Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp * Chiến lược thay đổi mức dự trữ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 50 - 53)

. Các điều kiện tự nhiên

Chương 5 Bố trí sản xuất và hoạch định tổng hợp

5.2.2. Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp * Chiến lược thay đổi mức dự trữ

* Chiến lược thay đổi mức dự trữ

Theo chiến lược này, doanh nghiệp tăng mức dự trữ thành phẩm trong giai đoạn có nhu cầu thấp, để cầu tăng thì đáp ứng được ngay. Nếu chúng ta lựa chọn chiến lược này chúng ta phải chịu thêm chi phí lưu kho hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lí, thiệt hại do bị hư hỏng mất mát và chi phí tăng vốn đầu tư vào dự trữ cao hơn mức bình thường.

Ưu điểm:

- Đảm bảo ổn định sản xuất (không phải tăng ca, tăng LĐ…)

- Kịp thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

- Dễ dàng cho việc điều hành sản xuất.

Nhược điểm

- Các chi phí tăng lên: Chi phí dự trữ, chi phí bảo hiểm - Chất lượng hàng hóa có thể bị giảm sút

- Khó thích ứng với nhu cầu khách hàng thay đổi

Phạm vi áp dụng

- Tồn kho trong thời gian ngắn

- Khi biết trước được quy luật tăng giảm của nhu cầu

* Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu

Theo chiến lược này, khi nhu cầu tăng lên, doanh nghiệp tuyển thêm lao động. Khi nhu cầu giảm xuống, doanh nghiệp sẽ sa thải công nhân

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 50

- Tránh được rủi ro do sự biến động quá thất thường của nhu cầu.

- Giảm được nhiều chi phí như chi phí dự trữ hàng hóa, chi phí làm thêm giờ.

Nhược điểm

- Chi phí chho việc đào tạo và sa thải tăng lên

- Doanh nhiệp có thể bị mất uy tín do thường xun cho lao động thơi việc.

- Giảm năng suất lao động do cho lao động thơi việc, nhân cơng có tâm lí lo

lắng.

Phạm vi áp dụng

- Chỉ nên áp dụng trong trường hợp công việc giản đơn, khơng địi hỏi kỹ năng

* Chiến lược điều chỉnh thời gian lao động

Theo chiến lược này, doanh nghiệp có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong các giai đoạn có nhu cầu tăng cao bằng cách yêu cầu nhân viên làm thêm giờ ngoài giờ quy định của nhà nước mà không cần phải thuê thêm nhân cơng. Doanh nghiệp cũng có thể để cho nhân viên của mình nghỉ ngơi trong các giai đoạn nhu cầu thấp mà không phải cho họ thôi việc. Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng quá cao, việc huy động nhân viên làm thêm giờ một mặt doanh nghiệp trả thêm chi phí, mặt khác mức độ kéo dài ngày làm việc cũng có giới hạn nhất định vì nó lien quan đến độ dài của một ngày đêm, thể lực của con người và chính sách cảu nhà nước trong từng giai đoạn.

Trong những giai đoạn có nhu cầu thấp, doanh nghiệp để cho nhân viên nghỉ ngơi, đó là một gánh nặng. Doanh nghiệp chỉ có thể chịu được gánh nặng đó khi nó khơng lớn lắm.

Ưu điểm:

- Giúp doanh nghiệp đối phó kịp thời với những biến động của nhu cầu thị

trường

- Ổn định được nguồn nhân lực

- Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

- Giảm được chi phí có liên quan đến việc đào tạo, học nghề, học việc.

Nhược điểm

- Chi phí trả cho làm thêm giờ thường cao.

- Công nhân dễ mệt mỏi do làm quá sức.

- Nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu luôn thường trực vì nhân viên quá

mệt mỏi, kiệt sức vì những chiến dịch làm thêm giờ. Phạm vi áp dụng

- Trong trường hợp lao động đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao

* Chiến lược th gia cơng ngồi hoặc làm gia cơng cho bên ngồi

Doanh nghiệp có thể chon chiến lược thuê gia cơng ngồi khi nhu cầu sản phẩm vượt quá khả năng của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không muốn tăng thêm lao động và các điều kiện khác. Doanh nghiệp cũng có thể nhận các hợp

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 51

đồng từ bên ngoài về làm tại doanh nghiệp khi doanh nghiệp có thừa khả năng nhằm tận dụng các phương tiện, lao động dư thừa. Trường hợp th gia cơng bên ngồi doanh nghiệp thường phải trả chi phí cao hơn mức tự làm.

