Các yêu cầu trong bố trí sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 38 - 40)

. Các điều kiện tự nhiên

Chương 5 Bố trí sản xuất và hoạch định tổng hợp

5.1.2. Các yêu cầu trong bố trí sản xuất

Do ý nghĩa quan trọng và tính chất phức tạp của bố trí sản xuát cùng với những trở ngại về cơng nghệ, tổ chức trong q trình bố trí sản xuất thích hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, cần phải đảm bảo

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 38

những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau: - Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất; - An toàn cho người lao động;

- Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ; - Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất;

- Đáp ứng những địi hỏi của cơng nghệ và phương pháp chế biến;

- Thích ứng với mơi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp.

Sắp xếp bố trí mặt bằng sản xuất phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Tn thủ quy trình cơng nghệ sản xuất: Thứ tự các phân xưởng được sắp xếp theo trình tự của quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm; sản phẩm đi qua phân xưởng nào trước thì phân xưởng đó được bố trí gần kho nguyên liệu; phân xưởng cuối cùng mà sản phẩm phải đi qua sẽ nằm gần kho thành phẩm; hai phân xưởng có quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau sẽ được bố trí cạnh nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu và kho thành phẩm thường được bố trí gần đường giao thơng chính bên ngồi doanh nghiệp.

- Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Quy luật phát triển thường dẫn đến

tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các loại sản phẩm khác, điều đó địi hỏi các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Vì vậy, ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất phải dự kiến khả năng mở rộng trong tương lai.

- Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động: Khi bố trí mặt bằng địi

hỏi phải tính đến các yếu tố về an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho người công nhân. Mọi quy định về chống ồn, bụi, chống rung, chống nóng, chống cháy nổ... phải được tuân thủ. Trong thiết kế mặt bằng phải đảm bảo khả năng thơng gió và chiếu sáng tự nhiên. Các phân xưởng sinh ra nhiều bụi, khói, hơi độc, bức xạ có hại... phải được bố trí thành khu nhà riêng biệt và khơng được bố trí gần sát khu vực có dân cư. Các kho chứa vật liệu dễ cháy dễ nổ phải bố trí xa khu vực sản xuất và phải trang bị các thiết bị an tồn phịng chữa cháy nổ. Những thiết bị gây ra rung động lớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không nên đặt cạnh các thiết bị có giá trị lớn...

- Tận dụng hợp lý khơng gian và diện tích mặt bằng: Sử dụng tối đa diện

tích mặt bằng hiện có sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí thuê mặt bằng. Điều này khơng chỉ áp dụng đối với diện tích sản xuất mà còn áp dụng cả đối với diện tích kho hàng. Việc tận dụng tối đa diện tích khơng chỉ đề cập đến diện tích

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 39

mặt sàn tính theo m2 mà cịn tính cả đến khơng gian hiện có. Trong nhiều nhà máy, ngày nay đã sử dụng những băng tải trên cao làm thiết bị của kho tàng.

- Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống. Bố trí mặt bằng phải xét đến khả năng

thay đổi và các thiết bị phải được bố trí làm sao để có thể thực hiện được những thay đổi đó với chi phí thấp nhất hay khơng làm rối loạn quy trình sản xuất.

- Tránh hay giảm tới mức tối thiểu trường hợp nguyên vật liệu đi ngược

chiều

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)