Năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự hiện nay ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 82 - 96)

Quân sự hiện nay - ưu điểm và nguyên nhân

3.1.1.1. Ưu điểm

Một là, năng lực nhận thức, tiếp thu tri thức và vận dụng phương pháp luận

biện chứng duy vật ở học viên ngày càng nhanh và sáng tạo hơn

Thực trạng năng lực tư duy BCDV của học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP trong học tập, rèn luyện được xem xét ở kết quả học tập phép BCDV và vận dụng nó vào học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập.

Phép BCDV vừa là đối tượng để học viên nhận thức, tiếp thu tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, vừa là công cụ trong nghiên cứu học tập các môn khoa học khác. Thực tế chỉ ra rằng, kết quả học tập của học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP một mặt không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy mà còn phụ thuộc phần nhiều vào việc học viên nắm vững bản chất, vận dụng phương pháp tư duy BCDV trong quá trình học tập, tiếp thu tri thức và thực hành, thực tập. Mặt khác, kết quả học tập của học viên cũng phản ánh nội dung tri thức và vai trò gợi mở, định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo của phương pháp tiếp thu, ghi nhớ, lưu trữ và vận dụng tri thức thông qua các giai đoạn đào tạo.

Học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP cơ bản đã nắm vững và vận dụng sáng tạo nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển để nhận thức quy luật vận động, biến đổi của yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; học viên không chỉ

tôn trọng khách quan, xuất phát từ thực tế yêu cầu nhiệm vụ học tập, rèn luyện, mà cịn có khả năng phát huy sự năng động, sáng tạo của mình khi vận dụng hiệu quả nguyên tắc khách quan. Do nắm được nguyên tắc toàn diện, phát triển nên học viên đã biết xem xét, nghiên cứu bản chất của hoạt động quân sự thông qua các dấu hiệu trong hệ thống chỉnh thể; biết xem xét tất cả cả các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong quá trình diễn biến hiện tại và dự báo trong sự vận động, phát triển để có kế hoạch tiếp theo; biết khắc phục suy nghĩ một chiều, chủ quan, tự biện trong tư duy.

Khảo sát kết quả học tập ở giai đoạn cơ sở và giai đoạn chuyên ngành, các báo cáo tổng kết năm học của Học viện KHQS qua nhiều khóa cho thấy: Ở giai đoạn cơ sở, tỉ lệ học viên đạt loại giỏi và khá chiếm tỉ lệ ln thấp hơn ở giai đoạn chun ngành. Điều đó, chứng tỏ rằng, ở một mức độ nhất định, năng lực tư duy BCDV đã có sự vận động theo chiều hướng tích cực, giai đoạn sau có chất lượng tốt hơn, cao hơn so với giai đoạn trước, tầm khái quát hóa, trừu tượng hóa trong tư duy của học viên đã từng bước được nâng lên [Bảng 1.3; 1.4].

Về quan điểm lịch sử - cụ thể và thực tiễn. Học viên đã tiếp thu tri thức kinh nghiệm lịch sử phát triển nhận thức của con người về thế giới, nghệ thuật quân sự trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và vận dụng sáng tạo quan điểm lịch sử - cụ thể và thực tiễn vào nhận thức về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của đất nước, gắn với thời gian, không gian cụ thể; lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với từng môn học, vận dụng có sự cá biệt hóa bám sát sự vận động, biến đổi, phát triển của thực tiễn. Trên cơ sở đó, học viên khắc phục cách học thuộc lòng câu chữ, thiếu sáng tạo; cách xem xét, đánh giá vấn đề chung chung, trừu tượng. Nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo nguyên tắc lịch sử - cụ thể và thực tiễn trong học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập, học viên biết xuất phát từ thực tiễn, coi trọng vận dụng phương pháp biện chứng để ghi nhớ, hiểu biết nắm nội dung học tập, rèn luyện; biết căn cứ vào thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức; biết cách gắn học với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Tính đến năm 2015, số học viên tốt nghiệp giỏi là chiếm 8,27%.

