Quy trình tổng hợp vật liệu Ag-TiO2/Al-MCM-41

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xúc tác quang trên cơ sở ag,tial MCM 41 điều chế từ bentonite ứng dụng để xử lý lưu huỳnh trong nhiên liệu (Trang 70)

2.2.6. Tổng hợp vật liệu Ag-AgBr/Al-MCM-41

Tổng hợp vật liệu nano Ag-AgBr/Al-MCM-41 bằng phương pháp lắng đọng hơi hóa học CVD.

Một lượng xác định Al-MCM-41, CTABr và AgNO3 được đặt ở mỗi bên của lò phản ứng thạch anh với bông thủy tinh đặt ở giữa tường. Để loại bỏ tất cả oxygen có trong hệ thống phản ứng, nitrogen được đưa từ từ vào ống phản ứng với tốc độ 60

mL.phút-1 trong 15 phút. Lò phản ứng sau đó được gia nhiệt đến 400 °C trong 3 giờ

với tốc độ tăng tốc 10 °C.phút-1 (Hình 2.10). Lượng Ag-AgBr mong muốn trong chất

xúc tác được điều chỉnh bằng cách thay đổi hàm lượng AgNO3. Ion Br- trong CTABr

đã được sử dụng để kết tủa AgBr một cách hiệu quả. Vật liệu Ag-AgBr/Al-MCM-41

15 mL C2H5OH + 0,113 mL HNO3 + 4mL TIPP Sol Ag-Ti 0,1g Al -MCM-41 + 100 mL C2H5OH + 0,2g F-127 Hỗn hợp Ag-TiO2/Al-MCM-41 x g AgNO3 + 15 mL C2H5OH Khuấy Nhỏ từ từ Khuấy 6 h ở nhiệt độ 80 oC Khuấy

Lọc rửa nhiều lần bằng C2H5OH Nung 450 oC trong 5 giờ

51

với lượng Ag-AgBr khác nhau (10-60% khối lượng) được kí hiệu là x% Ag-AgBr /Al-

MCM-41 với x là tỷ lệ phần trăm của Ag-AgBr trong các mẫu.

Hình 2.10. Sơ đồ lị phản ứng cho q trình lắng đọng hóa học

2.3. Các phương pháp đặc trưng vật liệu

2.3.1. Nhiễu xạ tia X (XRD)

Phương pháp nhiễu xạ tia X cung cấp trực tiếp những thông tin về cấu trúc tinh thể của vật liệu. Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa khi chiếu chùm tia X lên vật liệu là cơ sở của phương pháp nhiễu xạ tia X.

Thực nghiệm: Trong đề tài này các mẫu được đo XRD trên máy D8 Advance

(Bruker) ở Khoa Hóa trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội với các điều kiện

thực hiện: dùng bức xạ của Cu Kα, λ =1,5406 Å, khoảng quét 2=0,5-80 o, tốc độ quét 0,05-0,6 o.phút-1.

2.3.2. Hấp thụ tử ngoại–khả kiến (UV–Vis)

Để nghiên cứu tính chất quang của vật liệu, sử dụng phép đo phổ hấp thụ UV – VIS. Nguyên tắc được xác định: tại các bước sóng xác định, tùy thuộc vào cấu trúc

của từng chất khác nhau mà khả năng hấp thụ lượng ánh sáng cực đại khác nhau.

Trong sơ đồ Hình 1.11 thể hiện khi bị kích thước năng lượng, các electron nhảy từ obitan có mức năng lượng thấp lên các obitan có mức năng lượng cao. Các electron khi bị kích thích sẽ thực hiện các bước chuyển năng lượng khác nhau tùy thuộc vào

52

mức năng lượng bị kích thích. Các bước nhảy có thể là: n → π *, n → σ*, σ → σ *, π → π * khi các electron bị kích thích.

