Chương 4 Định vị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 29 - 31)

4.1.1. Khái niệm - Vai trò của định vị doanh nghiệp 4.1.1. Khái niệm 4.1.1. Khái niệm

Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn.

Khi tiến`hành hoạch định địa điểm bố trí, các doanh nghiệp thường đứng trước các cách lựa chọn khác nhau. Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khái qt hố thành một số cách lựa chọn chủ yếu sau đây:

- Mở thêm những doanh nghiệp hoặc bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở các địa điểm mới, trong khi vẫn duy trì năng lực sản xuất hiện có.

    n i i i i hv W v p FC TR 1 ). 1 (

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 29

- Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời tăng quy mơ sản xuất của doanh nghiệp.

- Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng mới. Đây là trường hợp bắt buộc và rất tốn kém, địi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận trong giữa chi phi đóng của và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra quyết định.

* Mục tiêu của định vị doanh nghiệp

Các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có mục tiêu định vị không giống nhau.

Đối với các tổ chức kinh doanh sinh lời thì đặt lợi ích tối da là mục tiêu chủ yếu nhất khi xây dụng phương án định vị. Định vị doanh nghiệp luôn là một trong những giải pháp quan trong có tính chiến lược lâu dài để nâng cao cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp này. Trong thực tế, tuỳ từng trường hợp mà các mục tiêu định vị của những doanh nghiệp này được đặt ra rất cụ thể. Đó là:

+ Tăng doanh số bản hàng; + Mở rộng thị trường;

+ Huy động các nguồn lực tại chỗ; + Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ;

+ Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi;

Đối với các tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu quan trọng nhất của định vị doanh nghiệp là đảm bảo sự cân đối giữa chi phí lao động xã hội cần thiết bỏ ra và mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng về các dịch vụ cung cấp cho xã hội.

Nói một cách tổng quát, mục tiêu cơ bản của định vị doanh nghiệp đối với tất cả các tổ chức là tìm địa điểm bố trí doanh nghiệp sao cho thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đó đặt ra.

* Vai trị của định vị doanh nghiệp

Định vị doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp.

Định vị doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Định vị hợp lý doanh nghiệp làm cho cơ cấu chi phi sản xuất hợp lý hơn, giảm những lãng phi không làm tăng giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Định vị doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có tài ngun và mơi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 30

Định vị doanh nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau này.

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp 4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng 4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)