Nhưng chỉ 5 năm trở lại đây, năm 2020 học viên tốt nghiệp giỏi là chiếm 13,59%, tỷ lệ học tập, rèn luyện này đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng

gia tăng số lượng học viên giỏi, làm khóa luận, số học viên khơng đủ điều kiện xét tốt nghiệp ngày càng giảm dần. Chỉ tính riêng học viên NNQS ở mơn triết học, số đạt khá năm 2011 là 2,7 %, năm 2019 tăng lên 7, 41%, số học viên đạt giỏi bình quân trong mười năm là: 3, 81% [Bảng 1.3].

Về các quy luật của phép BCDV. Nhận biết được nguyên nhân, nguồn gốc,

động lực, trạng thái, cách thức, khuynh hướng, con đường hình thành, phát triển của sự vật, hiện tượng thông qua tiếp thu tri thức về quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định. Nhiều học viên đã nâng cao năng lực nhận thức, phát hiện mâu thuẫn biện chứng, phân tích và tìm ra các mâu thuẫn cơ bản, bản chất để xác định phương pháp giải quyết đúng đắn đối tượng nhận thức; biết kế thừa, chọn lọc, tích lũy dần tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, khắc phục tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí, đốt cháy giai đoạn trong nhận thức nguyên nhân của vấn đề quân sự trong thực hành, thực tập. Đồng thời, học viên ln có ý thức tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, hoàn thiện dần năng lực tư duy của bản thân, đáp ứng yêu cầu học tập và tạo nên khả năng rèn luyện, vận dụng sáng tạo phương pháp luận BCDV trong hoạt động thực tiễn. Kết quả điều tra có 54, 9% học viên tự đánh giá khả năng vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin vào học tập, rèn luyện đạt khá [Bảng 1.9].

Về các nguyên lý, các cặp phạm trù. Học viên biết vận dụng sáng tạo các cặp

phạm trù của phép BCDV vào nhận thức và cải tạo thực tiễn để hiểu sâu sắc vấn đề, bổ sung làm phong phú thêm vốn tri thức cho bản thân, vận dụng các phạm trù của phép BCDV để học tập, rèn luyện kỹ năng phiên dịch, biên dịch đảm bảo chuyển tải đến người tiếp nhận hiểu đúng nội hàm của khái niệm. Nắm vững các nguyên lý mối liên hệ và sự phát triển của phép BCDV, học viên nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính chỉnh thể, cấu trúc, hệ thống tác động, liên hệ chuyển hóa lẫn nhau, vận dụng nắm vững hệ thống kiến thức, tạo cơ sở khoa học để nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu, nắm bắt, chiếm lĩnh tri thức khoa học. Nếu ở giai đoạn cơ sở, tư duy của đa số học viên chỉ dừng lại ở mức độ trực quan, ghi nhớ, tái hiện thơng tin là chính, thì sang giai đoạn học các mơn chun ngành, tư duy của học

viên đã có bước “biến đổi” về chất, khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, năng lực tư duy và diễn đạt kiến thức bằng khái niệm, sáng tạo thể hiện rõ nét. Qua điều tra, khảo sát và so sánh phương pháp học tập các mơn lí luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các mơn học khác của học viên ở giai đoạn cơ sở và giai đoạn học tập các môn chuyên ngành, cho thấy: nếu ở giai đoạn cơ sở số đông học viên chủ yếu cố gắng học thuộc những nội dung giảng viên giảng dạy trên lớp như khái niệm, phạm trù, quy luật theo cách ghi nhớ máy móc, thuộc lịng; cịn một bộ phận ít hơn học theo phương pháp hiểu nội dung ý nghĩa của khái niệm, phạm trù, quy luật, từ đó khái quát, tổng hợp kiến thức một cách sáng tạo, thì sang giai đoạn chuyên ngành số đông học viên đã biết kết hợp giữa học thuộc nội dung với việc hiểu thực chất khái niệm, phạm trù, quy luật, bước đầu biết khái quát hóa lý luận [Bảng 1. 3].

Như vậy, có thể khẳng định rằng, khả năng nhận thức và vận dụng các nguyên lý, quy luật, phạm trù BCDV trong nắm bắt, hiểu biết, ghi nhớ nội dung phép biện chứng duy vật, phản ánh hiện thực khách quan diễn đạt tri thức bằng khái niệm, phán đoán, suy lý ở học viên ngày càng hệ thống hơn.

