Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 110 - 116)

Một là, chương trình, nội dung đào tạo có giai đoạn cịn chậm đổi mới

Với một chương trình có số lượng mơn học lớn nhưng quỹ thời gian hạn hẹp, đã làm cho học viên vừa học vừa chạy theo chương trình thành thử cái gì cũng biết nhưng biết khơng sâu, không tránh khỏi sự tản mạn, “dàn đều”, học viên cái gì cũng được học, nhưng học chưa kỹ, nắm tri thức thiếu sự hệ thống. Khẳng định điều này,

báo cáo Tổng kết 10 năm công tác giáo dục, đào tạo trong tình hình mới (2008- 2018), Học viện chỉ rõ: “Kết quả công tác giáo dục - đào tạo chưa đồng bộ; có chuyên ngành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, chưa kịp với sự phát triển, đổi mới chương trình có nội dung cịn chậm” [42, tr.11].

Việc sắp xếp chương trình, nội dung mơn học có nội dung chưa thực sự khoa học, kết cấu chặt chẽ. Thể hiện ở chỗ việc tương hỗ, bổ sung, kế thừa giữa các mơn học, chương trình học chưa thật hợp lý nên khiến người học, học môn nào biết môn đấy, học xong là xong mà khó có thể kế thừa tri thức đã học vào bổ sung, làm mới, phát triển vấn đề mình sẽ nghiên cứu, học tập tiếp theo. Sự đột phá trong đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo chưa nhiều, chưa chủ động nghiên cứu biên soạn, nâng cấp giáo trình, tài liệu chuyên ngành QHQT về QP và NNQS. Bởi vậy, chưa kích thích được sự nỗ lực cố gắng vươn lên, huy động tối đa năng lực tiếp nhận tri thức làm cho năng lực tư duy phát triển. Tổng kết 5 năm giáo dục- đào tạo giai đoạn 2014 - 2019 đánh giá: “Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học có nội dung cịn chậm, chưa đồng bộ” [43, tr.17].

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ở Học viện KHQS hiện nay còn thiếu cân đối giữa lý thuyết và thực hành, tập bài, thực tập; giữa các môn chuyên ngành, môn cơ sở và cơ sở ngành; cịn ghép lớp khi học các mơn khoa học xã hội và nhân văn và học một nội dung trong một buổi học. Do vậy, vốn tri thức của học viên còn lệch về các mơn chun ngành; nhiều học viên cịn chưa thực sự quan tâm, rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, xem nhẹ các mơn lí luận về phương pháp BCDV nên ảnh hưởng xấu đến năng lực toàn diện, hiệu quả nghề nghiệp của họ. Kết quả học tập của học viên NNQS và QHQT về QP cho thấy, các môn học chuyên ngành điểm rất cao so với các môn đại cương. Thực hiện chủ trương giảm thời gian học tập lý thuyết tăng thời gian thực hành, thảo luận chưa triệt để, hiệu quả chưa cao. Cụ thể, số liệu tổng hợp kết quả học tập của học viên trong 10 năm học cho thấy tỷ lệ giữa đầu điểm giỏi và điểm khá có sự chênh lệch khá xa và sự phát triển tăng lên của điểm giỏi còn chậm [Bảng 1.3; 1,4].

Hai là, nhận thức của một số học viên về vai trị các mơn học trực tiếp phát

Phát triển năng lực tư duy BCDV ở học viên hiện nay phụ thuộc nhiều vào ý thức, thái độ học tập của họ, nếu có niềm đam mê nghề nghiệp, nghiêm túc, sống kỷ luật, chịu khó tìm tịi, sáng tạo thì học viên sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ.

Rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy BCDV ở học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP phụ thuộc nhiều vào nội dung dạy học các môn trang bị tư duy biện chứng như triết học, lôgic học, cùng các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác... Tuy nhiên, hiện nay có nhiều học viên chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của từng môn học này. Theo họ, các môn khoa học Mác - Lênin nói chung cũng chỉ là mơn phụ, mơn học đơn thuần mang tính giáo dục chính trị, tư tưởng, ít có giá trị thực tiễn, khơng liên quan nhiều đến chun mơn của mình. Do đó, trong q trình đào tạo tại trường chỉ cần tập trung vào học tập, nâng cao trình độ nhận thức, nắm chắc tri thức khoa học ngoại giao, ngoại ngữ là chính, cịn nhiệm vụ rèn luyện và trau dồi kiến thức các môn khoa học khác chưa thật cần thiết. Điều đó phản ánh sự phiến diện trong tư duy của một bộ phận học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP. Những học viên này chưa quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm “Toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển” vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, họ đã hiểu việc chấp hành chế độ huấn luyện của đơn vị theo lăng kính chủ quan, chưa bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng của quân đội. Họ đã đồng nhất giữa dân chủ, tự do trong học tập, rèn luyện với dân chủ, tự do cá nhân theo ý muốn của bản thân mà chưa bám sát thực tiễn đơn vị, tuyệt đối hóa vai trị của học tập, coi nhẹ rèn luyện. Với phương pháp tư duy đó đã dẫn đến kết quả rèn luyện thấp ở một bộ phận học viên đào tạo sĩ quan NNQS và QHQT về QP. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện KHQS lần thứ VIII đã chỉ ra rằng: “một số học viên xác định động cơ học tập, rèn luyện chưa đúng đắn, thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện” [25, tr.8].

Ba là, trình độ, năng lực chun mơn và phương pháp dạy học của một bộ phận giảng viên cịn bộc lộ những hạn chế, chưa phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của học viên

Thơng qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật, sinh hoạt khoa học, viết báo… cho thấy giảng viên của Học viện vẫn cịn phải giảng dạy kiêm nghiệm nhiều mơn, số lượng bài gảng có gắn kết tốt giữa lý luận và thực tiễn chưa nhiều. Việc truyền thụ tri thức thơng qua bài giảng vẫn cịn mang tính độc thoại, một chiều, truyền đạt tri thức là chủ yếu, tính định hướng chưa sâu, chưa kích thích, khêu gợi được khả năng sáng tạo, dẫn dắt học viên nhận thức và giải quyết các tình huống có vấn đề. Việc bằng lịng với chất lượng bài giảng không thường xuyên bổ sung, đổi mới là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng bài giảng của giảng viên trở nên thiếu hơi thở của thực tiễn, có phê phán nhưng chưa phân tích vấn đề, rút ra ý nghĩa phương pháp luận, liên hệ còn chưa thật sát với những dấu ấn thành công cũng như hạn chế trong lĩnh vực ngoại giao. Một số nội dung giảng viên truyền thụ cho người học còn dàn trải, chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, nội dung định hướng cho học viên chưa khái quát mâu thuẫn sát với thực tiễn buộc học viên phải đào sâu suy nghĩ xử lý. Điều này làm cho người học khó xác định nội dung chính, những vấn đề cơ bản cần đầu tư thời gian, công sức vào nghiên cứu. “Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực cịn chậm, hiệu quả chưa cao” [42, tr.11].

Việc kết hợp nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, trang bị kỹ thuật trình chiếu power point trong quá trình giảng dạy vẫn cịn khiên cưỡng, chưa thực sự nhuần nhuyễn, ăn khớp giữa các yếu tố với nhau, nhất là kỹ năng sử dụng công nghệ kỹ thuật vào giảng dạy cho học viên ở một số giảng viên còn đơn giản, chưa khai thác tối đa những tiện ích mà cơng nghệ đem lại. Nội dung giảng dạy cịn chung chung, có khi một nội dung bài giảng áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Sự phân định, chuyên sâu, bóc tách chưa rõ ràng cả về nội dung và phương pháp; đối tượng khác nhau phải có nội dung, hình thức, phương pháp dạy học khác nhau, giảng viên chưa sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học tích cực làm tăng sự giao lưu tương tác với học viên trong giảng dạy “Ý thức tự học tập nâng cao trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy của một số cán bộ, giảng viên còn hạn chế” [42, tr. 11].

