Nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thihành pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 82 - 87)

14. Theo Điều 98 Luật THADS năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm

3.2.2. Nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thihành pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất

kê biên quyền sử dụng đất

Thứ nhất, các bản án, quyết định của Tịa án phải chính xác, chi tiết và thi hành được trên thực tế

Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS gặp nhiều khó khăn, kéo dài một phần do nhiều bản án, quyết định của Tịa án các cấp tun khơng chính xác, chi tiết như: sai diện tích, thiếu người có chung QSDĐ... Có trường hợp, CHV được giao giải quyết vụ việc khi tiếp nhận phát hiện ra và phải làm văn bản đề nghị Tịa án giải thích làm kéo dài việc thi hành án. Thậm chí, có trường hợp phức tạp hơn khi tổ chức cưỡng chế mới phát sinh vướng mắc, khơng thi hành được do Tịa án tun khơng rõ, đặc biệt là các vụ án về tranh chấp thừa kế, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, cổ phần trong doanh nghiệp… Vấn đề này vừa gây khó khăn cho cơ quan THADS, vừa kéo dài vụ việc gây

thiệt hại cho người được và người phải thi hành án, giảm lòng tin của nhân dân với pháp luật và chính quyền. Vì vậy, khi quyết định nghĩa vụ của đương sự, Tòa án phải nêu cụ thể, chi tiết, thi hành được; đặc biệt phải làm rõ hậu quả pháp lý các nghĩa vụ này phát sinh (như: Giấy tờ đăng ký quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng, giấy phép, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ...).

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo kiên quyết của

Chủ tịch UBND, Trưởng ban chỉ đạo THADS các cấp và sự tham mưu, đề xuất kịp thời chính xác, đúng pháp luật của CHV, Kiểm sát viên và các cơ quan chuyên môn liên quan là yếu tố quan trọng đảm bảo tính đúng đắn và kết quả thành công đối với các vụ cưỡng chế khó khăn, phức tạp. Trong trường hợp vụ việc cịn nhiều quan điểm khác nhau thì cần phải báo cáo thỉnh thị để liên ngành cấp trên xem xét chỉ đạo thực hiện.

Thứ ba, tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về THADS, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và có liên quan đến hoạt động kê biên QSDĐ.

Để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS trước hết chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về THADS nói chung và các quy định cưỡng chế nói riêng như: Xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; ban hành các thông tư liên tịch phối hợp các ngành liên quan; các quy chế phối hợp liên ngành... Đặc thù của hoạt động THADS liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là việc cưỡng chế đòi hỏi tham gia của nhiều lực lượng phối hợp. Nếu có hành lang pháp lý quy định rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tất cả đổ dồn lên đầu cơ quan THADS và CHV. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật khác liên quan cũng cần hoàn thiện thống nhất, tránh chồng chéo để cơ quan THADS thuận lợi khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: Luật Nhà ở, Luật Cơng chứng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Đất đai… Từ đó, pháp luật về kê biên QSDĐ cũng sẽ được hoàn thiện trên thực tế.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo THADS trên địa bàn thành phố Lào Cai

Nâng cao vai trị, trách nhiệm và có các chế tài phù hợp để xử lý đối với ban chỉ đạo thi hành án. Hoạt động của ban chỉ đạo thi hành án là hoạt

động rất quan trọng, có tính chất chỉ đạo đối với những vụ án phức tạp cần phải có sự thống nhất ý kiến của tập thể khối nội chính, các cơ quan liên ngành có liên quan đến lĩnh vực thi hành án. Vì vậy, những vụ án đã đưa ra họp bàn ban chỉ đạo thi hành án mà để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cơng dân mà nhất là phải bồi thường nhà nước thì ngồi CHV trực tiếp thi hành vụ việc và cơ quan thi hành án thì cũng có cần phải có chế tài cụ thể, phân rõ trách nhiệm cho từng cá nhân trong ban chỉ đạo thi hành án để những người trong ban chỉ đạo thấy được rõ vai trò và trách nhiệm hơn nữa nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ bảo đảm quyền và lợi ích của người dân. Thành phần nằm trong Ban chỉ đạo thi hành án là những người hiểu biết tinh thơng về pháp luật nói chung và pháp luật về kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng, CHV nhận thấy vụ việc quá phức tạp cần xin ý kiến của ban chỉ đạo thi hành án nhưng ban chỉ đạo thi hành án chỉ đạo sai hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả mà chỉ có CHV, cơ quan thi hành án gánh chịu trách nhiệm thì quá thiệt thịi cho CHV và cũng có thể nói đây cũng chính là ngun nhân dẫn đến tình trạng ngại va chạm, thiếu cương quyết đối với những vụ án phức tạp nếu như khơng có chế tài phù hợp cho ban chỉ đạo THADS.