Hai là, trình độ năng lực tư duy lơgic biện chứng ở học viên Học viện Khoa

học Quân sự tốt hơn

Trong quá trình đào tạo cử nhân - sĩ quan NNQS và QHQT về QP tại Học viện KHQS, năng lực tư duy lơgic của học viên ngày càng hồn thiện và mang tinh tự giác do khoa học lôgic biện chứng và các mơn khoa học khác đem lại. Học viên đã có ý thức được vai trị của tư duy lôgic trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt đối tượng, nội dung tư duy như, sử dụng khái niệm, phán đoán, xây dựng giả thuyết khoa học… Để đảm bảo tính chính xác về ngơn ngữ, đa số học viên Học viện KHQS hiện nay đã nhận thức đúng vai trò của tư duy lơgic để có năng lực lựa chọn, sử dụng từ vựng đúng, phù hợp, hấp dẫn đối tượng tiếp xúc tác động, biết phát âm chuẩn, có ngữ điệu, có văn phong trong sáng, hợp lôgic.

Về tư duy khái niệm là chìa khóa để người học tiến tới xác lập nên các phán đốn mới và suy luận đúng đắn, chính xác. Đa số học viên Học viện Khoa học

diên và các phương pháp định nghĩa, phân chia khái niệm, phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng bằng khái niệm khoa học. Trên cơ sở đó, học viên nâng cao được năng lực nhận thức, nghiên cứu, chiếm lĩnh khái niệm, biết lựa chọn phương pháp nắm bắt, lưu trữ tri thức ngắn gọn, chính xác, dễ nhớ, dễ hiểu, nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu; đồng thời, trong hoạt động thực tập, học viên cịn có khả năng vận dụng và truyền tải một cách sáng tạo, hiệu quả khái niệm vào thực hành, thực tập của minh. Học viên cho rằng, để xác định được nội hàm của khái niệm, chủ thể nhận thức phải tìm ra những dấu hiệu cơ bản, khác biệt của khái niệm để hiểu bản chất đối tượng được phản ánh trong khái niệm với thực tiễn thơng qua khái niệm có quan hệ giống chỉ ra sự khác biệt về loài, trên cơ sở nắm vững khái niệm, học viên đã có phương pháp tìm ra những thuộc tính riêng biệt, đặc thù của đối tượng, đối tác đó so với các đối tượng, đối tác khác. Bên cạnh đó, học viên đã có phương pháp nghiên cứu, vận dụng khái niệm hiệu quả trong tiếp nhận hệ thống tri thức; biết kiểm tra, đánh giá, phê phán cách nghiên cứu và vận dụng khái niệm máy móc, mơ hồ, khơng hiểu đầy đủ chính xác các dấu hiệu cơ bản để làm nên khái niệm trong quá trình học tập; biết chỉ ra khoảng cách giữa tri thức lý luận với thực tiến quân sự và cuộc sống. Tư duy khái niệm là cơ sở và điều kiện rèn luyện năng lực khái quát, trừu tượng, phân tích, so sánh, rèn luyện kỹ năng phán đoán, suy luận, phục vụ đắc lực hoạt động nghiên cứu, biên dịch, phiên dịch trong hoạt động đối ngoại quân sự, quốc phòng, học viên có năng lực tư duy khái niệm vững vàng, sẽ có khả năng vận dụng, chuyển hóa hiệu quả các khái niệm khoa học trong thực hành, thực tập. Do vậy, có thể khẳng định rằng, trong q trình học tập đã giúp học viên nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn hệ thống khái niệm chuyên ngành quân sự để có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động ngoại giao quốc phịng. Kết quả điều tra có 83, 33% học viên cho rằng học tập lơgic giúp cho trình bày tư tưởng rõ ràng, rễ hiểu và sử dụng đúng các khái niệm trong phiên dịch, biên dịch [Bảng 1.9].

