5. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích luật học, Nxb Công an nhân dân, tr 59.
1.1.3. Phân loại kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thihành án dân sự
Theo Luật THADS năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS, việc kê biên tài sản là QSDĐ bao gồm các trường hợp sau:
Thứ nhất, kê biên tài sản là QSDĐ trong trường hợp người phải thi
hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Quyển sử dụng đất vẫn sẽ bị kê biên, xử lý để thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp cho người khác sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án. Trong quá trình kê biên, nếu phát sinh tranh chấp với những người có quyền và lợi ích liên quan thì CHV phải thơng báo cho các đương sự này về quyền được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết của họ. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thơng báo hợp lệ mà người có tranh chấp khơng khởi kiện ra tịa thì CHV sẽ tiến hành kê biên tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, kê biên QSDĐ là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải
thi hành án với người khác.
- Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần QSDĐ của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì CHV phải thơng báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với QSDĐ biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận khơng được và khơng u cầu Tịa án giải quyết thì CHV thơng báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần QSDĐ của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án khơng u cầu Tịa án giải quyết thì CHV yêu cầu Tòa án xác định phần QSDĐ của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau đó, CHV xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
- Trườ ng hợp tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau:
Đối với tài sản chung có thể chia được thì CHV áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án;
Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì CHV có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh tốn cho chủ sở hữu chung cịn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Thứ ba, kê biên tài sản là QSDĐ thuộc sở hữu cá nhân
Đối với trường hợp này thì CHV tiến hành kê biên đúng trình tự , thủ tục của Luật thi hành án dân sự . Điều kiện tiên quyết ở đây là QSDĐ phải thuộc sở hữu cá nhân của người chịu thi hành án. Công tác này được thực hiện khi bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực và hết thời gian tự nguyện thi hành án nhưng người phải thi hành án, vì lý do chủ quan khơng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Lúc này, CHV có nhiệm vụ điều tra, làm rõ những tài sản nào thuộc sở hữu xác minh người phải thi hành án. CHV cần đưa ra các bằng chứng thể hiện rằng QSDĐ thuộc sở hữu của người phải thi hành án, tức là người phải thi hành án có khả năng thực hiện nghĩa vụ nhưng lại cố tình né tránh. Dựa trên cơ sở này, việc cưỡng chế kê biên tài sản là QSDĐ được thiết lập, sau đó cơ quan THADS sẽ tiến hành xử lý, giải quyết, thanh toán nghĩa vụ đã được nêu trong bản án, quyết định của tòa án.