Giảng viên giảng dạy chuyên ngành QHQT về QP số rất ít được đào tạo cơ bản, số đơng được chuyển loại từ giáo viên ngoại ngữ sang, đa số chưa trải qua đơn

vị và chưa trực tiếp hoạt động đối ngoại quốc phịng, số lượng giảng viên có học hàm, học vị đạt tỷ lệ thấp; giảng viên các khoa ngoại ngữ quân sự và khoa lý luận Mác - Lênin, khoa chiến thuật và kỹ thuật quân sự chưa được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cơ bản về NNQS và QHQT về QP, dẫn tới chất lượng liên hệ, vận dụng gắn kết lý luận với thực tiễn trong giảng dạy không cao [Bảng 1.11].

Bốn là, do chất lượng thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học để đào

luyện tư duy của học viên chưa được quan tâm đúng mức và tổ chức một cách khoa học

Do học viên trong thực hành gắn kết tri thức lý thuyết vận dụng vào thực tế còn hạn chế. Hơn nữa, thời gian dành cho việc thực hành, thực tập chưa nhiều. Cho nên, năng lực xử lý tình huống của học viên cịn nhiều hạn chế. Theo đánh giá của các đơn vị, khâu yếu nhất của học viên hiện nay là khả năng tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng “Sau khi tốt nghiệp về đơn vị chưa hình dung được đầy đủ quy trình, các bước cơng việc phải làm, còn lúng túng trong xác định đối tượng” [43, tr. 54]. Điều đó chứng tỏ học viên chưa đạt tới sự thấu hiểu lý thuyết và sự hướng dẫn của tư duy BCDV cụ thể hóa tri thức vào thực hành chưa thuần thục. Muốn có trình độ tinh thơng nghiệp vụ, học viên nhất thiết phải được đào luyện một cách công phu, chặt chẽ và rèn luyện trong hoạt động thực tiễn nhưng trong q trình thực tập học viên cịn ít được tin tưởng giao những nhiệm vụ thật sự yêu cầu cao, nên khả năng cọ sát với thực tế còn thấp.

Họ hạn chế về khả năng quan sát, nắm bắt chính xác, phân tích tỉ mỉ thơng tin để rút ra kết luận rồi so sánh, đối chiếu với lý luận khoa học. Họ chưa có khả năng tìm ra những vấn đề bất hợp lí giữa lý luận và thực tiễn; chưa nắm bắt sâu sắc được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Trong thực tập, họ cịn chưa có phương pháp thu thập và xử lí thơng tin, đặt mình vào hồn cảnh cụ thể nên vận dụng thông tin, tri thức của các khoa học khác vào tập bài chưa sát với đối tượng, đối tác nên chất lượng, kết quả học tập đạt loại giỏi cịn thấp, có khoảng cách khác nhau giữa học với hành và giữa các học viên trong cùng khóa học. Do khơng ít học viên phương pháp tự học, tự rèn còn chưa thật phù hợp cho nên khả năng nắm bắt hệ thống tri thức còn hạn chế và tiến hành triển

khai cơng việc cịn chậm. Theo đánh giá của các đơn vị, học viên sau 1-2 năm về đơn vị cơng tác có khoảng 30% đảm đương khá tốt chức trách được giao.

Năm là, cơ chế, chính sách đào tạo cán bộ Quân đội hiện nay chưa trở thành

động lực khuyến khích học viên phấn đấu trong học tập, rèn luyện

Cùng với đổi mới công tác cán bộ, chính sách đào tạo cán bộ Quân đội những năm qua đã có nhiều đổi mới và từng bước hồn thiện. Điều đó đã góp phần tạo động lực thúc đẩy tính tích cực xã hội của học viên. Tuy nhiên, nghiêm túc xem xét thì chính sách đào tạo cán bộ Qn đội hiện nay chậm thay đổi so với sự phát triển của kinh tế - xã hội, chưa tạo được sự hấp dẫn thu hút, khuyến khích nhân tài học tập, rèn luyện gắn bó với sự nghiệp xây dựng Quân đội nói chung và học viên NNQS và QHQT về QP nói riêng.

