Chương 6 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và điều độ sản xuất trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 56 - 61)

. Các điều kiện tự nhiên

Chương 6 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và điều độ sản xuất trong doanh nghiệp

sản xuất trong doanh nghiệp

6.1. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) 6.1.1. Khái niệm - Mục tiêu của MRP 6.1.1. Khái niệm - Mục tiêu của MRP

MRP là hệ thống hoạch định xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:

- Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi thiêt, bộ phận gì?

- Cần bao nhiều?

- Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?

- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệch sản xuất? - Khi nào nhận được hàng?

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 56

bộ phận khách hàng đặt, nó được xác định thơng qua cơng tác dự báo hoặc dựa trên những đơn hàng.

- Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu tạo ra từ các nhu cầu độc lập, nó được tính tốn từ q trình phân tích sản phẩm thành các bộ phận, chi tiết và nguyên vật liệu. Vì vậy việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu chính là việc lập kế hoạch đối với nhu cầu phụ thuộc.

* Mục tiêu của MRP

- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu.

- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. MRP xác định mức dự trữ

hợp lý đúng thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.

- Tạo sự thảo mãn và tin tưởng khách hàng.

- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, phát

huy tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp

- Tăng hiệu quả của hoạt dộng sản xuất kinh doanh.

6.1.2. Các yêu cầu trong ứng dụng MRP

- Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính tốn và lưu trữ

thơng tin

- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy

tính và những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP.

- Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới trong:

+ Lịch trình sản xuất. + Hóa đơn ngun vật liệu. + Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu.

- Đảm bảo đầy đủ và lưu trữ hồ sơ dữ liệu cần thiết.

6.1.3. Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Bước 1 : Phân tích kết cấu sản phẩm.

Như trên đã đề cập, phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được tiến hành dựa trên việc phân chia nhu cầu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.

Nhu cẩu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng đặt hoặc dùng để thay thế. Nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo hoặc đơn hàng.

Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu tạo ra từ các nhu cầu độc lập, nó được tính tốn từ q trình phân tích sản phẩm thành các bộ phận, chi tiết và nguyên vật liệu. Nhu cầu này được xác định thông qua cấu trúc sản phẩm cuối cùng, nhu cầu dự báo đơn đặt hàng, kế hoạch dự trữ và lịch trình sản xuất.

Để tính tổng nhu cầu phụ thuộc cần tiến hành phân tích cấu trúc của sản phẩm. Cách phân tích dùng trong MRP là sử dụng kết cấu hình cây của sản phẩm.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 57

Mỗi hạng mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết sản phẩm cấu thành sản phẩm. Chúng được biểu diễn dưới dạng cấp bậc từ trên xuống theo trình tự sản xuất và lắp ráp sản phẩm. Sử dụng kết cấu hình cây có những đặc điểm sau:

- Cấp 0 là cấp ứng với sản phẩm cuối cùng. Cứ mỗi lần phân tích thành phần

cấu tạo của bộ phận ta lại chuyển từ cấp i sang cấp i + 1.

- Mối liên hệ trong sơ đồ kết cấu: Đó là những đường liên hệ giữa hai bộ

phận trong sơ đồ kết cấu hình cây. Bộ phận trên gọi là bộ phận hợp thành và bộ phận dưới là bộ phận thành phần. Mối liên hệ có ghi kèm theo khoảng thời gian (chu kỳ sản xuất, mua sắm...) và hệ số nhân. Số lượng các loại chi tiết và mối liên hệ trong sơ đồ thể hiện tính phức tạp của cấu trúc sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp thì số bộ phận càng nhiều và mối quan hệ giữa chúng càng lớn. Để quản lý theo dõi và tính tốn chính xác từng loại ngun vật liệu, cần phải sử dụng máy tính để hệ thống hố, mã hố chúng theo sơ đồ cấu trúc thiết kế sản phẩm.

