67 25,58 2,33 3 Khả năng tạo môi trường học tập

Montessori cho trẻ hoạt động 19,77 63,95 16,28 0 4 Khả năng hướng dẫn sử dụng đồ dùng, đồ

chơi Montessori cho trẻ hoạt động 17,44 61,63 19,77 1,16 5 Kỹ năng phối hợp giữa các GV 22,09 58,14 17,44 2,33 6 Khả năng chăm sóc – giáo dục giúp trẻ

phát triển từng cá nhân 22,09 55,81 22,1 0 7 Khả năng đối xử công bằng giữa các trẻ 27,91 52,33 19,76 0 8 Khả năng tạo môi trường an toàn về tâm

lý cho trẻ 44,19 38,37 17,44 0

9 Khả năng quản lý lớp và sự phối hợp với

phụ huynh 25,58 47,67 22,09 4,66

10 Năng lực quan sát, đánh giá trẻ, xác định

kết quả chăm sóc – giáo dục 19,77 50 24,42 5,81 Qua bảng số liệu trên, các nội dung đánh giá năng lực của giáo viên các trườn mầm non tư thục theo quan điểm Montessori đều được đánh giá khá cao ở mức tốt và khá, chiếm từ 69,77% đến 83,72%. Trong đó:

Khả năng tạo môi trường học tập Montessori cho trẻ hoạt động và Khả năng tạo mơi trường an tồn về tâm lý cho trẻ được đánh giá với tỷ lệ lớn nhất, 83,72% và 82,56%. Điều này chứng tỏ, các trường mầm non tư thục theo quan điểm Montessori đều chú trọng và quan tâm tạo môi trường học tập tốt cho trẻ trải nghiệm. Điều này hoàn toàn phù hợp với triết lý giáo dục theo phương pháp Montessori.

Kỹ năng phối hợp giữa các GV, Khả năng đối xử công bằng giữa các trẻ, Kỹ năng xây dựng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ, Khả năng chăm sóc

– giáo dục giúp trẻ phát triển từng cá nhân là các nội dung được đánh giá ở

mức tương đối cao từ 77,9% đến 80,24%. Đây là những kỹ năng quan trọng của giáo viên mầm non nói chung và của giáo viên Montessori nói riêng và nhìn chung các giáo viên Montessori đang thực hiện khá tốt các kỹ năng này.

Các nội dung như Năng lực chuyên môn của giáo viên Montessori, Khả

năng quản lý lớp và sự phối hợp với phụ huynh, Năng lực quan sát, đánh giá trẻ, xác định kết quả chăm sóc – giáo dục được đánh giá với tỷ lệ thấp hơn, mức độ đánh giá trung bình – yếu chiếm từ 26,75% đến 30,23%, trong đó tỷ lệ đánh giá yếu chiếm từ 2,33% đến 5,81%. Trong phương pháp Montessori, việc hướng dẫn trẻ sử dụng giáo cụ Montessori là hoạt động quan trọng, bởi việc học theo phương pháp này đòi hỏi trẻ tự khám phá và học kiến thức thông qua việc thao tác, sử dụng bộ giáo cụ Montessori nên việc giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng các giáo cụ có hiệu quả là việc làm cần được ưu tiên. Hơn nữa, việc quan sát, đánh giá trẻ, xác định kết quả chăm sóc – giáo dục là vơ cùng quan trọng bởi giáo viên không nên can thiệp quá nhiều vào hoạt động của trẻ mà giáo viên nên đóng vai trị là người quan sát, định hướng trẻ đến nội dung học tập để trẻ tự lĩnh hội kiến thức. Do đso, năng lực quan sát, khả năng đánh giá của giáo viên nên được chú trọng rèn luyện để mang lại hiệu quả chăm sóc- giáo dục tốt hơn.

Tại các trường mầm non tư thục theo quan điểm Montessori nói chung và tại 04 trường đang được khảo sát trong nghiên cứu này nói riêng, bên cạnh phương pháp dạy trẻ theo chuẩn Bộ GD&ĐT, giáo viên còn được tham gia vào các lớp học về kỹ năng dạy trẻ theo các phương pháp của nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ,... Đặc biệt, đội ngũ giáo viên của các trường này còn được đào tạo, hướng dẫn theo chuẩn PPGD Montessori Quốc tế do các chuyên gia hàng đầu giảng dạy và được cấp chứng chỉ giáo viên Montessori Quốc tế của Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ (MIA).

