Cơng trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 25 - 31)

tư duy biện chứng duy vật

Đào Duy Tùng trong cuốn sách: Bàn về đổi mới tư duy, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, bố cục thành 4 chương với 6 nội dung, tác giả đã phản ánh sự cần thiết phải đổi mới tư duy, tư duy lý luận về con đường đi lên CNXH là do sự lạc hậu về kinh tế, chính trị, xã hội; sự yếu kém trong nhận thức về con đường đi lên CNXH; chỉ ra phương hướng, nội dung, biện pháp để đổi mới tư duy; đồng thời khẳng định, đổi mới tư duy là yêu cầu bức thiết, là mệnh lệnh của cuộc sống và là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Tác giả của cuốn sách đã nhấn mạnh, muốn kết hợp đổi mới nội dung, phương pháp tư duy, thì phải nắm vững tư duy biện chứng mácxít, đẩy mạnh cơng tác tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, kiểm tra lại hệ thống tri thức; tích cực nghiên cứu lịch sử tư duy dân tộc và tư duy nhân loại; đổi mới công tác thông tin; khắc phục chủ nghĩa cá nhân, xuất phát từ thực tiễn, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Tác giả Nguyễn Văn Phương trong cơng trình: Vai trị của tư duy lơgic trong

phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ sĩ quan chính trị cấp phân đội,

Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2000, theo tác giả nội hàm của mỗi hình thức tư duy gồm bốn bộ phận là: đối tượng, nội dung, ngơn ngữ và hình thức tổ chức, kết cấu của tư tưởng. Tác giả khẳng định tư duy lơgic có bốn đặc điểm là: tư duy lơgic mang tính hệ thống; phản ánh cái tất yếu khách quan; mang tính chặt chẽ và chính xác cao. Đồng thời tác giả cho rằng cấu trúc năng lực tư duy sáng tạo của học viên gồm ba bộ phận: năng lực ghi nhớ, tái hiện; năng lực khái quát hóa, trừu tượng hóa và năng lực liên tưởng, so sánh, suy luận để tạo ra tri thức mới.

Nguyễn Thị Bích Thủy trong cơng trình: Vai trị của tư duy biện chứng đổi

với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án

tiến sĩ Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001, đã phân tích bản chất, đặc điểm của tư duy BCDV; đưa ra định nghĩa về tư duy BCDV của đội ngũ cán bộ kinh tế hiện nay; phân tích năm vai trị của tư duy BCDV đối với đội ngũ cán bộ kinh tế: vai trò ra quyết định; tổ chức thực hiện; phát hiện và giải quyết các

mối quan hệ; kiểm tra và tổng kết rút kinh nghiệm, đồng thời đánh giá thực trạng tư duy BCDV của đội ngũ này và đề xuất yêu cầu và ba giải pháp cơ bản nâng cao trình độ tư duy BCDV của đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế ở nước ta hiện nay - người lãnh đạo kinh tế phải là nhà biện chứng duy vật.

Hồ Bá Thâm, Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. Tác giả định nghĩa về năng lực tư duy và khẳng định có ba yếu tố cấu thành năng lực tư duy, đó là: năng lực ghi nhớ, tái hiện những hình ảnh do cảm tính đem lại; năng lực trừu tượng hóa, khái qt hóa trong phân tích, tổng hợp và năng lực tưởng tượng và liên tưởng để tìm bản chất của vấn đề đi từ chưa biết đến biết, vạch ra cái mới. Trên cơ sở phân tích 5 yếu tố cơ bản tác động ảnh hưởng tới năng lực tư duy, như: yếu tố bẩm sinh; yếu tố trình độ, phương thức và mơi trường của tồn tại xã hội; trình độ khoa học và nghệ thuật của xã hội mà loài người đã đạt được trong quá trình sáng tạo và sử dụng; yếu tố tiếp thu tri thức một cách tự giác và sự suy ngẫm, thử nghiệm tri thức vào hoạt động thực tiễn và yếu tố nhu cầu lợi ích, động cơ cảm xúc tâm lý của chủ thể. Tác giả phân tích thực trạng năng lực tư duy và yêu cầu nâng cao năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo, theo tác giả để phát triển năng lực tư duy ở mỗi người, chúng ta cần khai thác, phát huy hiệu quả, vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới nó, phải thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố để có cơ chế bồi dưỡng, sử dụng phù hợp mới phát huy được tác dụng của nó và đưa ra năm giải pháp cơ bản để phát triển năng lực tư duy của người cán bộ.