Ưu điểm:

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong những trường hợp doanh

nghiệp chưa kịp đầu tư mở rộng năng lực sản xuất

- Tận dụng được cơng suất của thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất, lao động - Tạo sự nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành

- Giảm được chi phí đào tạo và sa thải

Nhược điểm:

- Khơng kiểm sốt được thời gian, sản lượng, chất lược trong trường hợp

thuê gia công.

- Phải chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận gia công.

- Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận với khách hàng, do đó làm giảm

khả năng cạnh tranh của doanh nhiệp, có thể mất khách hàng. Phạm vi áp dụng

- Ký hợp đồng với đơn vị có uy tín về chất lượng, thời gian giao hàng…

- Nên thuê bên ngồi thực hiện một số cơng đoạn cơng nghệ nhất định

* Chiến lược sử dụng nhân công làm việc bán thời gian

Để giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà và để tận dụng nguồn nhân lực khơng cần phải có kỹ năng cao, doanh nghiệp có thể theo đuổi chiến lược sử dụng nhân cơng làm việc bán thời gian. Chiến lược này đặc biệt được áp dụng có hiệu quả trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ: như bốc xếp, vẫn chuyển hàng hóa, của hàng kinh doanh, siêu thị v.v…

Ưu điểm:

- Giảm bớt được các thủ tục, trách nhiệm hành chính phiền hà trong việc sử

dụng lao động.

- Tăng được sự linh hoạt trong điều hành để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu.

- Giảm được những chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức,

khơng phải trả bảo hiểm lao động. Nhược điểm:

- Chịu sự biến động lao động rất cao.

- Chịu chi phí hướng dẫn đối với nhân viên mới.

- Những nhân viên mới này dễ dàng bỏ doanh nghiệp ra đi khi có lời mời

chào hấp dẫn hơn, Vì họ khơng có sự ràng buộc về mặt pháp lý.

- Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm có thể giảm sút hoặc khơng cao.

- Điều hành sản xuất khó khăn.

Phạm vi áp dụng

- Nên ký hợp đồng với đơn vị có tổ chức chặt chẽ, dùng tổ chức của đơn vị

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 52

* Chiến lược tác động đến cầu

Trong trường hợp nhu cầu thị trường thấp, doanh nghiệp có thể thực thi chiến lược tác động đến nhu cầu khách hàng các giải pháp khác nhau như:

- Tăng cường quảng cáo, khuyến mại.

- Tăng số nhân viên bán hàng, mở rộng hình thức bán hàng.

- Áp dụng chính sách bán hàng theo khối lượng mua (khối lượng mua mỗi

lần càng nhiều sẽ càng rẻ).

- Giảm giá.

- Giá bán theo thời điểm, mùa vụ. - V.v…

Ưu điểm:

- Cho phép doanh nghiệp sử dụng hết khả năng sản xuất.

- Tăng số lượng khách hàng và số lượng hàng hóa của doanh nghiệp.

- Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Nhược điểm:

- Nhu cầu thường không chắc chắn và khó dự báo chính xác. - Giảm giá có thể làm phật lịng khách hàng thường xuyên

- Nhiều trường hợp, nhiều lĩnh vực không thể áp dụng chiến lược này.

Phạm vi áp dụng

Áp dụng trong thời gian ngắn với việc quảng cáo rộng rãi

* Chiến lược sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa

Một trong những chiến lược rất được các nhà kinh doanh quan tâm là thực hiện việc kết hợp sản xuất các loại sản phẩm theo mùa vụ khác nhau, bổ sung cho nhau. Ví dụ, một cơng ty chế biến thực phẩm, vừa sản xuất và cung cấp các thực phẩm tươi sống theo mùa theo tư duy’ mùa nào thức ấy’, vừa sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm khơ có thể dung cho các mùa khác nhau trong năm.

Ưu điểm:

- Tận dụng được các nguồn lực của doanh nghiệp. - Ổn định quá trình sản xuất

- Giữ được khách hàng thường xuyên.

- Tránh được ảnh hưởng của mùa vụ.

Nhược điểm:

- Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi vấp phải những vấn đề vượt khỏi tầm

chun mơn của mình.

- Việc điều độ phải hết sức linh hoạt, nhạy bén.

Phạm vi áp dụng

Nên sản xuất mặt hàng đối trọng có cùng quy trình cơng nghệ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)