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trong bảng 2.4, cán bộ quản lý ở hai trường mầm non Future Kids và Peace Montessori Pre-school cần quan tâm

hơn nữa tới việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn Montessori vì cịn lần lượt 9 và 10 giáo viên tại hai trường này chưa đạt chuẩn theo Montessori. Đồng thời, cán bộ quản lý các trường cần chú ý rằng, số lượng giáo viên trẻ còn nhiều nên cần phải thực hiện bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori thường xuyên hơn, với hình thức đa dạng hơn và tạo điều kiện để các giáo viên tự trau dồi kinh nghiệm, kiến thức.

Là một trường mầm non áp dụng theo quan điểm Montessori trong hoạt động chăm sóc – giáo dục vừa là thách thức và vừa là động lực để CBGV của trường phấn đấu thực hiện tốt những mục tiêu giáo dục đã đề ra. Việc CBGV gặp khó khăn trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ theo quan điểm Montessori là điều không thể tránh khỏi bởi họ vừa phải đảm bảo giảng dạy theo phương pháp Montessori, vừa phải đảm bảo theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT. Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân khó khăn của giáo viên Montessori, tác giả đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến đánh giá 86 CBGV của 04 trường Montessori. Kết quả thu được được tổng hợp trong bảng 2.6 dưới đây.

Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến của CBGV về nguyên nhân khó khăn của GV Montessori

STT Nguyên nhân khó khăn

Mức độ đánh giá (%) Rất Quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Khơng quan trọng

1 Kiến thức chuyên môn tốt 46,51 47,67 5,82 0 2 Được đào tạo Montessori theo hệ

thống 38,37 61,63 0 0

3 Thời gian, cường độ lao động hợp lý 25,58 58,14 16,28 0 4 Số trẻ/lớp hợp lý so với quy định 22,36 63,95 13,69 0 5 Diện tích lớp đủ rộng so với quy định 25,58 58,14 16,28 0 6 Giáo cụ tiêu chuẩn Montessori đầy đủ 50 46,51 3,49 0 7 Sự giám sát, kiểm tra của BGH 36,05 52,33 31 0 8 Cơ chế chính sách thỏa đáng 44,19 38,37 17,44 0

Bảng số liệu trên cho thấy, đa số các ý kiến của CBGV 04 trường mầm non tư thục theo quan điểm Montessori đánh giá các nội dung ở mức quan trọng và rất quan trọng từ 82,56% đến 100%. Điều này chứng minh rằng các nội dung trên rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học theo quan điểm Montessori trong trường.

Trong các nguyên nhân trên, kiến thức chuyên môn tốt, được đào tạo Montessori theo hệ thống, giáo cụ tiêu chuẩn Montessori đầy đủ là những nguyên nhân được đánh giá ở mức cao nhất. Điều này hồn tồn phù hợp bởi nếu giáo viên khơng được đào tạo về phương pháp giáo dục Montessori một cách bài bản theo chương trình chuẩn của Hiệp hội Montessori uy tín trên thế giới, giáo viên khơng thể chăm sóc hay giáo dục trẻ theo triết lý, tinh thần mà phương pháp Montessori đề ra. Việc thiếu giáo cụ Montessori cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả giáo dục bởi phương pháp giáo dục Montessori chú trọng đến việc tạo dựng môi trường giáo dục để trẻ tự trải nghiệm, lĩnh hội kiến thức qua quá trình hoạt động với các giáo cụ Montessori theo chủ đề học tập. Do đó, đây là hai nội dung mà CBQL của các trường cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo chất lượng giáo dục theo quan điểm Montessori mà nhà trường thực hiện.

Các nội dung khác cũng được đánh giá cao bởi đây đều là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả chăm sóc – giáo dục theo quan điểm Montesori của các trường. Do đó, CBQL của các trường cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục trong nhà trường, chú ý xây dựng và thiết kế phòng học đủ rộng theo chuẩn của lớp học Montessori, phân chia tỷ lệ trẻ/lớp phù hợp với lớp học và giáo viên; đảm bảo các chính sách để giáo viên n tâm cơng tác và có thêm động lực cống hiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận đống đa, thành phố hà nội theo quan điểm montessori (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)