Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó ở mức độ cao” [110, tr. 639]. Dưới góc độ tâm lý học, năng lực được hiểu là tồn bộ những đặc tính tâm lý của con người khiến cho nó thích hợp một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định, đã hình thành trong lịch sử. Theo nghĩa chung nhất, năng lực là đặc tính của cá thể là tính nhanh nhạy cần được hồn thiện trong suốt q trình phát triển cả về mặt sinh học và mặt xã hội. Hiểu theo nghĩa đặc biệt thi năng lực là tồn bộ những đặc tính tâm lý của con người
khiến cho nó thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định được hình thành trong lịch sử. Nội hàm khái niệm năng lực phản ánh thông qua những dấu hiệu sau: thứ nhất, năng lực là khả năng và điều kiện tự nhiên sẵn có - cơ sở để hồn thành hoạt động nào đó của chủ thể; thứ hai, năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm - sinh lý tạo cơ sở và khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó của chủ thể; thứ ba, năng lực là khả năng và điều kiện chủ quan để hoàn thành một hoạt
động nào đó. Như vậy, có thể hiểu rằng, năng lực là tổng hợp những khả năng vốn có, những phẩm chất, đặc tính tâm - sinh lý của con người khi có điều kiện thích hợp nó sẽ phát huy sức mạnh, bao gồm năng lực thông thường và năng lực bậc cao. Tác giả Nguyễn Hiền Lương cho rằng: “Năng lực tư duy chính là năng lực tâm sinh lý của chủ thể tư duy chi phối quá trình phản ánh trong ý thức về bản chất của đối tượng khách quan và hiệu quả thực hiện phản ánh đó” [53, tr.30]. Trong quan niệm này, tác giả đã khẳng định, bản chất năng lực tư duy của chủ thể thể hiện ở sự khác biệt về tâm lý của cá nhân, làm cho tư duy của cá nhân này khác tư duy cá nhân khác; còn là sự khác nhau về hiệu quả việc thực hiện sự phản ánh; năng lực tư duy chịu sự tác động của yếu tố di truyền và tài năng của chủ thể. Với cách tiếp cận về tư duy, năng lực như trên, nghiên cứu sinh quan niệm: năng lực tư duy là khả
năng nhận thức, tiếp thu và vận dụng tri thức vào giải quyết nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra, đảm bảo cho hoạt động của con người đạt chất lượng và hiệu quả cao.
Tư duy gắn liền với từng chủ thể nhất định, vì thế khi nói đế tư duy người ta thường quan tâm đến trình độ năng lực tư duy. Năng lực tư duy phản ánh sức suy nghĩ và cách suy nghĩ biểu hiện bằng mức độ đạt được về nội dung, phương pháp của trình độ hiểu biết, ghi nhớ, phân tích, đánh giá và vận dụng sáng tạo của chủ thể về sự vật, hiện tượng, tạo ra sự thống nhất biện chứng của các yếu tố: vốn tri thức, tưởng tượng, trực giác, khái quát thực tiễn. Năng lực tư duy không chỉ đơn giản là sản phẩm của một dạng vật chất có chức năng đặc biệt, mà phần nhiều được hình thành, phát triển thơng qua hoạt động nhận thức và thực tiễn. Trong tư duy, chủ thể sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, liên tưởng để đi sâu vào bản chất của đối tượng. Chủ thể có năng lực tư duy vừa phải có năng lực tiếp nhận, khái quát hóa những tri thức, vừa phải cụ thể
hóa thành mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm cải tạo sự vật, hiện tượng đạt hiệu quả cao nhất.
Vốn tri thức là kết quả của q trình phản ánh tích cực, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của chủ thể, là tiền đề cơ bản giúp con người có thể nhận thức và xử lý nhanh chóng các tình huống xảy ra, trong đó có kỹ năng, kỹ xảo. Vốn tri thức không phải yếu tố bất biến mà thường xuyên biến đổi tùy theo sự đam mê, sở thích, nhân tố chủ quan của mỗi người, trong điều kiện hồn cảnh mơi trường quy định. Vốn tri thức bao gồm: tri thức về tự nhiên, xã hội và con người, những tri thức về lý luận, về kinh nghiệm, tri thức chuyên môn, tri thức liên ngành…tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong mỗi cá nhân. Vốn tri thức hiểu biết càng sâu rộng thì chủ thể càng có điều kiện và khả năng giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh. Năng lực vận dụng thể hiện kỹ năng, kỹ sảo phương pháp, cách thức tư duy dẫn dắt của chủ thể trong tổ chức tiến hành hoạt động nhịp nhàng đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở nền tảng tư chất của chủ thể, năng lực tư duy được cấu thành bởi sự thống nhất biện chứng của các phẩm chất về vốn tri thức, tưởng tượng, trực giác, khái quát thực tiễn. Mỗi yếu tố có vị trí, vai trị khơng ngang bằng nhau, cùng ảnh hưởng lớn đến năng lực tư duy của mỗi người. Một mặt, nó giúp chủ thể tư duy huy động, sử dụng thành thạo tồn bộ trí lực để nhận thức bản chất, phương thức tồn tại của sự vật. Mặt khác, nó cụ thể hóa nhận thức đó để chỉ đạo, hướng dẫn hành động thực tiễn của con người. Tuy vậy, tùy vào lĩnh vực yêu cầu, hồn cảnh cụ thể mà mỗi yếu tố có những tác động khác nhau. Song yếu tố giữ vai trò trung tâm, nền tảng, quyết định, suy đến cùng là vốn tri thức. Năng lực tư duy phải là nghệ thuật sử dụng cả tri thức lẫn phương pháp theo đúng quy luật của hiện thực... Để nâng cao khả năng và nghệ thuật sử dụng tri thức, phương pháp tư duy, chủ thể phải rèn luyện, mài giũa thơng qua thực hành; biến năng lực đó thành phẩm chất, sức mạnh của tư duy, tạo ra sự nhạy cảm, tinh tế, minh mẫn, chính xác, linh hoạt trong tư duy.
