. Các điều kiện tự nhiên
c. Các nhân tố kinh tế
* Thị trường tiêu thụ
Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định định vị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế lớn trong canh tranh. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tìm kiếm vị trí đặt doanh nghiệp có thuận lợi nhất về mặt thị trường, phù hợp với những đặc điểm kinh doanh của mình.
Để xác định địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về thị trường. Các thông tin cần thiết cơ bản gồm có:
- Dung lượng thị trường;
- Cơ cấu và tính chất của nhu cầu; - Xu hướng phát triển của thị trường; - Tính chất và tình hình cạnh.tranh;
- Đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh;
* Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định định vị doanh nghiệp. Trong một số trường hợp và một số ngành, nó đóng vai trị quyết định. Khi quyết định phân bố doanh nghiệp, cần phân tích các yếu tố sau:
- Chủng loại, số lượng và quy mô nguồn nguyên liệu.
- Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Chi phí vận chuyển nguyên liệu.
* Cơ sở hạ tầng kinh tế
Nhân tố cơ sở hạ tầng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nắm bắt thông tin kinh doanh, tạo điều kiện cho những phản ứng sản xuất nhanh nhạy, kịp thời với những thay đổi trên thị trường. Cơ sở hạ tầng cũng góp phẩn giảm chi phí vận tải, giảm giá thành, giảm giá bán sản phẩm, phát triển của thị trường, mặt khác là điều kiện quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trong quyết định định vị, các doanh nghiệp rất quan tâm tới nhân tố này bởi vì nó khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất kinh doanh mà cịn có tác động quan trọng tới khả năng nắm bắt thơng tin và thích ứng kịp thời với những thay đổi của nhu cầu trên thị trường. Do đó, khi đánh giá nhân tố giao thông vận tải cần
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 32
tập trung vào xác định những điểm cơ bản sau:
- Các loại hình vận tải sẵn có trong vùng định đặt doanh nghiệp;
- Trình độ và đặc điểm phát triển hiện tại của thông vận tải trong vùng; - Khả năng và xu hướng phát triển của hệ thống giao thông vận tải trong tương lai gần.
- Tỷ trọng và cấu thành của chi phí vận chuyển trong giá thành sản phẩm. Hệ thống thông tin liên lạc của vùng, của quốc gia cũng là một nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp thời những địi hỏi ln thay đổi trên thị trường nếu khơng có được hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc hiện đại. Sự hội nhập của nền kinh tế thế giới đặt ra những đòi hỏi khắt khe đối với yếu tố này trong việc lựa chọn vị trí doanh nghiệp.
* Nguồn nhân lực
Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu. Đặc điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
Nguồn lao động dồi đào, được đào tạo, có trình độ chun môn, kỹ năng tay nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành cần lao động phổ thơng phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu dân cư; nhưng cũng có những ngành cần lao động có tay nghề cao, địi hỏi gần những thành phố lớn, gần các trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học.
Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định định vị doanh nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường muốn đặt doanh nghiệp của mình ở những nơi có chi phi lao động thấp. Tuy nhiên, khi phân tích ảnh hưởng của chi phi lao động cần phải đi đôi với đánh giá mức năng suất lao động trung bình của vùng. Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn để nghỉ việc và di chuyển lao động cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi vùng, dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tàng văn hoá khác nhau. Việc chọn phương án định vị doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, thận trọng sự khác biệt về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Ngồi trình độ kỹ thuật nghiệp vụ ra cịn phải kể đến thái độ lao động và trình độ giáo dục của người lao động. Nếu người lao động khơng có khả năng hoặc khơng muốn làm việc thì dù giá th có rẻ bao nhiêu cũng khơng có ích lợi gì, đó là chưa kể đến có thể gây ra những ảnh hưởng xấu trong nội bộ.
4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 33
- Mặt bằng sản xuất và khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh; - Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
- Yêu cầu về môi trường;
- Phong tục, tập quán, thái độ của dân cư;
- Điều kiện về an tồn, bảo vệ, phịng cháy chữa cháy; - Quy định của chính quyền địa phương.