Hình 2.11. Sơ đổ bước chuyển năng lượng của các electron trong phân tử

σ: obitan phân tử liên kết σ

σ *: obitan phân tử σ phản liên kết n: obitan phân tử không kiên kết π: obitan phân tử liên kết π

π *: obitan phân tử π phản liên kết

Thực nghiệm: Trong luận án này, các mẫu đo phổ UV-Vis rắn ghi trên máy

UV-2200A Shimadzu của trường Đại học Khoa học tự nhiên. Phổ UV-Vis lỏng đã

được thực hiện trên máy quang phổ UV 2550 Shimadzu với quả cầu tích hợp BaSO4

trong phạm vi bước sóng λ=200-800 nm– Đại học Mỏ địa chất.

2.3.3. Tán sắc năng lượng tia X (EDX)

Để phân tích nguyên tố trong mẫu rắn dùng phương pháp tán sắc năng lượng tia X gọi là EDX, XEDS hay EDS (trong đề tài thống nhất gọi là phổ EDX). Nguyên tắc của phương pháp EDX là khi chiếu chùm tia điện tử vào bề mặt mẫu sẽ xuất hiện hiện tượng phản xạ tia X và thông qua detector giải mã dạng phổ tia X mà máy ghi đã nhận đường tín hiệu để phân tích được nguyên tố có trong mẫu rắn (% trọng lượng và% nguyên tử) trong một vùng phổ phân tích.

53

Thực nghiệm: Trong luận án này, các mẫu đo EDX được đo trên JED-2300 với

lớp phủ vàng - Viện Vật liệu–Viện Hàn Lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam.

2.3.4. Hiển vi điện tử quét (SEM)

Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope viết tắt là SEM) là phương pháp tốt để nghiên cứu các đặc điểm bề mặt của vật liệu.

Thực nghiệm: Trong luận án này, ảnh hiển vi điện tử SEM được ghi trên máy SEM S-4800 (Hitachi, Nhật Bản), hoạt động ở điện áp gia tốc 200 kV đặt tại Viện Khoa học Vật liệu, kích thước có thể quan sát được có độ phân giải là 2 nm.

2.3.5. Hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Phương pháp nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn được sử dụng phổ biến là TEM. Nguyên tắc của TEM là ảnh được tạo ra trên phim quang học, trên màn huỳnh quang,

hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số.

TEM tuy có độ phóng đại và độ phân giải cao nhưng hình ảnh của TEM khơng thể hiện được cấu trúc tinh thể của vật liệu.

Việc kết hợp hai phương pháp TEM và SEM để khai thác những ưu điểm của

hai phương pháp này đã được nhiều nghiên cứu sử dụng. Trong luận án được sử dụng

cả hai phương pháp để đánh giá cấu trúc, đặc điểm của vật liệu tổng hợp.

Thực nghiệm: Trong luận án này, ảnh TEM được thực hiện trên kính hiển vi

Leica IEO 906E hoạt động ở 120 kV đo tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

2.3.6. Đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ nitrogen (BET)

Phương pháp BET (Brunauner-Emmett-Teller) được sử dụng để xác định diện tích bề mặt riêng, kích thước các mao quản của vật liệu.

Thực nghiệm: Trong luận án này, phương pháp đẳng nhiệt hấp thụ - loại hấp

thụ N2 được thực hiện trên máy TriStar 3000 của Mỹ tại Viện Hóa học ở nhiệt độ

54

2.3.7. Phổ quang điện tử tia X (XPS)

Phương pháp phổ điện tử quang tia X (XPS-X–ray Photoelectron Spectroscopy) được sử dụng để phân tích thành phần hóa học bề mặt và trạng thái hóa học của vật liệu.

Thực nghiệm: Trong luận án này, máy quang phổ AXISULTRA DLD

Shimadzu Kratos (Nhật Bản) sử dụng bức xạ Al Kα đơn sắc (1486,6 eV) được sử dụng để đo phổ XPS các mẫu.

2.3.8. Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Nguyên lý của phương pháp AAS (Atomic Absorption Spectrometer) là hấp

thu của hơi nguyên tử. AAS có thể phân tích các chỉ tiêu trong mẫu (mẫu này phải

được vơ cơ hóa trong dung dịch) có nồng độ từ ppb - ppm.

Để tính ra được nồng độ nguyên tố có trong mẫu đem phân tích, sử dụng một năng lượng bức xạ có đặc trưng riêng của mỗi nguyên tử để chiếu vào đám hơi nguyên

tử. Sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, đo cường độ còn lại của bức xạ đặc trưng này.