Trần Nhâm trong cuốn sách: Tư duy lý luận với sự nghiệp đổỉ mới, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2004, với 8 chương tác giả đã phân tích và luận giải đặc thù của tư duy triết học mácxít và vai trị của TDBC đối với công cuộc xây dựng CNXH hiện nay. Tác giả cho rằng, tư duy BCDV là hệ thống những khái niệm, nguyên lý, quy luật, phạm trù phản ánh bản chất, quy luật vận động và phát triển của hiện thực khách quan; nó là thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định rằng, trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư duy triết học phải được xem xét dưới góc độ phương pháp luận quan trọng trong thực tiễn, đối tượng nghiên cứu và lý thuyết khoa học. Do vậy, chúng ta cần khắc phục những sai lầm trong tư duy như: tư duy siêu hình,

máy móc, chiết trung, ngụy biện, cần xác lập tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của tư duy BCDV đáp ứng u cầu, địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay và bản thân Đảng phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế để lãnh đạo đất nước vững bước trên con đường đi tới tương lai.

Trần Văn Phòng trong bài: “Giải pháp nâng cao năng lực tư duy biện chứng chống bệnh giáo điều, kinh nghiệm và chủ quan duy ý chí ”, Tạp chí Lý

luận chính trị, số 8/2007, tác giả khẳng định: Nâng cao năng lực tư duy biện

chứng, chống bệnh giáo điều, kinh nghiệm, chủ quan duy ý chí trong cán bộ, đảng viên vẫn là một nhiệm vụ cấp bách. Để cơng việc này có hiệu quả phải thực hiện đồng bộ năm giải pháp: một là, trau dồi phương pháp luận BCDV; hai là, tăng cường tổng kết thực tiễn; ba là, dân chủ hóa đời sống xã hội; bốn là, nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học công nghệ hiện đại cho cán bộ đảng viên ; năm là, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên.

Trần Viết Quang trong cơng trình: Triết học với việc xây dựng năng lực tư duy

biện chứng cho sinh viên sư phạm ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học

viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008, tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận chung về năng lực TDBC, đặc thù của nghề dạy học, những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực TDBC; đồng thời, phân tích thực chất và đặc thù và vai trò của giảng dạy triết học với việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực TDBC cho sinh viên sư phạm. Trên cơ sở đó, tác giả khảo sát và phân tích thực trạng, nguyên nhân làm hạn chế việc giảng dạy triết học; đề xuất bốn giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa vai trò giảng dạy triết học trong bồi dưỡng, rèn luyện năng lực TDBC cho sinh viên sư phạm nước ta hiện nay.

Trần Văn Riễn trong cơng trình: Phát triển tư duy biện chứng duy vật của học

viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật Quân sự hiện nay, Nhà xuất bản QĐND, Hà

Nội, 2013, đã phân tích lý luận về tư duy BCDV và thực chất phát triển tư duy BCDV của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật Quân sự hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung phân tích 05 đặc điểm, thực trạng, những vấn đề đặt ra, những nhân tố tác động và yêu cầu đối với quá trình phát triển tư duy BCDV của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự - đảng viên, cán bộ, kỹ sư khoa học kỹ thuật quân sự tương lai; đề xuất năm giải pháp cơ bản: Hoàn thiện mục tiêu, mơ hình và đổi mới nội dung,

chương trình và phương pháp đào tạo; nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Lơ gic học; khắc phục biểu hiện duy tâm siêu hình, chủ quan trong học tập và dân chủ hóa trong học tập, rèn luyện, nhằm phát triển tư duy BCDV của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay.

Hồng Thúc Lân là tác giả của cơng trình: Phát triển năng lực tư duy biện

chứng cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản CTQG - ST, Hà Nội, 2014,

tác giả đã phân tích năng lực TDBC, đặc điểm, thực chất, yêu cầu, vai trò và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực TDBC đối với sinh viên đại học sư phạm - giáo viên tương lai; mục đích của việc phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên Việt Nam hiện nay là nhằm phát triển cho họ năng lực nhận thức và vận dụng phương pháp luận BCDV, năng lực tư duy lôgic, năng lực tổng kết thực tiễn trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện nghiệp vụ chun mơn, tổng hợp tri thức đã có, sáng tạo ra tri thức mới để trở thành người lao động chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, phân tích thực trạng phát triển năng lực TDBC cho sinh viên đại học sư phạm hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất ba giải pháp cơ bản: Hồn thiện mục tiêu, mơ hình, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học; hồn thiện môi trường giáo dục đại học và phát huy vai trị tích cực, chủ động của sinh viên trong việc tự rèn luyện phát triển năng lực tư duy biện chứng, nhằm phát triển năng lực TDBC cho sinh viên đại học sư phạm Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Hiền Lương trong cơng trình “Tư duy và vấn đề rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy của nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí

Triết học, số 6/2015, tác giả đã phân tích hệ thống lý luận về tư duy biện chứng,

năng lực tư duy biện chứng; với bốn đặc điểm và năm thao tác tư duy. Vấn đề rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy của nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó tác giả đề xuất hai giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa năng lực TDBC của nguồn lực chất lượng cao là: có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và nguồn nhân lực chất lượng cao phải chăm lo học tập, nâng cao trình độ các mơn lý luận chính trị, đặc biệt là triết học duy vật biện chứng.

