Tính các chỉ tiêu quyết định lựa chọn phương án công suất

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 25 - 29)

+ Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn: - Lợi nhuận max

- Chi phí đơn vị min

+ Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn:

Để đưa ra quyết định lựa chọn các phương án, người ta sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng cụ thể sau:

- Chỉ tiêu Maximax (chỉ tiêu lạc quan): Trường hợp này doanh nghiệp sẽ lựa

chọn phương án cơng suất có giá trị tiền tệ mong đợi thu được lớn nhất. Doanh nghiệp có mức chấp nhận rủi ro cao, tin tưởng sẽ thu được lợi nhuận cao nhất với phương án công suất lựa chọn. Phương pháp lựa chọn là tính tốn giá trị tiền tệ thu được lớn nhất của từng phương án và lựa chọn phương án có lợi nhuận cao nhất.

Maximax = Max(max)

- Chỉ tiêu Maximin (chỉ tiêu bi quan): Trường hợp này doanh nghiệp lựa

chọn phương án cơng suất có giá trị thua lỗ thấp nhất. Với chỉ tiêu này, doanh nghiệp có mức bảo hiểm thấp, chấp nhận phương án công suất sao cho mức thua lỗ nếu xảy ra sẽ thấp nhất. Phương án được lựa chọn là phương án có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất trong những giá trị mong đợi nhỏ nhất mà mỗi phương án thu được.

Maximin = Max(min)

- Chỉ tiêu may rủi ngang nhau: Theo chỉ tiêu này, doanh nghiệp chấp nhận

một mức mạo hiểm trung bình. Người ta chọn phương án có giá trị tiền tệ mong đợi trung bình lớn nhất trong các phương án đưa ra.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 25

- Chỉ tiêu Minimax (giá trị cơ hội bỏ lỡ thấp nhất): Trong trường hợp sử dụng chỉ tiêu này, doanh nghiệp cố gắng tìm chọn phương án cơng suất sao cho trong những tình huống khác sẽ thu được giá trị tiền tệ mong đợi mức đảm bảo yêu cầu tối thiểu hoá những giá trị cơ hội có thể bị bỏ lỡ trên thị trường. Phương pháp lựa chọn được tiến hành bằng cách lập bảng các giá trị có thể bị bỏ lỡ. Đối với từng tình huống xảy ra sẽ xác định giá trị cơ hội bỏ lỡ của từng phương án bằng cách lấy giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất trừ đi giá trị của các phương án còn lại, sau đó sẽ lựa chọn giá trị nhỏ nhất từ các giá trị lớn nhất theo các phương án trong từng tình huống vừa xác định được.

Manimax = Min(max) + Ra quyết định trong điều kiện rủi ro

Để lựa chọn cơng suất, người ta tính tổng giá trị tiền tệ mong đợi của từng phương án bằng cách lấy xác suất nhân với giá trị mong đợi của từng tình huống, rồi cộng các giá trị đó lại theo từng phương án. Quyết định sẽ lựa chọn phương án nào có tổng giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất. Có thể biểu diễn cách tính bằng cơng thức sau:

Trong đó:

EMVi : là giá trị tiền tệ mong đợi của phương án i

EMVij : là giá trị tiền tệ mong đợi theo tình huống j của phương án i Sij : là xác suất theo tình huống j của phương án i

+ Chuyển ra quyết định lựa chọn công suất từ điều kiện không chắc chắn sang điều kiện chắc chắn

Khi doanh nghiệp khơng có thơng tin chính xác về tình hình thị trường sẽ phải lựa chọn phương án công suất trong điều kiện không chắc chắn. Việc lựa chọn này có những mức độ mạo hiểm nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế có thể có các tổ chức, cơ quan tư vấn hoặc điều tra nghiên cứu thị trường có được những thơng tin chắc chắn về nhu cầu trên thị trường muốn bán lại thơng tin đó cho doanh nghiệp. Mua lại thơng tin chính xác đó sẽ giúp doanh nghiệp chuyển từ ra quyết định lựa chọn phương án công suất trong điều kiện chắc chắn. Kết quả của quyết định lựa chọn phương án công suất sẽ là chắc chắn khơng cịn chấp nhận rủi ro nữa. Nhưng để có được thơng tin đó, doanh nghiệp phải trả một giá nhất định. Giá tối đa phải trả khi mua thơng tin chính xác gọi là giá trị mong đợi của thơng tin hồn hảo. Chỉ tiêu này được tín theo cơng thức sau:

EVPI = EMVC – EMVr Trong đó:

EMPI: Giá trị của thơng tin hồn hảo;

EMVC: Giá trị mong đợi trong điều kiện chắc chắn được tính theo cơng thức: Max S EMV EMV ij n j i ij i    .

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 26

EMVr: Giá trị mong đợi trong điều kiện rủi ro.