Hình 2.12. Mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ Aλ và nồng độ chất Cx

Hình 2.12 thể hiển mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ Aλ-nồng độ chất Cx và

theo phương trình sau: Aλ = a. b. Cx (2.1)

Trong đó:

55

b = 1 (vùng tuyến tính AB); b < 1 (vùng khơng tuyến tính BC);

Cx : nồng độ chất phân tích.

Thực nghiệm: Trong luận án, sử dụng thiết bị đo quang phổ AAS 630

Shimadzu - Nhật Bản, Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam được dùng để đo các mẫu.

2.3.9. Phổ hồng ngoại FT- IR

FT-IR) được thực hiện ở vùng ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng sử dụng có tần số thấp hơn và bước sóng dài hơn so với vùng ánh sáng Vis. Ta có thể đo sự hấp thụ ánh

sáng hồng ngoại như là một hàm của số sóng. Định luật Lambert-Beer xác định được cường độ hấp thụ hồng ngoại theo công thức:

(2.2)

Trong đó: I và Io cường độ của chùm ánh sáng tới và truyền qua; c là nồng độ

của mẫu và d là bề rộng của cuvet; ε là hệ số hấp thụ phân tử.

Tại mỗi dịch chuyển dao động, phân tử hấp thụ năng lượng ∆E = h từ nguồn hồng ngoại. Người ta thường biểu diễn độ truyền qua (T) theo số sóng trong IR theo cơng thức:

(2.3)

T(%) không tỉ lệ với nồng độ của mẫu. Đại lượng cường độ hấp thụ A được định nghĩa như sau:

(2.4)

Trên phổ hồng ngoại, trục tung biểu diễn độ truyền qua T(%) hay gọi là cường độ hấp thụ, cịn trục hồnh biểu diễn số sóng (tính theo cm-1) hoặc bước sóng (tính

theo μm). Phổ hồng ngoại là đường cong thể hiện sự phụ thuộc cường độ hấp thụ của

một chất A vào bước sóng hoặc số sóng.

Thực nghiệm: Trong luận án này, Thiết bị FT-IR 8101 SHIMADZU, tại Khoa

Hóa học, Trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội được dùng để đo các mẫu

cd oe I I = − (%) .100 o I T I =

56

2.3.10. Phương pháp sắc kí

2.3.10.1. Sắc kí khí-khối phổ (GC-MS)

Phương pháp GC/MS là phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp sắc ký khí

kết hợp khối phổ. Phương pháp này dùng để phân tích các hợp chất hữu cơ. GC/MS cho biết được công thức cấu tạo của hợp chất cần phân tích thơng qua các mảnh ion của khối phổ và các đỉnh peak của phép phân tích sắc ký khí.

Thực nghiệm: Trong luận án này phổ GC-MS được thực hiện tại phòng cảnh sát mơi trường C49. Các phân tích GC-MS được tiến hành trên máy Agilent 7890/5975C- GC/MSD với các điều kiện phân tích:

+ Chia dịng 100:1

+ Buồng hóa hơi mẫu: 270 oC

+ Cột phân tích: DB-5MS, 30 m x 0,25 mm x 0,25 μm

+ Chương trình nhiệt độ lị: 100 oC, gia nhiệt 10oC.phút-1→ 250 oC giữ trong

10 phút

+ Thể tích bơm mẫu: 2μl

2.3.10.2. Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Phương pháp HPLC dùng để xác định độ chuyển hóa của DBT Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao gồm có các bộ phận cơ bản như sau:

57

Bao gồm: Bình (1) chứa pha động; Bộ phận (2) là bộ phận loại khí; Bơm cao áp

(3); Bộ phận tiêm mẫu (4); Cột sắc ký (5); Đầu dò (6); Bộ phận xử lý số liệu (7) và

bộ phận in dữ liệu (8).

Sự chuyển hóa DBT được tính theo cơng thức:

χ=((Co-Ct)/Co)×100 (%) (2.5)

χ là phần trăm độ chuyển hóa của DBT.