Năng lực tư duy BCDV là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo tác giả Trần Viết Quang: “Năng lực tư duy biện chứng là tổng hợp những phẩm chất tư duy ở trình độ cao, là khả năng nắm bắt và vận dụng nhuần nhuyễn,
linh hoạt, sáng tạo các nguyên lý, phạm trù, quy luật của phép biện chứng với tư cách là phương pháp nhận thức và nguyên tắc mà tư duy phải tuân theo nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhất những vấn đề nhận thức và thực tiễn đang đặt ra” [81, tr. 54]. Ở đây, tác giả chưa đi sâu vào việc phân tích năng lực khái quát thực tiễn, vốn tri thức của chủ thể mà chủ yếu đề cập tới năng lực sử dụng phương pháp luận biện chứng, tư duy lôgic của chủ thể nhận thức, tác giả cho rằng, nâng cao năng lực tư duy biện chứng thực chất là nâng cao trình độ hiểu biết về lôgic học và khả năng vận dụng phương pháp luận BCDV vào quá trình tiếp thu tri thức khoa học, khái quát lý luận để giải quyết hiệu quả vấn đề thực tiễn.
Kế thừa những quan điểm trên, theo nghiên cứu sinh: Năng lực tư duy biện
chứng duy vật là khả năng nhận thức, tiếp thu tri thức, vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, tư duy lôgic biện chứng và khả năng tổng kết thực tiễn của chủ thể nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các vấn đề nhận thức và hoạt động thực tiễn. Năng lực tư duy BCDV chính là mức độ kết quả hoạt
động của tư duy trong việc tìm kiếm, khám phá, tích luỹ tri thức và vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo tri thức vào giải quyết những nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra, đảm bảo cho hoạt động của con người đạt chất lượng và hiệu quả cao. Năng lực tư duy BCDV là một bộ phận cấu thành của năng lực con người, đặc trưng cho sức mạnh lý tính và là điều kiện cho hoạt động sáng tạo của con người. Cấu trúc của năng lực tư duy BCDV là sự thống nhất biện chứng giữa năng lực tiếp thu tri thức và vận dụng phương pháp luận BCDV; tư duy lôgic của chủ thể; năng lực vận dụng tri thức lý luận vào hoạt động thực tiễn và tổng kết khái quát thực tiễn. Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn tư duy BCDV, chúng ta có thể giải quyết đúng đắn những vấn đề của nhận thức và thực tiễn đặt ra.
Năng lực tư duy BCDV tiếp cận từ bản chất, chức năng được cấu thành bởi 4 yếu tố cơ bản như: năng lực tiếp thu tri thức, vận dụng phương pháp luận DVBC; năng lực tư duy lôgic; năng lực vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn và năng lực tổng kết khái quát thực tiễn của chủ thể. Mỗi yếu tố có vị trí, vai trị nhất định trong sự hình thành, phát triển năng lực tư duy BCDV, song giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại và chuyển hoá, thúc đẩy nhau phát triển theo quy
luật, sự suy giảm hay mất đi của một yếu tố nào đều dẫn tới sự suy giảm năng lực tư duy BCDV, điều đó tất yếu dẫn tới sự suy giảm hiệu quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Phát triển năng lực tư duy BCDV là q trình
khơng ngừng vươn lên chiếm lĩnh tri thức, vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, nâng cao trình độ tư duy lơgic biện chứng và khả năng tổng kết thực tiễn của chủ thể nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả những nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra. Đây chính là q trình phát triển, hồn thiện các yếu
tố trong cấu trúc của nó, do đó, phương pháp luận cho việc phát triển là phải bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, tiếp thu phép BCDV, chống duy tâm, đồng thời cả vận dụng phương pháp luận BCDV, chống kinh nghiệm; năng lực tư duy lơgic biện chứng, chống máy móc, siêu hình; năng lực vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động thực tiễn và năng lực khái quát tổng kết khái quát thực tiễn của con người, chống giáo điều, chủ quan.
2.1.2. Học viên Học viện Khoa học Quân sự và thực chất phát triển năng
lực tư duy biện chứng duy vật của học viên Học viện Khoa học Quân sự