SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 117 - 127)

Việc chỉ ra các yêu cầu phát triển năng lực tư duy BCDV có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để đưa ra các giải pháp phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS, căn cứ vào thực trạng và những yếu tố tác động đến phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP, đặt ra một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, Học viện KHQS phải tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và

phương pháp giáo dục, đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực tiếp thu tri thức vững chắc, chuyên sâu đáp ứng yêu cầu đối ngoại quốc phịng

Quốc phịng là việc giữ gìn chủ quyền và an ninh của đất nước, hoạt động diễn ra phức tạp đòi hỏi người học viên - sĩ quan tương lai phải có tri thức toàn diện, phương pháp chuyên mơn, nghiệp vụ nhuần nhuyễn. Để đạt được điều đó, học viên - người cán bộ sĩ quan tương lai phải được trang bị khối lượng, hệ thống tri thức cho người học được thể hiện ở chương trình, nội dung đào tạo, thơng qua phương pháp, phương tiện dạy học làm chuyển hóa nội dung tới học viên theo quy luật nhận thức, xây nên phẩm chất chính trị, đạo đức, tâm lý và trình độ năng lực nhận thức, tham mưu và tổ chức của người sĩ quan NNQS và QHQT về QP tương lai. Học viên phải đồng thời nắm vững tri thức chuyên ngành, phải có nghệ thuật vận dụng sáng tạo các nguyên tắc, quan điểm, phương pháp luận BCDV vào nắm bắt hệ thống khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học đối ngoại mà họ đảm nhận sau này, đồng thời, phải có những hiểu biết nhất định về kiến thức của các môn khoa học cơ bản đại cương, cơ sở ngành, kiến thức về đời sống xã hội. Sự vững vàng về tri thức chỉ là điều kiện cần để người sĩ quan NNQS và QHQT về QP đảm nhận cơng việc được giao, bên cạnh đó họ phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp, kỹ năng giải quyết công việc. Nghiệp vụ lễ tân, khoa học giao tiếp, nghệ thuật đàm phán tạo nên kỹ năng nghề nghiệp của người sĩ quan tương lai, nếu thiếu nó họ sẽ khơng thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chun mơn, nghiệp vụ là sự thống nhất biện chứng giữa tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phương pháp tư duy BCDV của học viên, thực chất là cung cấp cho họ hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp đặc thù

phù hợp với phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ trong hoạt động đối ngoại quốc phòng. Tri thức nghề nghiệp được trang bị qua các môn khoa học về kỹ năng thực hành, kỹ năng ngoại ngữ; đồng thời còn do học viên tự học, tự rèn, tổng kết khái quát kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện dần phương thức làm việc thông qua việc các hoạt động thực hành, thực tập và các hoạt động thực tiễn khác. Do đó, phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP, làm cho tư duy của họ xâm nhập sâu hơn vào bản chất, quy luật vận động, phát triển vào miền đối tượng, đối tác quan hệ quân sự, quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bám sát yêu cầu nhiệm vụ của Ngành đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra cần phải tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng truyền thụ kiến thức cơ bản và đặc biệt coi trọng trang bị phương pháp để học viên tự học, tự làm sáng tạo.

Năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS không chỉ phát triển dựa trên tiếp thu, lưu trữ hệ thống tri thức nền tảng mà nhà trường trang bị cho học viên trong chương trình, nội dung đào tạo mà cịn dựa vào việc phát huy năng lực trí tuệ và các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa… để chiếm lĩnh, vận dụng hệ thống tri thức được trang bị, thơng qua đó tư duy được đào luyện và phát triển. Nếu phương pháp đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP lạc hậu, không tạo ra được động lực kích thích năng lực tư duy sáng tạo, óc dự báo của người học thì năng lực tư duy BCDV khơng thể phát triển.

Việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sẽ trang bị cho học viên các phương pháp làm việc khách quan, khoa học, hình thành nên năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Năng lực nghề nghiệp được biểu hiện ở nhiều khả năng cần thiết phục vụ hoạt động dạy học như: thiết lập sự thống nhất biện chứng giữa tri thức, kỹ năng và phương pháp làm việc; năng lực tham mưu; năng lực tổ chức, điều hành hoạt động; năng lực xử lý tình huống, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn trong công việc; kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cơng việc ... Năng lực này chỉ được hình thành và phát triển cao khi học viên biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo tư duy BCDV vào quá trình học tập tiếp thu tri thức, kinh nghiệm và rèn luyện sử dụng thành thạo công cụ ngôn ngữ và phương tiện kỹ thuật trong thực tiễn.

