Về cơ chế quản lý công tác thihành án

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 76 - 77)

14. Theo Điều 98 Luật THADS năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm

3.1.1. Về cơ chế quản lý công tác thihành án

- Đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác THADS; ngày 19 tháng 4 năm 2017 và Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc tăng cường công tác THADS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nhằm tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện tốt công tác chỉ đạo, phối hợp với cơ quan THADS để nâng cao hiệu quả công tác THADS tại địa phương.

- Cơng tác THADS nói chung và kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhiều khó khăn, phức tạp, tiếp xúc với nhiều đối tượng trong xã hội. Thường những nhân tài không mấy ai quan tâm đến cơng việc THADS. Chính vì vậy, cần phải có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài trong lĩnh vực THADS cũng như cần phải xây dựng một mức lương tương xứng với trách nhiệm của cơng chức làm cơng tác THADS. Bên cạnh đó cũng cần phải thay đổi cách thức tuyển dụng, thực hiện quy trình thi tuyển CHV một cách nghiêm túc với phương châm đảm bảo về chất lượng, tinh thông về nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ CHV tinh nhuệ, chuyên nghiệp đáp ứng mọi yêu cầu đổi mới của Đảng và Nhà nước giao trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì thế việc tăng cường hồn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án nói chung và kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng là hết sức cần thiết, đảm bảo cho pháp luật đó đi vào cuộc sống của người dân.

Trước hết cần ban hành quy chế quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong q trình thi hành án nói chung và kê biên QSDĐ nói riêng nhằm hạn chế sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm dẫn đến việc kê biên QSDĐ bị kéo dài. Đồng thời, tăng cường công tác tun truyền, phổ biến giải thích pháp luật nói chung và pháp luật về THADS nói riêng, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi chấp hành và chỉ cưỡng chế khi thực sự cần thiết.

Với những phân tích trên, có thể thấy thực tiễn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên QSDĐ để THADS rất phức tạp. Nhưng biện pháp cưỡng chế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cơng tác THADS hiện nay. Do đó, yêu cầu cần thiết đặt ra là phải tổng kết, tìm hiểu và ghi nhận những mặt tích cực đã đạt được trong thời gian qua, từ đó phát huy tối đa. Mặt khác, cần nghiêm khắc, trung thực, thẳng thắn đưa ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhằm kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tìm ra phương hướng khắc phục để giảm thiểu tối đa những mặt hạn chế trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về cưỡng chế kê biên tài sản là QSDĐ trong THADS, mà rộng lớn hơn là THADS. Đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn, khơng chỉ mang lại hiệu quả tích cực đối với lĩnh vực pháp luật mà còn tác động khơng nhỏ đến kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Thực tế chứng minh, nếu cưỡng chế thi hành án nói chung và kê biên QSDĐ nói riêng được triển khai kém hiệu quả, nhiều khúc mắc sẽ để lại nhiều tồn đọng, về lâu dài sẽ gây mất niềm tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước và làm giảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật. Ngược lại, nếu hoạt động này được diễn ra thuận lợi, đặc biệt nếu người phải thi hành án tự nguyện thi hành án sẽ khẳng định pháp luật thật sự đi vào thực tiễn cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội và quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)