Co: nồng độ DBT ban đầu, mg.L−1

Ct: nồng độ DBT trong dung dịch phản ứng tại thời điểm phản ứng t

(phút), mg.L−1 .

Thực nghiệm: Trong luận án này Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Shimadzu HPLC Series 20A với các thông số như sau: tỷ lệ acetonitril/H2O là 70/30 (v/v), bước sóng của detector UV đặt ở bước sóng 315 nm, tốc độ dịng chảy tối thiểu 1,3 mL và thể tích tiêm 10 mL.

2.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính PTC

Chuẩn bị mẫu nhiên liệu mơ hình

Mẫu nhiên liệu mơ hình với nồng độ DBT 500 ppm được chuẩn bị bằng cách pha

0,5g DBT trong 1 L n-octane khuấy đều trong 30 phút.

2.4.1. Xác định bằng HPLC

Để kiểm tra hoạt tính PTC của các vật liệu Ti-MCM-41; TiO2/Al-MCM-41 và

Ag-TiO2/Al-MCM-41. Phản ứng oxy hóa tách loại DBT trong nhiên liệu mơ hình được thực như sau:

Cách tiến hành: [Đưa 0,05 gam xúc tác vào 20 mL dung dịch mẫu được chứa

trong bình cầu 3 cổ dung tích 500 mL. Khuấy hỗn hợp phản ứng trên và được đặt trong bóng tối 45 phút để đạt được trạng thái cân bằng hấp phụ, sau đó bổ xung từ từ

1 mL H2O2 30% vào hỗn hợp và tốc độ khuấy tăng lên 400 vòng.phút-1 trong điều

kiện ánh sáng đèn UV hoặc ánh sáng thường. Ánh sáng UV lấy từ ánh sáng đèn UV công suất chiếu sáng là 30W, ánh sáng thường lấy từ đèn vonfram 165 W điều chỉnh ở các nhiệt độ khác nhau (30 °C, 50 °C và 70 °C bằng nhiệt kế), khoảng cách từ đèn chiếu sáng đến bề mặt hệ phản ứng là 15 cm. Để quan sát tốc độ oxy hóa hợp chất DBT

58

với 3 xúc tác Ti-Al-MCM-41, TiO2/Al-MCM-41 và Ag–TiO2/Al-MCM-41 thì hệ phản ứng được thực hiện trong thời gian t liên tục (t=0,5; 1; 2; 3 và 5 giờ) lấy mẫu ra đo. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) được sử dụng để do các mẫu

dung dịch sau phản ứng].

Bảng 2.1 và Hình 2.14 là kết quả HPLC của mẫu nhiên liệu mơ hình sau phản ứng

Bảng 2.1. Giá trị diện tích peak tại nồng độ từ 0 - 500 ppm

Nồng độ (ppm) Diện tích peak Nồng độ (ppm) Diện tích peak

0,05 1193 10 230316 0,1 2599 25 639114 0,25 7115 50 1293316 0,5 14556 100 2608493 1 29493 150 3924824 1,5 44521 200 5210805 2 59295 250 6494078 2,5 74254 500 12987903 5 149280 0 30000 60000 90000 120000 150000 0 1 2 3 4 5 Diện tích p eak Nồng độ (ppm) (a)

59

Hình 2.14. Đường chuẩn mẫu nhiên liệu mơ hình, (a) đường chuẩn 0,05–5 ppm, (b)

đường chuẩn 5–500 ppm

2.4.2. Xác định bằng phổ hấp thụ UV - Vis

Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ dibenzothiophene (DBT)

Pha dung dịch DBT nồng độ 300 ppm, 250 ppm, 200 ppm, 150 ppm, 100 ppm, 50 ppm rồi tiến hành đo tử ngoại khả kiến (UV-Vis). Xây dựng đường chuẩn bằng

cách dựa vào cường độ hấp thụ và bước sóng hấp thụ λmax = 325 nm [151]

Nồng độ DBT được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến

(UV-Vis) tại λmax = 325 nm. Độ hấp thụ mạnh ở λmax = 325 nm cho thấy sự chuyển dịch

điện tử n→ π * của nguyên tử lưu huỳnh trong dibezothiophene (DBT) [151]

