Tư duy biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 37 - 44)

Trong triết học Mác - Lênin, tư duy “là sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, q trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lý luận” [97, tr.1295]. Tư duy trở thành một trong những khái niệm trung tâm của triết học, sự hình thành, phát triển của nó gắn liền với q trình giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lịch sử, nhất là triết học hiện đại về mối quan hệ biện chứng giữa tư duy và tồn tại. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như: biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý” [111, tr.1369].

Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và phản ánh khái quát, gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới khách quan. Ở giai đoạn nhận thức lý tính, sự vật, hiện tượng được tư duy con người phản ánh gián tiếp thơng qua các hình thức khái niệm, phán đốn và suy luận. Khái qt hóa, trừu tượng hóa là hai thao tác cơ bản của tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tính khái quát, gián tiếp của tư duy biểu hiện ở chỗ nó đi từ một hình thức liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau này đến một hình thức khác sâu sắc hơn, chung hơn. Tùy theo mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, tư duy phản ánh sự vật, hiện tượng trên những góc độ khác nhau và do đó hình thành những loại hình tư duy cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, về phạm vi phản ánh, có loại hình tư duy kinh tế, chính trị, qn sự; về cấp độ tư duy, có tư duy kinh nghiệm, lý luận, khoa học; về phương pháp tư

duy, có tư duy biện chứng và siêu hình. Trong mỗi loại hình tư duy chủ thể ln tích cực tiếp nhận, tích lũy tri thức, sáng tạo trong tư duy.

Tư duy và ngơn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau, để tư duy, con người không thể thiếu bộ não sống, phát triển bình thường và ngơn ngữ phản ánh nhận biết về đối tượng, thông qua hoạt động thực tiễn. Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin phản ánh nội dung tư duy, thơng qua nhiều hình thức khác nhau con người dùng ngơn ngữ làm phương tiện để thể hiện sự hiểu biết và tình cảm của mình. Con người dùng ngơn ngữ để giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, khái quát hoá, trừu tượng hoá, nghiên cứu khoa học và phát triển lý luận, qua đó, làm cho trình độ hiểu biết của con người ngày càng đầy đủ hơn. Kết quả và hình thức biểu đạt của tư duy được ghi lại nhờ ngôn ngữ. Ngơn ngữ là cái vỏ vật chất và hình thức biểu hiện của tư duy. Đồng thời, nội dung của tư tưởng phản ánh là hiện thực trực tiếp đối tượng bằng ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin giữa người với người để thu nhận và lưu trữ tri thức của các thế hệ nối tiếp trong lịch sử. Tư duy có chức năng tiếp thu, khái qt, tạo dựng thơng tin; cịn ngơn ngữ có chức năng biểu đạt nội dung phản ánh và là công cụ chuyển tải thông tin. Tư duy là nội dung, quyết định việc sử dụng hình thức ngơn ngữ; ngược lại ngơn ngữ có tính độc lập tương đối tác động trở lại tư duy. Ngôn ngữ phong phú sẽ giúp tư duy linh hoạt, mềm dẻo; ngôn ngữ nghèo nàn sẽ làm tư duy cứng nhắc và nhận thức sai lệch.

Tư duy hình thành, phát triển trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn cùng với sự hoàn thiện của bộ não người. Q trình đó đi từ thấp đến cao theo quy luật khách quan của nhận thức, gắn liền với hai phương pháp tư duy đối lập nhau là phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng. Cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp này diễn ra trong suốt quá trình phát triển của triết học. Phương pháp tư duy siêu hình xem xét, nghiên cứu sự vật trong trạng thái tĩnh tại, biệt lập không vận động không phát triển. Tư duy siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà khơng nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà khơng nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà

khơng thấy rừng” [4, tr. 37]. Phương pháp tư duy siêu hình dần khơng đáp ứng được những địi hỏi của nhận thức, nó bị phương pháp TDBC phủ định và thay thế. Phương pháp TDBC là phương pháp tư duy linh hoạt, mềm dẻo; phản ánh các sự vật trong sự vận động, biến đổi, phát triển và tiêu vong; khơng chỉ nhìn thấy sự vật trong trạng thái tĩnh mà còn thấy sự vật trong trạng thái động. Khẳng định tính đúng đắn của TDBC, Ph. Ăngghen đã nêu một cách vắn tắt cái cốt lõi trong TDBC như sau: “Phương pháp biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng, trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng” [4, tr. 38].

Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tư duy BCDV, cần làm rõ mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện chứng tự thân vốn có của thế giới khách quan, cịn biện chứng chủ quan là biện chứng của tư duy chi phối hoạt động của tư duy biện chứng. Sở dĩ có tư duy biện chứng vì tư duy bên cạnh việc phản ánh đúng biện chứng khách quan vốn có của sự vật, chủ thể còn phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo các nguyên tắc, quan điểm, phương pháp luận BCDV vào nhận thức và cải tạo thực tiễn. Tư duy biện chứng vận hành theo những quy luật biện chứng, lấy sự vật làm cơ sở và vận dụng biện chứng của sự vật vào trong tư duy để nhận thức đúng bản chất của nó. Biện chứng chủ quan phản ánh và bị quy định bởi biện chứng khách quan. Ph. Ăngghen viết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong tồn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, tương tự với những hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên” [3, tr. 694], sau này, V.I.Lênin đã khẳng định “Biện chứng của sự vật sản sinh ra biện chứng của ý niệm, chứ không phải ngược lại” [48, tr. 209]. Tư duy BCDV là một hiện tượng mang tính lịch sử; q trình hình thành, phát triển của TDBC đã trải qua ba hình thức: tư duy biện chứng chất phác cổ đại; tư duy biện chứng duy tâm và tư duy BCDV.

Lịch sử hình thành, phát triển của tư duy BCDV gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của tư duy nhân loại, xuất hiện từ khi con người bắt đầu tìm hiểu các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh mình, suy xét, cảm nhận và đánh giá về chúng, nhiều nhà tư tưởng, văn hóa, triết học thời kì cổ đại ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp…đã có TDBC. Theo quan điểm của các nhà biện chứng thời đó, thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ phận của nó có mối liên hệ chằng chịt và ln tác động qua lại với nhau; trong đó, mọi sự vật, hiện tượng khơng có cái gì là “bất biến”, đứng yên như cũ, tất cả đều vận động, biến hóa, sinh thành, phát triển và tiêu vong.

Ph. Ăngghen cho rằng: “Trong quan niệm đó…, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động qua lại, trong đó khơng có cái gì là đứng ngun, khơng thay đổi mà tất cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và mất đi”[4, tr. 35]. Tuy nhiên, sự xuất hiện TDBC trong thời kỳ cổ đại mới chỉ là sự khởi đầu lịch sử phát triển phép biện chứng và lịch sử tư tưởng nhân loại, theo Ph. Ăngghen, dưới hình thức này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu. Là quan niệm biện chứng chất phác, thuần phát, tự nhiên, TDBC của các nhà triết học cổ đại chưa phải là phương pháp tư duy khoa học mà chỉ là những yếu tố biện chứng rời rạc, tản mạn, chủ yếu dựa trên sự cảm thụ trực tiếp thế giới xung quanh, bằng “trực quan sinh động”, chưa đạt đến trình độ phân tích để hiểu sâu sắc về nó.

Từ nửa sau thế kỷ XV trở đi, khoa học tự nhiên phát triển và từng bước đi sâu phân tích, chia nhỏ giới tự nhiên thành nhiều mảng phân biệt, cố định nó để nghiên cứu, việc đó đã đưa đến những thành tựu vĩ đại trong nhận thức thế giới, tri thức của con người về các bộ phận riêng rẽ của thế giới trong trạng thái “tĩnh tại” của chúng ngày càng trở nên đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Tuy nhiên, một số nhà triết học đã tuyệt đối hóa phương pháp phân tích và xem nó là phương pháp duy nhất để nhận thức thế giới; từ đó đã ra đời phương pháp tư duy siêu hình, và phương pháp này đã thống trị trong nhận thức, tư duy triết học thế kỷ XVII - XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX cho đến khi triết học Mác ra đời. Phương pháp tư duy siêu hình là kết quả của việc tuyệt đối hóa một mặt, một phương diện, một khía cạnh nào đó của nhận

thức, là sản phẩm tất yếu của việc nhận thức chỉ đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận riêng lẻ của giới tự nhiên và tách rời những mối liên hệ vốn có giữa chúng. Do vậy, thế giới được nhìn nhận, xem xét trong trạng thái “hồn tồn n tĩnh”, ngưng đọng, bất biến và chết cứng, các nhà siêu hình chỉ “nhìn thấy cây mà khơng thấy rừng”.

