Thực chất và vai trò của điều độ sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 63 - 66)

. Các điều kiện tự nhiên

2. Lượng đặt theo kích cỡ là 200 khung gỗ và 100 thanh gỗ.

6.2.1. Thực chất và vai trò của điều độ sản xuất

Thực chất điều độ sản xuất là tồn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các cơng việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến bộ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Điều độ sản xuất phải giải quyết tổng hợp các mục tiêu trái ngược nhau như giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, chi phí dự trữ, thời gian sản xuất, đồng thời với sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của điều độ sản xuất là tìm ra các phương án khả thi đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các mục tiêu trên. Trong quá trình điều độ thường có rất nhiều phương án được đặt ra. Mỗi phương án phù hợp với những điều kiện cụ thể và có những mặt tích cực riêng.

Nhiệm vụ chủ yếu của điều độ sản xuất là lựa chọn phương án tổ chức, triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra nhằm khai thác, sử dụng tốt nhất khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp; giảm thiểu thời gian chờ đợi vơ ích của lao động, máy móc, thiết bị và lượng dự trữ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 63

- Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các cơng việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng các công việc, tổng thời gian phải hồn thành các cơng việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc, cũng như thứ tự thực hiện các công việc.

- Dự tính số lượng máy móc, thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hồn thành khối lượng sản phẩm hoặc các cơng việc đã đưa ra trong lịch trình sản xuất.

- Điều phối, phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành cho từng bộ phận, từng người, từng máy,...

- Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình chế biến sản phẩm.

- Theo dõi, phát hiện những biến động ngồi dự kiến có nguy cơ dẫn đến khơng hồn thành lịch sản xuất hoặc những lãng phí làm tăng chi phí đẩy giá thành sản phẩm lên cao, từ đó đề xuất những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

* Lập lịch trình sản xuất

Lịch trình sản xuất cho biết cụ thể khối lượng, thời gian hoàn thành đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong từng tuần có tính đến khối lượng sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có, đảm bảo cân đối cơng suất của máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ, hệ thống nhà xưởng kho tàng và lao động giữa dự kiến kế hoạch và khả năng sản xuất thực có. Lịch trình sản xuất dùng để điều độ, theo dõi và đánh giá tình hình sản xuất, nhưng nó cũng cần điều chỉnh kịp thời nếu tình hình bên ngồi có những thay đổi bất thường.

Xây dựng lịch trình sản xuất là quá trình xác định số lượng và thời gian mà từng chi tiết, bộ phận hoặc sản phẩm phải hồn thành, thơng thường, được tính cho khoảng thời gian 8 tuần. Để lập trình sản xuất, cần xem xét, phân tích thơng tin về ba yếu tố đầu vào cơ bản là:

- Dự trữ đầu kỳ; - Số liệu dự báo

- Đơn đặt hàng của khách hàng.

Kết quả của quá trình lập lịch sản xuất là những số liệu cụ thể về thời gian, khối lượng đưa vào sản xuất và dự trữ sẵn sàng bán. Để có được kết quả đó, trong q trình lập lịch trình sản xuất cần lần lượt tính các yếu tố chủ yếu sau:

- Dự trữ kế hoạch trong từng tuần; - Khối lượng và thời điểm sẽ sản xuất; - Dự trữ sẵn sàng bán.

Quá trình lập lịch trình sản xuất bắt đầu từ việc tính lượng dự trữ kế hoạch trong từng tuần theo công thức sau:

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 64

Trong đó:

Dđk: Dự trữ đầu kỳ

Đh: Khối lượng theo đơn đặt hàng Db: Khối lượng theo dự báo

Lượng dự trữ kế hoạch này dùng làm cơ sở để xác định thời điểm đưa vào sản xuất. Về nguyên tắc, cứ khi lượng dự trữ không đáp ứng được số lượng nhu cầu sản phẩm dự báo hoặc số lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng thì đưa vào sản xuất để có lượng dự trữ thay thể thoả mãn nhu cầu trong bất kỳ tuần nào. Quá trình này tiếp diễn cho đến hết thời kỳ điều độ và xác định được thời điểm cần sản xuất.

Lượng dự trữ sẵn sàng bán giúp cho bộ phận tiêu thụ của doanh nghiệp tin tưởng chắc chắn tăng doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng củakhách hàng. Theo phương pháp “nhìn về phía trước” lượng dự trữ sẵn sàng bán chỉ tín h cho tuần đầu tiên khi lập lịch trình và tại các tuần đưa vào sản xuất.

Tại tuần đầu tiên, lượng dự trữ sẵn sàng bản được tính bằng hiệu số giữa dự trữ đầu kỳ và tổng khối lượng theo các đơn đặt hàng từ tuần đó đến tuần sản xuất.

Đối với tuần đưa vào sản xuất, lượng dự trữ sẵn sàng bán được tính bằng hiệu số giữa số lượng đưa vào sản xuất trong tuần và tổng khối lượng giữa các đơn đặt hàng từ tuần đó đến tuần tiếp theo.

Sau khi tính tốn theo quy trình trên, ta lập được lịch trình sản xuất, trong đó nêu rõ khi nào sản xuất, mỗi loại sản xuất bao nhiêu và lượng dự trữ sẵn sàng bán như:

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có số lượng dự báo nhu cầu tháng 1 là 120 sản phẩm, tháng 2 là 160. Số lượng sản phẩm dự báo này được phân đều cho các tuần trong tháng. Doanh nghiệp còn nhận được các đơn đặt hàng

Thời gian Chỉ tiêu Tháng 1/tuần Tháng 2/tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 Dự trữ đầu kỳ Dự báo Đơn hàng Dự trữ kế hoạch Khối lượng và thời điểm sẽ sản xuất Dự trữ sẵn sàng bán

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 65

ở các tuần thứ nhất là 33 sản phẩm, tuần thứ 2 là 20; tuần 3 là 10; tuần 4 là 4 và tuần 5 là 2 sản phẩm và mỗi loạt sản xuất của doanh nghiệp là 70. Hãy lập lịch trình sản xuất trong hai tháng l và 2.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)