Yêu cầu này địi hỏi việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo phải tạo ra sự thống nhất mới để học viên có phương thức tiếp thu được nhiều tri thức hơn phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo hướng dẫn hoạt động thực hành hiệu quả hơn. Vì vậy, Học viện KHQS cần cân nhắc, tính tốn, điều chỉnh sao cho phù hợp giữa khối lượng kiến thức, các môn học với quỹ thời gian đào tạo, giữa lý thuyết và thực hành, giữa các khối kiến thức được trang bị với phương pháp tổ chức, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên có thời gian tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ. Đó cũng là cơ hội để tư duy của học viên được “mài sắc”, các sản phẩm của tư duy như độc lập, tự chủ, sáng tạo có điều kiện phát triển và tự khẳng định trong thực tiễn. Dạy học khơng phải cứ “rót đầy” tri thức là đã hồn tồn tốt mà quan trọng hơn là sự tương tác qua lại giữa chủ thể dạy và chủ thể học; giảng viên cần truyền thụ cho học viên sự cảm hứng sáng tạo, tính nhạy bén, linh hoạt khi lựa chọn phương pháp học tập, tích lũy chun mơn, phương pháp làm việc phù hợp với xu thế của thời đại nhằm tự khẳng định mình bằng hiệu quả của công việc và tự tiếp thu tri thức mới, bổ sung nhận thức từ thực tiễn sau này.

Như vậy, để trở thành cử nhân NNQS và QHQT về QP; trở thành người đảng viên, sĩ quan cán bộ của Đảng công tác trong Quân đội, theo chuẩn đầu ra có sự thống nhất biện chứng giữa xác định tri thức, lựa chọn phương pháp dạy học, cùng các kỹ năng cần thiết phục vụ cho thực hành, thực tập nghiệp vụ để tự học viên lựa chọn một phong cách nhất định, một lối sống phù hợp với con đường “binh nghiệp” mà họ đang đi và phải học tập, cơng tác để sống bằng chính giá trị từ cái nghiệp mà họ đã lựa chọn, tất yếu học viên cần và phải biết suy nghỉ bằng khối óc và đi bằng đơi chân của mình trong mơi trường qn sự xã hội hiện thực . Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP cần kế thừa thành tựu giáo dục trong nước và của các nước có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại theo hướng chú trọng phát triển năng lực phương pháp tư duy BCDV làm công cụ trong học tập tiếp nhận tri thức khoa học, rèn luyện nhân cách cho học viên.

Thứ hai, nắm vững bản chất khoa học, cách mạng và phương pháp luận biện

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình. Học để mà làm, lý luận đi đơi với thực tiễn”. [67, tr. 611]. Trong Điều lệ và Cương lĩnh của mình, Đảng ta trước sau như một, khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là do bản chất khoa học, cách mạng của nó quyết định. Vượt lên trên tất cả các học thuyết, lý luận trong lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, con đường, điều kiện, lực lượng, phương pháp, hình thức đấu tranh giải phóng triệt để xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng, tha hóa, đói nghèo dưới mọi hình thức trên cơ sở phát hiện ra những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển lịch sử xã hội lồi người. Ngày nay, chỉ có đi theo học thuyểt Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới, đem lại hịa bình, hạnh phúc thật sự cho nhân dân.

Với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành vũ khí tinh thần sắc bén của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Trước đây đã như vậy, trong thời kỳ quá độ từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến đi lên CNXH bỏ qua chế độ CNTB, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc sáng soi đường, dẫn lối đưa dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách xây dựng thành cơng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN; là nền tảng lý luận làm luận cứ khoa học cho phát triển

lý luận qn sự quốc phịng Việt Nam nói chung và Quan hệ Quốc tế về quốc phịng nói riêng; định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn làm cho hoạt động học tập, rèn luyện được tiến hành một cách tự giác; vai trị tích cực, sáng tạo của các tổ chức, các lực lượng được phát huy và trang bị tri thức hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học làm cơ sở luận giải bản chất, đặc điểm của Quan hệ Quốc tế về quốc phòng. Hành trang của học viên - sĩ quan tương lai trong thời đại cách mạng công

nghiệp, mở cửa hội nhập quốc tế cần phải trang bị đầy đủ phẩm chất, năng lực của người sĩ quan đối ngoại quốc phịng, song, duy nhất có một thứ khơng thể thiếu là

phải nắm chắc bản chất khoa học, cách mạng và vận dụng sáng tạo phép BCDV của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống và hoạt động đối ngoại quốc phòng.