Về quy luật tư duy lơgic. Trong q trình đào tạo, đa số học viên đã nắm

vững và vận dụng sáng tạo các quy luật của tư duy và học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập. Quy luật đồng nhất; quy luật cấm mâu thuẫn; quy luật loại trừ

cái thứ ba; quy luật lý do đầy đủ. Chẳng hạn, nắm vững quy luật đồng nhất, học viên Học viện KHQS đã nâng cao được năng lực xác định đúng trọng tâm, đầy đủ, chính xác, ngắn gọn kiến thức bài học, khắc phục cách học tập, nghiên cứu lan man, thiếu rõ ràng, thiếu mạch lạc, sai kiến thức, xa trọng tâm giúp cho người học dễ nhớ, dễ hiểu. Quy luật cấm mâu thuẫn giúp cho hoạt động học tập, nghiên cứu của học viên đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, rõ ràng, chính xác, thuyết phục; trong tư duy khơng thể vừa khẳng định lại vừa phủ định một dấu hiệu nào đó của sự vật, hiện tượng trong cùng khoảng thời gian, cùng điều kiện và cùng một mối quan hệ mà lại cho là đúng, trên cơ sở đó, giúp cho việc ra quyết định lựa chọn giải pháp có sức thuyết phục mang lại hiệu quả cao. Quy luật lý do đầy đủ, giúp học viên Học viện Khoa học Quân sự có cơ sở, căn cứ khoa học, đúng đắn khẳng định hay phủ định một vấn đề nào đó, khắc phục cách suy nghĩ và hành động chủ quan, áp đặt, võ đoán, thiếu cơ sở, làm cho người học hoang mang, hoài nghi. Kết quả học tập Lôgic học số học viên đạt loại giỏi năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 số đạt loại giỏi là: 6, 89% đến năm 2019 là: 46, 91% đạt loại giỏi. Tổng kết 10 năm điểm giỏi là: 18, 84% [Bảng 1. 3; 1. 6].

Về xây dựng giả thuyết, chứng minh, bác bỏ trong học tập, nghiên cứu khoa học. Phần lớn học viên đã nâng cao hơn năng lực xây dựng giả thuyết, chứng minh,

bác bỏ trong học tập, nghiên cứu khoa học, tạo tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng thực hành, tập bài, trong học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng giả thuyết khoa học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, góp phần hình thành, phát triển tư duy sáng tạo của bản thân. Giả thuyết là một quá trình tư tưởng bao gồm được xây dựng các giả định về nguyên nhân của các hiện tượng cần nghiên cứu và việc chứng minh các giả định đó, đa số học viên cho rằng để xây dựng giả thuyết cần trang bị cho mình các năng lực sau: Thứ nhất, phát hiện tình huống có vấn đề là điểm xuất phát trong việc tìm kiếm chân lý mới trong hoạt động học tập, rèn luyện chuyên ngành QHQT về QP; Thứ hai, sau khi nghiên cứu toàn cảnh vấn đề, phải xem xét, đánh giá tình huống có vấn đề xây dựng giả thuyết; Thứ ba, chứng minh giả thuyết khoa học hoặc bác bỏ những giả thuyết sai, chưa khoa học.

tưởng khá tốt trong lĩnh hội tri thức và tiếp nhận thông tin nhanh. Đây là một điểm mạnh cơ bản của học viên NNQS và QHQT về QP. Việc xử lý thông tin, tri thức mà học viên tiếp nhận được trong học tập và cuộc sống để biến đổi, cấu tạo lại chúng thành hệ thống quan điểm, thái độ của bản thân về cơ bản phản ánh đúng hiện thực khách quan, đầy đủ nội dung, hình thức, bản chất sự vật, hiện tượng để hình thành khái niệm và biết sử dụng khái niệm trong hoạt động chuyên mơn nghiệp vụ nghiên cứu phán đốn, suy luận xác định cấp độ ngoại giao, tính chất quyền lực trong đối ngoại quốc phòng và phiên dịch, biên dịch để chuyển tải đúng giá trị của ngôn ngữ chủ thể học viên phải có trình độ tư duy lơgic biện chứng, chính là kết quả của năng lực nhận thức, lưu trữ hệ thống tri thức trong quá trình học tập, rèn luyện.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, năng lực tư duy lôgic ở học viên NNQS và

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w