4.3. Các phương pháp đánh giá phương án định vị doanh nghiệp 4.3.1. Phân tích chi phí theo vùng 4.3.1. Phân tích chi phí theo vùng
Là phương pháp dùng đồ thị và các tính tốn đại số để đánh giá các phương án định vị doanh nghiệp dựa vào chỉ tiêu tổng chi phí.
Phương pháp này được áp dụng với những giả định sau: - Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm.
- Chi phí cố định khơng đổi trong phạm vi khoảng đầu ra đã cho. - Phương trình để biểu diễn chi phi là tuyến tính.
Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi ở từng vùng;
- Vẽ đường tổng chi phí cho tất cả các vùng trên cùng một đồ thị. Chi phí được ghi trên trục tung, cịn khối lượng sản xuất được ghi trên trục hoành;
- Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với mỗi khoảng đầu ra; - Lựa chọn vùng có chi phí thấp nhất ứng với đầu ra dự kiến.
Trong trường hợp tổng đầu ra năm gần khoảng giữa của các mức đầu ra thì phương án được lựa chọn là tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp đầu ra năm gần hai cực của khoảng đầu ra hoặc trên hai điểm giới hạn của đầu ra thì có thể chọn một trong hai phương án gần nhau. Để quyết định chính xác sẽ lựa chọn phương án nào, cần phân tích thêm các yếu tố định tính khác.
Ví dụ: Một doanh nghiệp cơ khí đang cân nhắc xây dựng một nhà máy sản xuất máy công cụ ở 3 địa điểm là Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Các chỉ tiêu chi phí được tính tốn như sau:
- Chi phí cố định hàng năm dự tính đối với 3 địa điểm trên tương ứng là 300 trđ, 600 trđ, 1.100 trđ.
- Biến phí đơn vị tương ứng: 0,75 trđ/sp, 0,45 trđ/sp; 0,25 trđ/sp
a. Xác định địa điểm đặt nhà máy ứng với mỗi khoảng đầu ra nhất định? b. Chọn địa điểm tốt nhất để sản xuất nếu quy mô đầu ra là 2000 sản phẩm/năm?
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 34
Là phương pháp theo đó các chuyên gia sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến định vị DN trong từng trường hợp cụ thể, đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố đó và cho trọng số thể hiện từng nhân tố tại từng vùng.
Tiến trình thực hiện phương pháp này bao gồm những bước cơ bản sau: - Xác định những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến định vị doanh nghiệp; - Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó;
- Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp; - Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố;
- Tính tổng số điểm cho từng địa điểm; - Lựa chọn địa điểm có số điểm cao nhất.
Ba bước đầu chủ yếu do các chuyên gia thực hiện. Kết quả phụ thuộc rất lớn vào việc xác định, lựa chọn các nhân tố, khả năng đánh giá, cho điểm và trọng số của các chuyên gia. Vì Vậy, đây có thể coi là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này rất nhạy cảm với những ý kiến chủ quan.
Ví dụ: Cơng ty A định liên doanh với Tổng công ty Xi măng Việt Nam để lập một nhà máy sản xuất xi măng. Công ty đang cân nhắc lựa chọn giữa hai địa điểm là Hải Dương và Ninh Bình. Sau quá trình điều tra nghiên cứu, các chuyên gia đánh giá các nhân tố theo bảng sau:
Yếu tố Trọng số Điểm số
Hải Dương Ninh Bình
(1) (2) (3) (4)
Nguyên liệu Thị trường Chi phí lao động NSLĐ
Văn hóa, xã hội
0.30 0.25 0.20 0.15 0.10 75 70 75 60 50 60 60 55 90 70
4.3.3. Phương pháp tọa độ trung tâm
Là phương pháp tính tọa độ địa lý cho một cơ sở mới tiềm năng sao cho quãng đường vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cịn lại là ngắn nhất
Mục tiêu: Tìm vị trí sao cho tổng qng đường vận chuyển hàng hoá đến địa điểm tiêu thụ là nhỏ nhất.
Phương pháp này cần dùng một bản đồ có tỷ lệ xích nhất định. Bản đồ đó được đặt vào trong một hệ toạ đồ hai chiều để xác định vị trí trung tâm. Mỗi điểm tương ứng với một toạ độ có hồnh độ x và tung độ y. Công thức được tỉnh như sau: n i i n i i i t Q Q X X 1 1 . n i i n i i i t Q Q Y Y 1 1 .