Kết quả của phân tích sơ đồ kết cấu sản phẩm cần phản ánh những số lượng các chi tiết và thời gian thực hiện.

Ví dụ: Để sản xuất ra một chiếc bàn, người ta đã mô tả chi tiết như sau:

Căn cứ vào hình vẽ trên ta có thể mơ phỏng bằng sơ đồ dưới đây, sản phẩm hoàn hỉnh (chiếc bàn) được ghi ở cấp 0 trên đỉnh của cây. Sau đó là những bộ phận cần thiết để lắp ráp thành sản phẩm hồn chỉnh ở cấp 1. Sau đó mỗi bộ phận này lại được cấu tạo từ những chi tiết khác và các chi tiết này được biểu diễn ở bậc cấp 2. Cứ như vậy tiếp diễn để hình thành cây cấu trúc sản phẩm như sau:

Theo nguyên tắc này tất cả các bộ phận, chi tiết đó được chuyển về cấp thấp nhất. Nhờ đó tiết kiệm được thời gian và tạo ra sự dễ dàng trong tính tốn. Nó cho phép chỉ cần tính nhu cầu của bộ phận, chi tiết đó một lần và xác định mức dự trữ đối với chi tiết, bộ phận cần sớm nhất chứ không phải với sản phẩm cuối cùng ở cấp cao nhất

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 58

Bước 2: Tính tổng nhu cầu

Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dự kiến đối với một loại chi tiết hoặc nguyên vật liệu trong từng giai đoạn mà khơng tính đến dự trữ hiện có. Tổng nhu cầu hạng mục cấp 0 lấy ở lịch trình sản xuất. Đối với hạng mục cấp thấp hơn, tổng nhu cầu được tính trực tiếp từ số lượng phát đơn hàng phát ra theo kế hoạch của cấp trước đó nhân với hệ só nhân của nó (nếu có).

Bước 3: Tính nhu cầu thực

Nhu cầu thực là tổng số lượng nguyên liệu, chi tiết cần thiết bổ sung trong từng giai đoạn. Đại lượng này được tỉnh như sau:

Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có + Dự trữ an tồn

Trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ phế phẩm theo kế hoạch thì nhu cầu thực cần cộng thêm phần phế phẩm cho phép đó. Nhưng để đơn giản chúng ta khơng tính đến yếu tố này.

Dự trữ sẵn có là tổng dự trữ đang có ở thời điểm bắt đầu của từng thời kỳ. Dự trữ sẵn có = Lượng tiếp nhận theo tiến độ + Dự trữ cịn lại của kì trước Dự trữ sẵn có theo kế hoạch là số lượng dự trữ dự kiến có thể được sử dụng để thoả mãn nhu cầu của sản xuất. Đó là tổng dự trữ cịn lại từ giai doan trước công với lương sẽ tiếp nhận.

Lượng tiếp nhận là tổng số bộ phận, chi tiết đã đưa vào sản xuất nhưng chưa hoàn thành hoặc là số lượng đặt hàng mong đợi sẽ nhận được tại điểm bắt đầu của mỗi giai đoạn. Đơn hàng phát ra theo kế hoạch là tổng khối lượng dự kiến kế hoạch đặt hàng trong từng giai đoạn.

Lệnh đề nghị phản ảnh số lượng cần cung cấp hay sản xuất để thoả mãn nhu cầu thực. Lệnh đề nghị có thể là đơn đặt hàng đối với các chi tiết, bộ phận mua ngoài và là lệnh sản xuất nếu chúng được sản xuất tại doanh nghiệp. Khối lượng hàng hoá và thời gian của lệnh đề nghị được xác định trong đơn hàng kế hoạch tuỳ theo chính sách đặt hàng có thể đặt theo lơ hoặc theo kich cỡ.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 59

Đặt hàng theo lô là số lượng hàng đặt bằng với nhu cầu thực. Đặt hàng theo kích cỡ là số lượng hàng đặt có thể vượt nhu cầu thực bằng cách nhân với một số lượng cụ thể hoặc bằng đúng lượng yêu cầu trong thời điểm đó. Bất kỳ lượng vượt nào đều được bổ sung và dự trữ hiện có của giai đoạn tiếp theo.

Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất

Để cung cấp hoặc sản xuất nguyên vật liệu, chi tiết cần tốn thời gian cho chờ đợi chuẩn bị bốc dỡ, vận chuyển, sắp xếp, hoặc sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay là thời gian cung cấp sản xuất của mỗi bộ phận. Do đó, từ thời điểm cần có sản phẩm để áp dụng nhu cầu khách hàng sẽ phải tính ngược lại để xác định khoảng thời gian cần thiết cho từng chi tiết bộ phận. Thời gian phải đặt hàng hoặc tự sản xuất được tính bằng cách lấy thời điểm cần có trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc sản phẩm cần thiết đủ để cung cấp đúng lượng hàng yêu cầu.

Ví dụ: Thời gian cần thiết để cung cấp hoặc sản xuất các chi tiết bộ phận được cho như sau:

Chi tiết Ký hiệu Cấp sản phẩm Tuần

Chiếc bàn A 0 1

Bộ khung B 1 2

Mặt bàn C 1 3

Thanh chân dài E 2 1

Thanh chân ngắn F 2 1

Chân bàn G 2 3

Ta có sơ đồ cấu trúc sản phẩm theo thời gian sau đây:

Kết quả của quá trình MRP được thể hiện biểu kế hoạch có dạng sau:

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8

Hạng mục Tổng nhu cầu

Lượng tiếp nhận theo tiến độ Dự trữ sẵn có

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 60

Nhu cầu thực

Lượng tiếp nhận đơn đặt hàng theo KH Lượng đơn hàng phát ra theo KH

Lượng tiếp nhận đặt hàng theo kế hoạch là số lượng những chi tiết, nguyên vật liệu mong muốn nhận được tại đầu kì. Đối với đặt hàng theo lơ, lượng nguyên vật liệu này sẽ bằng nhu cầu thực tế. Đối với đặt hàng theo kích cỡ, lượng nguyên vật liệu này sẽ vượt quá nhu cầu thực tế. Lượng nguyên vật liệu vượt quá nhu cầu thực tế sẽ được cộng vào lượng dự trữ sẵn có của giai đoạn tới.

Lượng đơn hàng phát ra theo kế hoạch là khối lượng dự kiến đặt ra trong từng giai đoạn. Nó được tính bằng lượng tiếp nhận đặt hàng theo kế hoạch có xét tới yếu tố thời gian thực hiện. (Thời gian thực hiện là khoảng thời gian dự kiến để kết thúc một cơng việc nào đó). Lượng đơn hàng này sẽ được coi là tổng nhu cầu tại cấp thấp hơn trong chuỗi sản xuất.

Ví dụ: Một cơng ty sản xuất đồ gỗ nhận được hai đơn đặt hàng làm cánh cửa: 200 chiếc sẽ giao vào tuần thứ 5 và 200 cái vào tuần thứ 8. Mỗi cánh cửa đều gồm 4 thanh gỗ và hai khung. Các thanh gỗ được sản xuất tại công ty mất 1 tuần và khung gỗ sẽ được mua ngoài với thời gian cung ứng là 2 tuần. Sau khi có đầy đủ thanh gỗ và khung cửa, công ty sẽ phải tiến hành lắp ráp cánh cửa mất 1 tuần. Doanh nghiệp có lịch tiếp nhận vào tuần 1 là 100 thanh gỗ và 50 khung gỗ.

Hãy xác định số lượng và thời gian biểu của lượng phát ra theo đơn hàng kế hoạch để đáp ứng được nhu cầu trong những điều kiện sau:

1. Lượng đặt hàng theo nhu cầu thực tế

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)