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 300 320 340 360 C ườ ng độ hấ p thụ ( a. u) Bước sóng (nm) 50ppm 100ppm 150ppm 200ppm 250ppm 300ppm Hình 2.15. Phổ UV-Vis của DBT ở các nồng độ 300 ppm, 250 ppm, 200 ppm, 150 ppm, 100 ppm, 50 ppm 0 3000000 6000000 9000000 12000000 15000000 0 100 200 300 400 500 Diện tích p eak Nồng độ (ppm) (b)

60

Đường chuẩn hấp thụ tia UV–Vis của dibenzothiophene được xây dựng bằng cách tiến hành đo độ hấp thụ tia UV–Vis tại bước sóng λ = 325 nm của các mẫu DBT nồng độ 50 ppm, 100 ppm, 150 ppm, 200 ppm, 250 ppm, 300 ppm. UV-Vis và đường chuẩn của DBT được trình bày trong Hình 2.15 và 2.16.

Dựa vào cường độ hấp thụ và nồng độ dibenzothiophene đường chuẩn được thiết lập để xác định nồng độ dibenzothiophene.

Hình 2.16. Đường chuẩn xác định nồng độ dibenzothiophene (DBT)

Cách tiến hành: Lấy 10 mL nhiên liệu mơ hình và 0,2 g vật liệu PTC Ag- AgBr/Al-MCM-41 được đặt vào thiết bị phản ứng. Trước khi chiếu sáng, hệ phản ứng trên được đặt trong bóng tối 45 phút để đạt được trạng thái cân bằng hấp phụ. Sau đó, một lượng H2O2 thích hợp đã được thêm vào hệ thống phản ứng và nó được chiếu sáng bằng đèn Hg áp suất cao 125 W, khoảng cách từ đèn chiếu sáng đến bề mặt hệ

phản ứng là 15 cm. Độ chuyển hóa DBT được xác định bằng quang phổ UV-Vis ở

λ max =325nm [151].

Sự chuyển hóa DBT được tính theo cơng thức:

χ = ((Co-Ct)/Co)×100 (%) (2.6)

χ: là phần trăm độ chuyển hóa của DBT.

Co: nồng độ DBT ban đầu, mg.L−1

Ct: nồng độ DBT trong dung dịch phản ứng tại thời điểm phản ứng

t (phút), mg.L−1 . y = 0.0139x + 0.0368 R² = 0.9989 0 1 2 3 4 5 0 100 200 300 400 Cư ờng độ (a.u) Nồng độ (ppm)

61

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả tinh chế bentonite thô

Mục đích của q trình tinh chế bentonite là loại bỏ các tạp chất cơ học, các hạt

có kích thước lớn. Trong quá trình tinh chế, tạp chất cơ học sẽ lắng ở lớp dưới cùng sẽ được loại bỏ. Lớp giữa chủ yếu là là MMT và có lẫn một phần nhỏ quartz là nguồn chứa silic cho quá trình tổng hợp Al-MCM-41. Phần trên cùng sẽ chủ yếu là huyền phù chứa

hạt bụi nhỏ sẽ được loại bỏ.

Nguồn bentonit thô được lựa chọn cho q trình thí nghiệm đó bentonit Di Linh; sau khi tiến hành thí nghiệm ta thu được khối lượng của mẫu bentonit đã tinh chế, được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiệu suất của quá trình tinh chế bentonit thơ

Tên mẫu thí nghiệm Bentonit Di Linh

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Khối lượng bentonit thô (g) 20 20 20

Khối lượng bentonit đã tinh chế (g) 9,25 9,002 9,702

Hiệu suất trung bình (%) 46,59

Kết quả cho thấy hiệu suất tinh chế bentonit Di Linh thu được là 46,59% và nó phù hợp với hàm lượng montmorillonit theo các số liệu được công bố về thành phần của bentonit Di Linh trước đó [129], kết quả bentonite sau tinh chế được xác định bằng XRD, FT-IR và SEM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xúc tác quang trên cơ sở ag,tial MCM 41 điều chế từ bentonite ứng dụng để xử lý lưu huỳnh trong nhiên liệu (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)