Nhóm giải pháp góp phần hồn thiện pháp ḷt kê biên quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 79 - 82)

14. Theo Điều 98 Luật THADS năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm

3.2.1. Nhóm giải pháp góp phần hồn thiện pháp ḷt kê biên quyền sử dụng đất

dụng đất từ thực tiễn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Nhóm giải pháp góp phần hồn thiện pháp ḷt kê biên quyền sử dụng đất dụng đất

Nhìn chung, qua nhiều lần sửa đổi bổ sung luật THADS và nhiều văn bản dưới luật có liên quan đến việc kê biên tài sản là QSDĐ hiện nay đã tương đối hoàn thiện, những quy định hướng dẫn cụ thể về các bước thực hiện trong q trình tổ chức thi hành án nói chung và các bước tiến hành kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng. Tuy nhiên:

Thi hành án là lĩnh vực khó, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi vật chất của nhiều đối tượng. Trong phạm vi bài viết này, với mục đích làm rõ những mâu thuẫn của pháp luật đang tồn tại giữa quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 62 với các luật khác, từ đó có cách để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình đã nhận chuyển nhượng tài sản này một cách tốt nhất nhưng vẫn phần nào khắc phục được hiện tượng tẩu tán tài sản, quan điểm tác giả có cách nhìn và tiếp cận khác theo hướng mạnh dạn đề xuất loại bỏ quy định trên. Hiện nay, Nhà nước ta đang hướng đến xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thượng tơn pháp luật. Theo đó, mỗi cơng dân đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, không được làm những điều vi phạm điều cấm của luật. Lấy pháp luật làm thước đo mức độ của Nhà nước pháp quyền, trong đó việc thi hành nghiêm túc bản án, quyết định của Tòa án cũng là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nên Nhà nước pháp quyền. Chính vì vậy, cơ quan thi hành án với vai trò là cơ quan thực thi các bản án, quyết định của Tòa án cần phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, thi hành đúng người chứ khơng nên tạo thêm trong giai đoạn thi hành án đã phức tạp lại càng phức tạp hơn do có thêm đối tượng là người có quyền và lợi ích hợp pháp khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, để tránh hiện tượng tẩu tán tài sản như hiện nay nên xem xét và xử lý nghiêm trách nhiệm của các

cá nhân có liên quan theo hướng: (i) Đối với CHV, phải xử lý trách nhiệm bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu như việc chậm tiến hành các hoạt động tác nghiệp gây hậu quả, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án. (ii) Đối với người phải thi hành án, phải nâng cao ý thức trách nhiệm cho đối tượng này bằng cách, cơ quan có thẩm quyền phải có những cách tuyên truyền pháp luật để người dân hiểu về nghĩa vụ của mình. Cụ thể, tại phiên tịa, Hội đồng xét xử sau khi tuyên án cũng nên có giải thích rõ về nghĩa vụ của người phải thi hành án. Trong trường hợp có cơ sở xác định rằng người phải thi hành án cố tình tẩu tán tài sản để tránh thực hiện nghĩa vụ thì nên mạnh dạn xử lý nghiêm, cần thiết phải xem xét đến trách nhiệm hình sự về tội “khơng chấp hành án” đã được Bộ luật Hình sự quy định.

- Hồn thiện pháp luật kê biên QSDĐ trên tinh thần dân chủ

Như đã phân tích những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện kê biên QSDĐ trong THADS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai thì luật đã quá đề cao tính dân chủ trong việc định giá tài sản đã kê biên. Vì vậy, đối với quy định tại khoản 1, Điều 98 quy định về định giá tài sản kê biên và Điều 104 Luật THADS cần sửa đổi, bổ sung năm 2014 và có sự kế thừa quy định của Pháp lệnh THADS trước đây. Đó là các bên tự thỏa thuận giá nhưng phải dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản Nhà nước thống nhất quản lý, cụ thể là đất đai thì việc định giá dựa trên khung giá do Nhà nước quy định.