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 35
Trong đó:
Xt; Yt: Hồnh độ, tung độ của điểm trung tâm Xi; Yi : Hoành độ, tung dộ của địa điểm i
Qi là khối lượng hàng hoá cần vận chuyển từ điểm trung tâm tới địa điểm i Ví dụ: Cơng ty May COTE muốn chọn một trong 4 địa điểm phân phối chính sẽ mở ở các tỉnh để đặt kho hàng trung tâm. Toạ độ và khối lượng hàng hoá vận chuyển của các địa điểm như sau:
Địa điểm X Y Khối lượng hàng vận chuyển (tấn) A B C D 2 3 5 8 5 5 4 5 800 900 200 100
Hãy xác định vị trí sao cho giảm tối đa khoảng cách vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cịn lại
4.3.4. Phương pháp bài tốn vận tải
Phương pháp vận tải tìm ra những phương tiện vận chuyển từ nhiều điểm xuất phát đến nhiều điểm đích sao cho nó có chi phí thấp nhất.
- Điểm xuất phát có thể là phân xưởng, kho hàng, những nơi mà chuyển hàng đi
- Điểm đích là những nơi nhận hàng
Mục tiêu: Xác định cách vận chuyển hàng có lợi nhất từ nhiều điểm sản xuất (cung cấp) đến nhiều nơi phân phối (thị trường) sao cho có tổng chi phí vận chuyển nhỏ nhất.
Để xây dựng và giải bài tốn vận tải cần có các thơng tin sau: - Danh sách các nguồn sản xuất cung cấp hàng hoá;
- Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu của từng địa điểm;
- Chi phí chuyên chở một đơn vị sản phẩm từ địa điểm cung cấp đến nơi tiêu thụ.
Với các thơng tin đó, ta lập ma trận vận tải, trong đó có cột nguồn và cột địa điểm tiêu thụ cũng với các số liệu về tổng số lượng cung và tiêu thụ của địa điểm, cũng với chi phí vận chuyển 1 đơn vị sản phẩm. Bài toán vận tải được giải theo ba bước:
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 36
Tìm giải pháp ban đầu có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp. Chúng ta xem xét một trong các phương pháp đó là phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan bắt đầu từ ơ có chi phí thấp nhất. Cách giải gồm các bước chủ yếu sau:
1- Tìm ơ có chi phí vận chuyển đơn vị sản phẩm nhỏ nhất;
2 - Phân bổ tối đa lượng sản phẩm có thể được vào ơ đó và gạch một đường thẳng qua hàng hoặc cột đã dùng hết;
3 - Tìm ơ có chi phí thấp nhất trong những ơ cịn lại;
4 - Lặp lại bước 2 và bước 3 cho đến khi tất cả khối lượng hàng hoá được
phân bố hết.
* Các trường hợp đặc biệt trong giải bài toán vận tải
+ Sự suy biến: Để xác định phương án tối ưu bằng các phương pháp trên, cần đảm bảo một điều kiện là trong bất kỳ phương án đưa ra ban đầu nào, tổng số ô được dùng đến phải bằng tổng số hàng và số cột của ma trận vận tải trừ đi 1. Tức là tổng số ô được dùng phải là n + m - 1. Nếu số ơ được dùng ít hơn thì bài tốn thuộc dạng suy biến bởi vì ta khơng thể vẽ được các đường khép kín cho một hoặc nhiều ơ chưa được dùng đến.
Bài tốn có lượng cung khơng bằng cầu: Trong các trường hợp trên, chúng
ta xét đến bài toán vận tải khi nguồn cung cấp bằng nhu cầu của các địa điểm tiêu thụ. Nhưng trong thực tế khơng phải lúc nào cũng vậy. Có trường hợp cung nhỏ hơn cần và ngược lại. Trong tình huống này để giải bài toán cẩn lập thêm những hàng hoạc cột giả với các ơ có chi phí vận chuyển đơn vị bằng 0. San đó tiến hành giải bình thường.