Thứ năm, về điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan THADS

Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thi hành các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc có giá trị lớn, đặc biệt chú trọng đến những địa bàn, địa phương có lượng án phải thi hành lớn; tăng cường kiểm tra, kiểm sát, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở, đồng thời, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp để xảy ra thiếu sót, vi phạm, nhất là những thiếu sót, vi phạm về trình tự, thủ tục thi hành án và những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh, tăng cường phối hợp liên ngành giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an với Bộ Tư pháp trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong THADS; Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm sát đối với hoạt động THADS; Tòa án nhân dân tối cao quan tâm trả lời, giải thích hoặc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với kiến nghị của cơ quan THADS; chỉ đạo Tòa án các cấp, Thẩm phán tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, trong đó có việc xem xét tính khả thi trước khi phán quyết phần trách nhiệm dân sự; Bộ Công

an chỉ đạo các cơ quan Điều tra chuyển giao đầy đủ, kịp thời vật chứng, tài sản tạm giữ và các biên bản, tài liệu có liên quan để cơ quan thi hành án có căn cứ xử lý tài sản để thi hành án; phát huy tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của UBND các cấp đối với công tác THADS, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo THADS ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Thứ sáu, tăng cường trong công tác bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, CHV

Cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ quan THADS cũng như trình độ chuyên mơn nghiệp vụ cho CHV. Khuyến khích cho cơng chức nhất là đội ngũ công chức trực tiếp giải quyết hồ sơ thi hành án nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu trong xã hội hiện nay.

Thứ bảy, các cơ quan kiểm sát và Kiểm sát viên phải chủ động tăng cường kiểm sát việc phân loại án của CHV

Những vụ việc có điều kiện để kéo dài thời gian thi hành án thì kiên quyết kiến nghị, yêu cầu CHV cưỡng chế thi hành án. Trước khi ban hành kiến nghị phải đọc kỹ hồ sơ tài liệu về xác minh điều kiện thi hành án, xem tài sản định cưỡng chế kê biên có thế chấp ở đâu khơng và đối chiếu với cơ quan quản lý nơi đăng ký kê khai tài sản để biết. Đối với tài sản có giá trị của người phải thi hành án đã chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp… sau khi có bản án, quyết định của Tịa án là hành vi tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ THADS cần phải yêu cầu cưỡng chế kê biên để thi hành án. Trong quá trình kiểm sát việc cưỡng chế kê biên, Kiểm sát viên phải chú ý tính đúng đắn của trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án theo luật định.

Thứ tám, làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi pháp luật

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên thuyết phục bằng nhiều hình thức trước và ngay tại chỗ khi thực hiện cưỡng chế thi hành án đối với người phải thi hành án và quần chúng nhân dân là rất quan trọng. Với những vụ khó khăn phức tạp cần tranh thủ sự động viên, thuyết phục của các cấp lãnh đạo, của người bà con thân thích có uy tín đối với người phải thi hành án và gia đình họ.

Thứ chín, cần tổng kết rút kinh nghiệm sau cưỡng chế để phát huy mặt

nghiệp vụ về căn cứ pháp luật và thực tiễn kinh nghiệm trong công tác cưỡng chế THADS đặc biệt là cưỡng chế kê biên QSDĐ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cưỡng chế thi hành án.

Thứ mười, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

THADS nói chung và nhất là pháp luật điều chỉnh về cưỡng chế kê biên, đánh vào đòn tâm lý của người dân để họ tự nguyện thi hành án không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Phải tuyên truyền bằng mọi hình thức, đảm bảo mọi pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án nói riêng khi ban hành phải được 99% người dân nắm được.

Kết luâ ̣n Chƣơng 3

Nhìn chung, qua cơng cuộc đổi mới tồn diện của Đảng và Nhà nước ta đến nay cơng tác THADS nói chung và pháp luật về kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng đã từng bước hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên để pháp luật thi hành án nói chung và pháp luật điều chỉnh về kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng đi vào cuộc sống, nhu cầu về cơ chế quản lý công tác thi hành án, nhu cầu về tính nghiêm minh của pháp luật, nhu cầu về nâng cao hiệu quả công tác THADS trên đại bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kê biên tài sản là QSDĐ như thỏa thuận trong việc định giá tài sản kê biên (nên có sự kế thừa quy định của Pháp lệnh THADS trước đây), về quyền và trách nhiệm của việc phân chia tài sản chung để thi hành án, hoàn thiện thể chế đối với công tác xét xử, cho vay của các tổ chức tín dụng. Mặt khác, cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong công tác thi hành án nhất là CHV, rèn luyện một đội ngũ CHV tinh thông về pháp luật và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và nhất là hoạt động của ban chỉ đạo thi hành án trong việc kê biên tài sản là QSDĐ, đặc biệt là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động thi hành án tại tỉnh Lào Cai nói chung và tại thành phố Lào Cai nói riêng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)