Tiêu chí đánh giá sự phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 77 - 82)

của học viên Học viện Khoa học Quân sự hiện nay

Căn cứ vào nội dung cơ bản, thực chất phát triển và các yếu tố cấu thành năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS, luận án xác định bốn tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển năng lực tư duy BCDV cho học viên NNQS và QHQT về QP như sau:

Một là, mức độ nắm bắt tri thức phương pháp luận BCDV và lôgic học

Nắm bắt tri thức phương pháp luận BCDV và tri thức lơgic học là tiêu chí có vị trí, vai trị quan trọng hàng đầu của quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện, trên cơ sở khả năng ghi nhớ, hiểu bản chất các nguyên lý, quy luật, phạm trù và phương pháp luận BCDV làm công cụ để tiếp thu hệ thống kiến thức các môn khoa học cơ bản, khoa học cơ sở, khoa học chuyên ngành quân sự, bằng định lượng hoặc định tính về mức độ hiểu biết lý luận, thực tiễn, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ, học viên NNQS và QHQT về QP phải tích cực học tập, rèn luyện, nghiên cứu, từng bước nắm vững tri thức lôgic học, nguyên tắc, quan điểm, phương pháp luận BCDV rèn luyện phát triển toàn diện nhân cách học viên - sĩ quan tương lai, khắc phục suy nghĩ một chiều, phát triển tư duy mở, độc lập sáng tạo.

Kết quả lĩnh hội tri thức phương pháp luận BCDV, lôgic học thể hiện ở việc học viên NNQS và QHQT về QP biết định nghĩa, làm rõ, phân biệt, nắm chắc hình thức sự phản ánh của giới tự nhiên vào nhận thức của con người bằng hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý của phép BCDV; nắm vững quy luật của tư duy lôgic bao gồm cả tư duy lơgic hình thức và lơgic biện chứng; hiểu rõ những giai đoạn của con đường nhận thức chân lý khách quan, trong đó nắm vững những nấc thang của nhận thức từ cảm giác, tri giác, biểu tượng đến khái niệm, phán đoán, suy luận và mối quan hệ giữa chúng, năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá phát triển tri thức mới, dự báo chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của tư duy, là cơ sở biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo ở học viên NNQS và QHQT về QP.

Hai là, trình độ hiểu biết tri thức và xử lý thông tin

Phát triển phương pháp ghi nhớ thông tin là một yếu tố cơ bản, cần thiết để học viên lưu trữ, tích lũy tri thức phát triển nhân cách của bản thân mỗi học viên là chức năng, nhiệm vụ chính của Ngành, nếu thiếu thơng tin thì học viên nghèo nàn tri thức, hiểu biết thiếu tính hệ thống sẽ khơng phát huy hết tư duy sáng tạo liên

quan trực tiếp tới kết quả chất lượng công tác sau khi ra trường. Quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện, học viên NNQS và QHQT về QP phải nâng cao được năng lực so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa trong tiếp thu, đánh giá, xử lý, phản biện, kiểm chứng thông tin, nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức NNQS và quan hệ đối ngoại, rèn luyện năng lực sáng tạo trong vận dụng tri thức xử lý tình huống ngoại giao quân sự, tu dưỡng phẩm chất, nhân cách người học viên - sĩ quan tương lai đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo mục tiêu đào tạo.

Phát triển năng lực tiếp nhận thông tin thể hiện ở việc học viên Học viện KHQS tiếp nhận lĩnh hội, lựa chọn, xử lý vận dụng đầy đủ các thông tin đa dạng, đa chiều từ các nguồn khác nhau một cách khách quan. Năng cao năng lực đánh giá, xử lý thông tin thể hiện ở việc học viên Học viện KHQS có khả năng khái quát cao, đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, sự kiện, thực chất vấn đề của các quá trình, nghiên cứu dự báo, chủ động đi trước, đón đầu trong xử lý giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, chính xác cả trong học tập, rèn luyện và quan hệ xã hội.

Ba là, năng lực vận dụng tri thức vào thực hành, thực tập

Năng lực vận dụng phương pháp luận BCDV vào thực hành, thực tập của học viên Học viện KHQS biểu hiện bằng kết quả nắm vững và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo các nguyên tắc phương pháp luận BCDV vào thực hành, thực tập các kỹ năng ngoại ngữ, ngoại giao quốc phịng. Nhận thức lý luận khơng thể bao quát được chân lý khách quan nếu tách khỏi thực tiễn với vai trò là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của tri thức đúng đắn, nâng cao năng lực vận dụng phương pháp luận BCDV vào thực tiễn đòi hỏi học viên NNQS và QHQT về QP phải nắm vững và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển và lịch sử - cụ thể trong học tập, rèn luyện thực hành, thực tập.

Nắm vững và thực hiện đúng nguyên tắc khách quan thể hiện tập chung ở việc học viên luôn tôn trọng khách quan - yếu tố quan trọng hàng đầu để từ đó biết nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng trong học tập, công tác. Nắm vững và thực hiện đúng nguyên tắc toàn diện thể hiện tập chung ở khả năng học viên biết tiếp nhận, thu thập thông tin đa dạng, đa chiều, khả năng xem xét nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình, nhiều mặt trong sự liên hệ, tác động

biện chứng để nhận thức có thể bao quát được tổng thể chúng, từ đó dự báo được chiều hướng phát triển, tình huống, cách xử trí nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn quân sự. Nắm vững và thực hiện đúng nguyên tắc lịch sử - cụ thể thể hiện ở khả năng học viên biết xem xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng, sự kiện, từng mặt, từng mối quan hệ theo các chiều cạnh trong hồn cảnh, mơi trường, khơng gian, thời gian xác định. Nắm vững và thực hiện đúng nguyên tắc phát triển biểu hiện ở khả năng của học viên biết xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng, các mặt, các quá trình, các mối quan hệ trong quá trình hình thành, phát triển từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, ln vận động chuyển hóa trong khơng gian, thời gian cụ thể.