Nắm vững phương pháp luận DVBC của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là học thuộc các khái niệm, phạm trù quy luật và các công thức rồi đem áp dụng một cách máy móc vào nhận thức, hoạt động thực tiễn, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, mà nắm vững phương pháp luận DVBC trước hết là nghiên cứu sâu sắc và toàn diện các bộ phận cấu thành học thuyết ấy, hiểu rõ bản chất khoa học, cách mạng của nó; biết vận dụng lý luận vào xem xét các dấu hiệu âm mưu của các đối tượng, đối tác trong mối liên hệ qua lại, có tính quy luật của nhiệm vụ xây dựng qn đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; hiểu được yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, từ đó biết vận dụng phép BCDV để giải quyết các vấn đề trong học tập, rèn luyện, nắm vững chủ nghĩa Mấc-Lênin là nắm vững linh hồn sống động, nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp của học thuyết ấy mà khơng bị trói buộc bởi những câu chữ, những kết luận hay những khẩu hiệu có sẵn trong các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thứ ba, học viên cần xây dựng và nghiêm túc thực hiện kế hoạch tự học tập,

tự nghiên cứu khắc phục tư duy siêu hình, duy tâm, chủ quan

Thực tế cho thấy lượng kiến thức cần cho cuộc sống và công tác của mỗi người không bao giờ được coi là đầy đủ, đối với học viên - sĩ quan tương lai trong quân đội ta, nhiệm vụ nghiên cứu, phiên dịch, biên dịch đã và đang đòi hỏi mỗi học viên phải không ngừng bổ sung, cập nhật tri thức về nhiều mặt. Nếu mỗi học viên không chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, với định hướng rõ ràng trực tiếp phục vụ cho việc nâng cao trình độ tri thức và năng lực, cái gì cũng muốn học hỏi ngay thì khơng thể có được vốn liếng tri thức để phát triển năng lực tư duy BCDV. Vì vậy, mỗi học viên cần căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ và khả năng thực tế, các điều kiện đảm bảo để xác định nội dung tự học, tự rèn cho phù hợp với bản thân mình kể cả trước mắt và lâu dài.

Tuân thủ thời gian, khắc phục mọi khó khăn, kiên quyết thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, phương pháp tự học, tự rèn thực

sự có hiệu quả là mỗi học viên phải kết hợp học với hành, gắn liền lý luận với thực tiễn. Học viên phải biết ứng dụng ngay tri thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ thực hành, tập bài, phải biết thường xuyên tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận để phát triển tri thức lý luận, kỹ năng thực hành ở lần sau đạt hiệu quả hơn. Hơn nữa học viên phải biết tranh thủ ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể quân nhân về việc tự học, tự rèn của mình, phải lấy tập thể làm tấm gương soi cho mình, lấy hiệu quả học tập, rèn luyện mà tự kiểm tra, đánh giá sự phát triển năng lực tư duy BCDV, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp, thiết thực.

Tăng cường tương tác giữa giảng viên với học viên trong hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục tuyên truyền, khắc phục sự bó hẹp thông tin đối với học viên. Nếu lượng thơng tin khơng đầy đủ, thiếu chính xác, khơng kịp thời, học viên rất khó khắc phục các biểu hiện tư duy siêu hình, chủ quan, phiến diện… nảy sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện. Để bảo đảm tính vững chắc của hệ thống tri thức và sự mềm dẻo của tư duy, phát triển năng lực tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của học viên, nhà trường phải đổi mới hoạt động thực hành, thực tập. Bởi lẽ, phải thông qua các hoạt động thực tiễn này, năng lực tư duy BCDV của học viên NNQS và QHQT về QP mới được sự cọ sát, phát triển. Thực hành, thực tập là những hình thức tốt để kiểm nghiệm tính đúng đắn của tri thức đã tiếp thu được. Trong quá trình thực hành, thực tập, các mâu thuẫn nảy sinh, đòi hỏi học viên phải huy động năng lực tư suy sáng tạo vào giải quyết; nhờ đó năng lực tư duy BCDV của họ phát triển, khắc phục được những biểu hiện của tư duy siêu hình, chủ quan, duy tâm, giúp học viên nhận thức đúng đắn tình hình, u cầu nhiệm vụ học tập có kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn đầu ra.

Thứ tư, học viên phải vận dụng tư duy biện chứng duy vật trong rèn luyện

các kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong hoạt động thực tiễn

Vận dụng tư duy BCDV trong sử dụng khái niệm thực hiện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch ngoại ngữ quân sự và giao tiếp, ứng xử trong quan hệ quốc tế khơng phải tự nhiên có được mà là kết quả của quá trình đào tạo và tự đào tạo cơng phu, nghiêm túc, thường xuyên, liên tục ở học viên Học viện KHQS. Giao tiếp trong môi trường quân sự là một nghệ thuật vừa nhằm mục đích truyền tải, trao đổi

thông tin với đối tác và đối tượng, vừa để ta biết đối tượng, nhưng không để đối

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 117 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w