Tiêu chuẩn phong quân hàm chưa thật sự khoa học, thống nhất tạo động lực thúc đẩy tinh thần học tập, rèn luyện của học viên, đây là một trong những động lực quyết định nhất đối với người học viên, bởi vì cấp bậc quân hàm gắn liền với mức bậc lương tương ứng mà sĩ quan trẻ được hưởng và nó là cơ sở để thăng bậc quan hàm kế tiếp. Sự không khoa học thể hiện ở tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập, rèn luyện là ba bậc: trung bình; khá và giỏi, cịn tiêu chuẩn phong quan hàm là hai bậc: thiếu úy và trung úy. Do việc áp tiêu chuẩn điểm trong học tập với tiêu chuẩn phong quân hàm dẫn đến bất cập, là: cấp thiếu úy có số điểm từ 5 điểm đến cận 8 điểm; trung úy có số điểm từ 8 điểm trở và nếu điểm cao hoặc thấp khác nhau sẽ áp dụng phương cách lấy từ điểm cao đến thấp cho đủ 35% trung úy, số còn lại là thiếu úy. Với cách tính số điểm kết quả học tập trên tạo ra số đơng có điểm chỉ đạt tiêu chuẩn thiếu úy, một mặt làm nẩy sinh xu hướng bình quân chủ nghĩa trong phấn đấu học tập, rèn luyện cầm chừng, cho rằng: không cần cố gắng vẫn ra trường và sẽ là thiếu úy, vì điểm 5 hay 6 hoặc 7,99 cũng chỉ là thiếu úy, mặt khác cánh tính điểm khơng thống nhất khi áp cách tính tỷ lệ hạn định phong quân hàm trung úy tạo ra sự không công bằng giữa các ngành đào tạo dẫn đến hạn chế trong ý thức, động cơ trung bình chủ nghĩa đang tồn tại trong một số đông học viên hiện nay.

Như vậy, có thể khẳng định rằng cơ chế, chính sách giáo dục, đào tạo trong Qn đội nói chung và ở Học viện KHQS hiện nay nói riêng đã ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, ý thức, động cơ phấn đấu phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên. Do vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện KHQS bên cạnh việc quan tâm đến nguyên nhân khác, chúng ta phải đặc biệt chú ý, hồn thiện các cơ chế, chính sách đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường quân đội, gắn với tiêu chuẩn phong quân hàm, phân công công tác để thực sự là động lực thúc đẩy năng lực tư duy BCDV của sĩ quan NNQS và QHQT về QP tương lai phát triển.

Từ thực trạng phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay có thể khái quát một số mâu thuẫn cần giải quyết như sau: mâu thuẫn giữa nhu cầu lĩnh hội tri thức khoa học hiện đại của học viên về các lĩnh vực không ngừng tăng lên với khả năng nhận thức của học viên và điều kiện đảm bảo cho việc học tập của họ nhằm đáp ứng nhu cầu đó cịn hạn chế; Mẫu thuẫn giữa nội dung phát triển toàn diện các yếu tố cấu thành năng lực tư duy BCDV của học viên với phương pháp tác động tới các yếu tố này còn thiếu đồng bộ; Mâu thuẫn giữa xây dựng môi trường học tập, rèn luyện một cách năng động, sáng tạo, mở rộng quan hệ xã hội để kích thích sự phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên với cơ chế, chính sách trong giáo dục, đào tạo của quân đội hiện nay . Mâu thuẫn này chỉ ra rằng, để phát triển năng lực tư duy BCDV của học viên cần phải tiến hành đồng thời nâng cao năng lực tiếp thu tri thức khoa học, kỹ năng tư duy BCDV và phát huy tính tích cực, sáng tạo của chủ thể trong thực hành, thực tập. Có như vậy mới tạo ra một bước phát triển mới về chất ở trình độ cao hơn của năng lực tư duy BCDV của học viên. Ngược lại, nếu chỉ quan tâm tới việc nâng cao năng lực tiếp nhận tri thức mà không chú ý đúng mức tới việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng tư duy, đặc biệt là khơng nghiên cứu sửa đổi cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện và khuyến khích học viên, phát huy khả năng sáng tạo vận dụng vào

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự ở Việt Nam hiện nay. (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w