EMVmj: Giá trị mong đợi lớn nhất trong tình huống ở điều kiện chắc chắn. Sj: Xác suất của tình huống j tương ứng với giá trị mong đợi EMVmj

Ngồi cách trình bày bằng bảng, trong nhiều trường hợp, khi lựa chọn quyết định sử dụng cây quyết định có nhiều thuận lợi hơn.

Cây quyết định là cách trình bày bảng sơ đồ quá trình ra quyết định. Ra quyết định trong đó cho biết phương án quyết định lựa chọn, các tình huống ra quyết định, xác suất tương ứng với giá trị mong đợi của từng tình huống trong mỗi phương án quyết định lựa chọn.

Trong cây quyết định có các nút quyết định và các nút tình huống.

Nút quyết định là điểm mà ở đó có thể có nhiều phương án lựa chọn khác nhau và được ký hiệu bằng

Nút tình huống là điểm mà ở đó xảy ra các tình huống khác nhau được lý hiệu

Để sử dụng cây quyết định trong lựa chọn phương án công suất, cần thực hiện các bước cơ bản sau:

- Vẽ cây quyết định;

- Ghi các giá trị mong đợi và xác suất tương ứng cho từng tình huống; - Tính giá trị tiền tệ mong đợi của từng tình huống;

- Tính giá trị mong đợi ở từng nút tình huống. Cách tính được làm từ phải qua trái;

- Lựa chọn phương án có giá trị mong đợi ở từng nút tình huống lớn nhất. Kết quả đúng như cách giải theo công thức trên là chọn phương án 2, xây dựng doanh nghiệp vừa vì tổng giá trị mong đợi ở phương án này cao nhất là 105

Ví dụ: Doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn các phương án công suất trong điều kiện khơng chắc chắn. Sau khi phân tích tình hình thị trường các số liệu thu được như sau:

Phương án Nhu cầu thị trường (Trđ)

Thấp Trung bình Cao

I. CS thấp 100 100 100

II. CS T.Bình 70 120 120

I. CS cao - 40 20 160

a. Chọn phương án công suất hợp lý trong ĐK không chắc chắn?

j n j i mj C EMV S EMV  .  

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 27

b. Chọn phương án công suất hợp lý trong điều kiện rủi ro? Biết xác suất cho 3 khả năng thị trường như sau: Thị trường thấp 20%; trung bình 50%; cao 30%.

c. Một công ty tư vấn qua điều tra biết chắc chắn tình hình nhu cầu trên thị trường và chào bán thông tin này cho DN A với giá 15 triệu đồng. Vậy DN A có nên mua thơng tin với giá đó hay khơng và giá tối đa mà doanh nghiệp có thể trả là bao nhiêu?

d. Vẽ cây quyết định thể hiện phương án công suất hợp lý sẽ lựa chọn?

3.3.2 Phân tích hồ vốn trong lựa chọn cơng suất

Phân tích hồ vốn là tìm ra mức cơng suất mà ở đó doanh nghiệp có chi phí đúng bằng doanh thu. Phương pháp này được sử dụng để xác định những quyết định ngắn hạn về cơng suất.Khi phân tích hồ vốn cần phải đánh giá được chi phí cố định chi phí biến đổi và doanh thu.

Chi phí cố định là chi phí khơng phụ thuộc vào mức cơng suất sản xuất của doanh nghiệp. Đó là chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc…

Chi phí biến đổi là khoản chi phí thay đổi theo mức cơng suất sản xuất. Chi phí này bao gồm tiền lương, nguyên vật liệu…

Gọi FC: Tổng chi phí cố định

v: Chi phí biến phí đơn vị sản phẩm TC: Tổng chi phí

TR: Doanh thu

p: Giá bán đơn vị sản phẩm Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất

Tại điểm hồ vốn có: Tổng doanh thu = Tổng chi phí. TR= TC Ta có: TR = Q.p TC = FC + Q.v Hay p.Qhv = FC + Qhv.v Sản lượng hòa vốn

Doanh thu hòa vốn: Đồ thị hòa vốn biểu diễn như sau:

v p FC Qhv   p v FC p v p FC p Q TRhv hv      1 . . D = v . Q C = VC + F D, C, đ

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 28

Hình 3.2. Đồ thị điểm hồ vốn

Ví dụ: Lốp xe máy do Nhà máy Cao su Sao Vàng sản xuất có chi phí cố định cả năm là 300.000.000 đồng. Chi phí nguyên liệu là 800.000 đồng/chiếc. Chi phí tiền lương là 100.000 đống/chiếc. Giá bán một lốp là 1.500.000 đồng/chiếc.

Hãy tính doanh thu và sản lượng hoà vốn của nhà máy?

Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng, ta có thể tính doanh thu hồ vốn theo cơng thức:

Trong đó:

pi: Giá bán đơn vị mặt hàng i vi: Biến phí đơn vị mặt hàng i

Wi: % doanh thu của mặt hàng i trong tổng doanh thu của DN ở thời kỳ trước.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)