Nguyễn Hùng Oanh - Nguyễn Đình Bắc trong bài “Tư duy sáng tạo và tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam”,

Tạp chí Triết học, số 5/2016. Bài viết tập trung phân tích và luận giải những dấu ấn

nổi bật và sâu sắc nhất từ tư duy sáng tạo và tầm nhìn chiến lược của chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam trên các khía cạnh: lựa chọn con đường đi cho cách mạng giải phóng dân tộc, chuẩn bị và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của nhà nước mới sau thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc. Qua đó góp phần khẳng định cơng lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.

Tác giả Dương Quỳnh Hoa trong cơng trình: Phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên khối ngành kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về triết học, Luận án tiến sĩ KHGD,

Đại học sư phạm Hà Nội, 2016 đã phân tích và làm sáng tỏ hệ thống khái niệm tư duy, tư duy lý luận, những yếu tố ảnh hưởng tới tư duy lý luận. Theo tác giả, nghiên cứu về cấu trúc của năng lực TDBC theo ba cách tiếp cận; một là từ cấu trúc của tư duy biện chứng có 05 bộ phận (tri thức khoa học; kinh nghiệm, vốn sống thực tiến; phương pháp luận biện chứng duy vật; tính lơgic và yếu tố thực tiễn mang tính khoa học của tư duy biện chứng); hai là, xét theo quá trình tư duy giải quyết vấn đề thì năng lực TDBC, gồm bốn bước; ba là, xét theo chức năng hoạt động của tư duy khoa học thì năng lực TDBC duy vật, gồm bốn bộ phận, đó là: năng lực phương pháp luận chung; năng lực tư duy lôgic; năng lực tổ chức, tổng kết thực tiễn và năng lực tích lũy tri thức. Đặc biệt tác giả phân tích vai trị của giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong rèn luyện tư duy lý luận cho sinh viên và đề xuất 5 nhóm biện pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực TDBC cho sinh viên khối ngành kỹ thuật ở Việt Nam thông qua dạy - học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về triết học.

Lê Thị Thanh Hà trong bài viết: “Phát huy vai trò của tư duy phản biện trong đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 10/2016, Theo tác giả, tư duy được tiếp cận từ ba góc độ. Đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới là tất yếu khách quan để xây dựng thành cơng CNXH, ở đó diễn ra sự tác động hai chiều đến con người

và xã hội Việt Nam, do đó cần thiết phải phát huy vai trị của tư duy phản biện trước sự tác động của những làn “gió độc” bay vào từ hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tư duy phản biện bao gồm: tư duy tự phản biện lại nhận thức suy nghĩ của chính bản thân mình; tư duy phản biện ngoại cảnh, đó là sự tiếp nhận thơng tin có lý trí thơng qua sự phân tích, đánh giá, nhận định, đặt câu hỏi để xác định có hay khơng, đúng hay sai về thơng tin tiếp nhận. Tác giả đề nghị hai giải pháp cơ bản phát huy vai trò của tư duy phản biện trong đổi mới ở Việt Nam hiện nay là: nâng cao nhận thức, phẩm chất, năng lực phản biện; tạo môi trường xã hội dân chủ thúc đẩy con người dám tranh luận, phản biện với tinh thần xây dựng và trách nhiệm công dân. Nguyễn Anh Quốc - Trịnh Thanh Tùng trong bài viết: “Bốn quan điểm có tính phương pháp luận của V.I Lênin trong phần kết luận “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Tạp chí Triết học số 1/2020. Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, bút ký phê phán một triết học phản động để đấu tranh về tư tưởng nhằm chống lại “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Makhơ, Avênariut và những người theo chủ nghĩa Ma - khơ ở Nga. Từ đó giải quyết những vấn đề, những yêu cầu cấp bách của thực tiễn lịch sử, chính trị, xã hội cũng như phong trào cách mạng vô sản Nga và khái quát về mặt triết học những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên để tiếp tục bảo vệ, phát triển triết học Mác. Nội dung hết sức quan trọng của tác phẩm đó là bốn quan điểm mà V.I Lênin đã tổng kết lại trong phần kết luận đó là: khi xem xét, đánh giá bất kỳ trường phái triết học nào, không nên tin vào họ nói về mình mà cần phải so sánh những cơ sở lý luận của triết học đó với những cơ sở lý luận của chủ nghĩa DVBC về giải quyết

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w