Bốn là, năng lực phân tích, đánh giá trong khái quát tổng kết thực tiễn

Phát triển năng lực phân tích, đánh giá tổng kết khái quát thực tiễn của học viên Học viện KHQS thể hiện ở khả năng tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập chun mơn nghiệp vụ, từ đó bổ sung tri thức mới, lý luận mới. Hoạt động thực tiễn ở học viên được thể hiện thông qua hoạt động tự học, tự nghiên cứu, hoạt động thực hành, thực tập, các hoạt động ngoại khóa, trong đó hoạt động thực hành, thực tập có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển năng lực tổng kết khái quát thực tiễn của học viên. Trong học tập, nghiên cứu trên giảng đường học viên là chủ thể lĩnh hội, tiếp thu tri thức khoa học, còn trong thực hành, thực tập học viên trở thành người tổ chức, triển khai, điều hành vận dụng tri thức vào thực hành, thực tập và hoạt động ngoại giao qn sự, quốc phịng, căn cứ vào kết quả cơng việc làm thước đo sự phát triển của năng lực tư duy để có biện pháp tiếp tục tích lũy tri thức, kinh nghiệm, khái quát lý luận.

Để phát triển năng lực tổng kết thực tiễn, học viên phải trực tiếp tham gia trải nghiệm thực tế, gắn học với hành, lý luận gắn với thực tiễn, biết quan sát, phân tích tổng kết, khái qt hóa, trừu tượng hóa từ thực tiễn sáng tạo để nghĩ ra phương cách mới, công nghệ mới, thiết thực về chun mơn nghiệp vụ đối ngoại quốc phịng. Trong vận dụng lý luận tri thức đã học vào thực hành, thực tập, đánh giá mức độ phù hợp và đặc biệt là những bất cập, hạn chế giữa lý luận so với yêu cầu thực tiễn để tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục bổ sung tri thức. Bốn tiêu chí trên hợp thành một chỉnh thể, thống nhất với nhau nhằm đánh giá đúng

trình độ năng lực tiếp thu, vận dụng tri thức, kinh nghiệm, ngoại ngữ và công cụ phương tiện vào xử lý nhiệm vụ học tập, phát triển năng lực vận dụng phương pháp luận BCDV vào thực tiễn và tổng kết thực tiễn, trong đó tiêu chí đánh giá kết quả vận dụng phương pháp luận BCDV vào thực tiễn giữ vai trò quyết định.

Kết luận chương 2

Khái niệm tư duy là một trong những khái niệm trung tâm của triết học, sự hình thành, phát triển, nghiên cứu nó đã diễn ra trong suốt quá trình phát triển của lịch sử triết học, nhất là triết học hiện đại để giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tư duy và tồn tại. Tư duy BCDV là loại hình tư duy phản ánh, nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển và vận dụng sáng tạo các phạm trù, quy luật và phương pháp luận của phép BCDV vào nhận thức và hoạt động thực tiễn. Năng lực tư duy BCDV là khả năng tiếp thu tri thức, vận dụng phương pháp luận BCDV, tư duy lôgic biện chứng và khả năng tổng kết thực tiễn của chủ thể nhằm đảm bảo cho hoạt động của con người đạt chất lượng và hiệu quả cao. Về bản chất, năng lực tư duy của con người có nguồn gốc xã hội - lịch sử và mang bản chất xã hội. Xét theo chức năng hoạt động, cấu trúc của năng lực tư duy BCDV gồm bốn yếu tố: năng lực tiếp nhận tri thức và vận dụng phương pháp luận BCDV; năng lực tư duy lôgic; năng lực vận dụng dẫn dắt, hướng dẫn hoạt động thực hành, thực tập và năng lực tổng kết khái quát thực tiễn trong học tập, rèn luyện.

Phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS là q trình tác động có mục đích của các chủ thể nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng GD, ĐT. Nó là khả năng hoạt động của tư duy trong việc nắm vững, làm chủ tri thức khoa học và vận dụng tri thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học của học viên đạt chất lượng và hiệu quả cao đáp ứng với yêu cầu hoạt động trong lĩnh vực quân sự, đối ngoại quốc phòng. Sự phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện KHQS không diễn ra một cách tự phát mà là một quá trình phát triển tự giác thơng qua hoạt động giáo dục, tự giáo dục và tự rèn luyện trong mơi trường qn sự mang tính đặc thù, chịu sự ảnh hưởng, tác động của cả yếu tố khách quan, chủ quan, sự tác động diễn ra theo hai chiều hướng cả tích cực

và tiêu cực. Đây là một q trình khơng ngừng vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo tri thức lý luận vào hoạt động thực hành, thực tập cũng như trong quan hệ xã hội, tổng kết khái quát thực tiễn dần hoàn thiện nhân cách người sĩ quan NNQS và QHQT về QP tương lai.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w