Khái niệm và ý nghĩa của bố trí sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 37 - 38)

. Các điều kiện tự nhiên

Chương 5 Bố trí sản xuất và hoạch định tổng hợp

5.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của bố trí sản xuất

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 37

Bố trí sản xuất trong doanh nghiêp là tổ chức sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, chi phí thấp, thích ứng nhanh với thị trường.

Bố trí sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại q trình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng sãn có của mỗi doanh nghiệp. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được xây dựng trên cơ sở những lý do chủ yếu sau:

- Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp dộ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi trong bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng xuất lao động.

- Hoạt dộng bố trí sản xuất địi hỏi có sự nỗ lực và đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính.

- Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém.

Bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu sau đây:

- Tối thiểu hố chi phí vận chuyển ngun vật liệu và sản phẩm; - Giảm thiểu sự di chuyển dư thừa giữa các bộ phận, các nhân viên;

- Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và giao hàng;

- Sử dụng khơng gian có hiệu quả;

- Giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ;

- Tuân thủ các quy định về phịng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thơng gió, chống rung, ồn, bụi... đảm bảo an tồn cho nhân viên khi làm việc;

- Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động; - Tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch và liên lạc;

- Có tính linh hoạt cao để chấp nhận những điều kiện thay đổi.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)