Những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh rằng, thế giới tồn tại khách quan và biện chứng, phương pháp tư duy siêu hình đã bị chính khoa học tự nhiên loại bỏ, làm mất đi cơ sở tồn tại của nó. Một sự khái quát mới, nâng tầm cao của tư duy theo tinh thần biện chứng đã được thể hiện khá sâu sắc trong nền triết học cổ điển Đức, bắt đầu từ triết học của Cantơ, phát triển qua triết học của Phichtơ, Selinh và đạt đến sự phát triển cao trong triết học của Hêghen. Song, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm khách quan, theo Hêghen, “ý niệm tuyệt đối” có trước, tự thân vận động, phát triển đến khi hồn thiện thì “tha hóa”, chuyển hóa thành giới tự nhiên và sau đó lại trở về với bản thân mình trong thế giới tinh thần. Nhờ nghiên cứu tính biện chứng của ý niệm tuyệt đối, Hêghen đã đưa ra hệ thống các khái niệm, phạm trù và các quy luật cơ bản của phép biện chứng, nhưng đó là biện chứng của ý niệm, của tinh thần, của tư duy, ý thức, nó quy định bản chất của các sự vật, hiện tượng và quy định thế giới khách quan. Ở Hêghen, sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là sự sao chép lại tự thân vận động của “ý niệm tuyệt đối”, cho nên, hệ thống triết học của Hêghen khơng tránh khỏi tính chất gị ép, hư cấu, bị xuyên tạc.

Tư duy biện chứng duy vật kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những di sản tư tưởng triết học tiến bộ của nhân loại mà trực tiếp nhất là phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen, quan điểm duy vật nhân bản của Phoiơbắc, dựa trên việc khái quát và kế thừa thành quả mới nhất của khoa học đương thời cũng như thực tiễn lịch sử của loài người, vào giữa thế kỷ XIX, C. Mác và người bạn trung thành của ông là Ph. Ăngghen đã sáng lập triết học duy vật biện chứng và về sau này, được V.I. Lênin bảo vệ, phát triển. Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học để tiếp tục nhận thức, giải thích và cải tạo thế giới, phép BCDV được C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng từ sự tổng kết tồn bộ q trình của triết học và khoa học tự nhiên, đồng thời là sự khái quát quy luật khách

quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, nó khơng phải là cái tự biện chủ quan, mà là phát hiện ra từ trong chính sự vật, hiện tượng “Phép BCDV là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy”[54, tr.201]. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất của tư duy BCDV của C. Mác với tư duy biện chứng duy tâm của Hêghen.

Khẳng định điều này, trong “Tư bản”, C. Mác cho rằng: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Đối với Hêghen, q trình tư duy - mà ơng ta thậm chí cịn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm - chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực, và cái hiện thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngoài của tư duy mà thơi. Đối với tơi thì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó” [56, tr.35], đối với Hêghen, quá trình tư duy bị ơng ta biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm và chính ý niệm là vị thần sáng tạo ra hiện thực, và hiện thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngồi của tư duy mà thơi, đối với C. Mác thì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc của con người và được phân tích cải biến nhận biết về nó.

Khi nghiên cứu về tư duy BCDV, Trần Văn Riễn định nghĩa: “Tư duy biện chứng duy vật là loại hình tư duy phát triển cao nhất trong lịch sử tư duy nhân loại, là sự phát triển hợp quy luật của tiến trình phát triển tư duy nhân loại, đồng thời là đòi hỏi tất yếu khách quan của thực tiễn lịch sử xã hội cũng như nhận thức của loài người” [84, tr.13]. Nội dung khái niệm được định nghĩa biện chứng trong nhận thức lơgic cịn chưa được làm rõ. Hồng Thúc Lân định nghĩa: “tư duy biện chứng duy vật là loại hình tư duy địi hỏi chủ thể khơng chỉ phản ánh sáng tạo những mối liên hệ, sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, mà còn phải nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn khái niệm, phạm trù, quy luật và những phương pháp luận của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạt động thực tiễn” [46, tr. 21]. Định nghĩa này đã làm rõ mối quan hệ giữa phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và sự vận dụng sáng tạo TDBC, tác giả cho rằng tư duy là phản ánh “sáng tạo” song thực tế lịch sử đã tồn tại sự phản ánh siêu hình trong quá

trình phát triển của tư duy. Theo nghiên cứu sinh, tư duy BCDV là loại hình tư duy

phản ánh, nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển, tác động qua lại giữa chúng bằng các biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lý và vận dụng sáng tạo các phạm trù, quy luật và phương pháp luận của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạt động thực tiễn. Thực chất tư duy BCDV là sự thống

nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; tạo nên sự khác

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w