- Hoàn thiện pháp luật về quyền và trách nhiệm của việc phân chia tài sản chung để thi hành án:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật THADS năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) về xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án thì người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, QSDĐ biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự còn nếu người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, QSDĐ kể cả người được thi hành án khơng u cầu Tịa án giải quyết thì CHV phải u cầu Tịa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phân QSDĐ của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy định đó thì chắc chắn người có tài sản, QSDĐ trong khối tài sản chung của người phải thi hành án

không bao giờ u cầu tịa án giải quyết vì họ là thành viên trong gia đình với nhau ln bảo vệ, bao che cho nhau, họ đã không chịu phối hợp cùng THADS, cố tình kéo dài thời gian thi hành án. Còn người được thi hành án nếu hiểu luật thì họ sẽ để cho CHV thực hiện họ đỡ phải tốn thời gian cho việc kiện tụng. Đến đây thì lại quay về trách nhiệm, nhiệm vụ của CHV phải đi tham gia trong việc xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự. Như vậy thì khơng có thời gian để giải quyết những việc còn lại, mỗi CHV phải thụ lý hơn 200 việc (đối với những huyện trung bình) cịn như thành phố thì mỗi CHV phải hơn 500 việc thì đương nhiên giải quyết án không trôi.

Do vậy, theo quy định này cần phải quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, QSDĐ trong khối tài sản của người phải thi hành án. Xây dựng luật tuy là tuân thủ quyền dân chủ, tự thỏa thuận nhưng cũng thể hiện quyền lực của Nhà nước nếu họ khơng chấp hành thì buộc họ phải mất quyền lợi, quyền sở hữu mà họ phải có. Có nghĩa là quy định thời gian cụ thể nếu những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, QSDĐ trong khối tài sản chung của người phải thi hành án mà không tự thỏa thuận được mà cũng không yêu cầu Tịa án giải quyết thì quy định họ mất quyền lợi, quyền sở hữu chung đối với tài sản, QSDĐ trong khối tài sản chung của người phải thi hành án và CHV được quyền kê biên toàn bộ phần tài sản chung, QSDĐ trong khối tài sản chung đó để thi hành án. Có như vậy thì những người có quyền lợi trong khối tài sản chung mới có trách nhiệm trong việc phân chia tài sản chung để thi hành án.

- Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ban chỉ đạo THADS:

Luật THADS và nghị định hướng dẫn của Chính phủ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Ban chỉ đạo THADS ở địa phương nhằm tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho cơ quan THADS và phối hợp tổ chức cưỡng chế những vụ án phức tạp. Tuy nhiên, nhiều địa phương do thiếu sự quan tâm của Trưởng Ban chỉ đạo THADS nên hoạt động của Ban khơng thường xun, mang tính hình thức. Do đó, nhiều vụ việc phức tạp, địi hỏi có sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành địa phương chưa được đôn đốc kịp thời, cơ quan THADS chưa tổ chức cưỡng chế theo đúng quy định, việc thi hành án kéo dài. Thậm chí có nơi do sự thiếu quyết đoán của Ban chỉ đạo nên khi cơ quan THADS đưa ra họp bàn phối hợp cưỡng chế, các đơn vị khác đều

kêu khó, trì hỗn nhiều năm trời, gây thiệt hại cho đương sự và bức xúc dư luận. Vì vậy, mỗi địa phương cần quan tâm duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo THADS đi vào thực chất, chỉ đạo quyết liệt thi hành các vụ án phức tạp, có giá trị lớn, cưỡng chế với các vụ án đương sự chống đối, kéo dài nhiều năm hoặc có liên quan đến cán bộ địa phương. Ở cấp trung ương, các Bộ liên quan cần tăng cường phối hợp với Bộ Tư pháp về lĩnh vực THADS thông qua việc ký kết các Quy chế phối hợp liên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn khi tổ chức cưỡng chế. Trong đó, giữa Bộ Tư pháp và các ngành Tịa án, Kiểm sát, Cơng an cần thường xuyên trao đổi thông tin, giải quyết kịp thời những phát sinh trong THADS nói chung và cưỡng chế nói riêng, tránh tình trạng né tránh, nể nang kéo dài việc THADS. Hiện nay, giữa các đơn vị này đã ký kết Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT ngày 01/8/2016 Tuy nhiên, để Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT ngày 01/8/2016 này được áp dụng thuận lợi, mỗi địa phương cần ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các đơn vị nhằm phù hợp với đặc điểm thực tiễn THADS trên địa bàn mình. Bên cạnh đó, các cơ quan THADS cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác, như đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật về THADS để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành, hạn chế việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế; nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cán bộ, công chức ngành thi hành án; xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, tiêu cực khi thi hành cơng vụ...

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)