5. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích luật học, Nxb Công an nhân dân, tr 59.
1.1.5. Cơ chế bảo đảm kê biên tài sản là quyền sử dụng đất trong thihành án dân sự
án dân sự
Thứ nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong các quy định của pháp luật THADS về kê biên QSDĐ để đảm bảo thi hành án
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc chi phối đến việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đối với hoạt động thi hành án nói chung và kê biên QSDĐ trong THDS nói riêng trong q trình thực hiện cũng phải được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án hoặc được thi hành án cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thi hành án. Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong
quá trình kê biên QSDĐ để đảm bảo thi hành án đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tùy mức độ, tính chất của hành vi mà trách nhiệm pháp lý sẽ khác nhau.
Thứ hai, trong quá trình thực hiện biện pháp kê biên QSDĐ trong THADS phải đảm bảo khơng có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể.
Pháp luật kê biên tài sản là QSDĐ trong THADS là quy định nằm trong pháp luật dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, do đó không thể xa rời các nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp, trong đó có ngun tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử được ghi nhận tại điều 16 Hiến pháp năm 2013 của nước ta. Nguyên tắc này chỉ rõ bất kì đối tượng, chủ thể nào, cho dù nắm vai trò chủ chốt, là người lãnh đạo hay giữ vị trí cao trong các cơ quản tổ chức... đều được đối xử bình đẳng, cơng bằng, khơng nhân nhượng, bao che. Trong trường hợp các cá nhân này không thực hiện nghĩa vụ mà bản án, quyết định có hiệu lực đã nêu ra thì vẫn sẽ bị cơ quan THADS thực hiện việc cưỡng chế kê biên QSDĐ theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, cơ quan THADS, CHV là chủ thể đặc biệt trong quá trình kê biên tài tài sản là QSDĐ trong THADS.
Chấp hành viên là người bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án được các bên chủ thể chấp hành nghiêm chỉnh và được thực hiện một cách nghiêm minh, công bằng thông qua việc trực tiếp tổ chức thi hành những phán quyết về dân sự của Tịa án đó. Trên thực tế, xuất hiện nhiều trường hợp các bên khơng đồng tình với các phán quyết, quyết định đã có hiệu lực của tịa án. Thay vì sử dụng các biện pháp được pháp luật cho phép như kháng án để một lần nữa bảo vệ quyền của mình, một bộ phận người dân cố ý chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ tài sản đã được đưa ra, gây cản trở cho quá trình THA. Đây là thái độ thiếu tôn trọng pháp luật và Nhà nước. Trong khi đó, các CHV mất nhiều thời gian, cơng sức và biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để hướng dẫn, giải thích đây là hành vi tiêu cực, trái với quy định của pháp luật nhưng nhiều người dân vẫn không tự nguyện thi hành. Do đó, để đảm báo tính quyền lực của pháp luật cũng như hiệu lực của bán án, quyết định của Tòa án, việc cưỡng chế kê biên tài sản cần phải được thiết lập.
Trong hoạt động THADS nói chung và kê biên QSDĐ nói riêng, CHV cũng nhân danh nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước. Đây không phải
hoạt động mang lại lợi ích cho CHV mà bảo đảm lợi ích của Nhà nước góp phần giữ gìn trật tự an tồn xã hội nói chung và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thứ tư, phải có một cơ chế liên ngành ở trung ương
Sự phối hợp giữa các cơ quan, các ban, ngành là vô cùng cần thiết trong hoạt động kê biên tài sản là QSDĐ. Chỉ khi có sự thống nhất chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các ngành, các cấp thì hoạt động THADS mới được thực hiện hiệu quả và phát huy tối đa giá trị của nó. Do đó, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cần đặt ra cơ chế giải quyết của liên ngành ở trung ương để làm căn cứ thực hiện việc cưỡng chế kê biên QSDĐ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ năm, CHV khi thực hiện kê biên QSDĐ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật THADS; nếu có sai sót, hoặc xảy ra vi phạm CHV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và có thể bị bồi thường nhà nước theo quy định nếu có thiệt hại
Việc kê biên QSDĐ không chỉ tác động lớn đến việc xử lý vụ việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến người dân. Bởi trong bối cảnh của nước ta hiện nay, đất đai là nguồn sinh sống, thu nhập chủ yếu của một bộ phận lớn người dân, điều này tác động sâu sắc vào cuộc sống và sinh hoạt của họ bởi lẽ khi QSDĐ được kê biên, họ khơng cịn quyền định đoạt và quyền sử dụng đối với mảnh đất đó. Vì vậy, u cầu đặt ra đối với người CHV khi thực hiện kê biên tài sản là QSDĐ phải nghiêm ngặt tuân theo các nội dung mà pháp luật quy định về đủ cơ sở, căn cứ, nguyên tắc, trình tự, thủ tục. Người CHV phải thường xuyên được trau dồi trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm, nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như kinh nghiệm xử lý các vụ việc trên thực tế. Bên cạnh đó, CHV cần có tinh thần trách nhiệm cao, có sự cẩn trọng, nghiêm túc để hạn chế những sai sót trong q trình kê biên QSDĐ. Ngoài ra trong hoạt động thi hành án, mỗi cơ quan thi hành án địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo thi hành án để kịp thời chỉ đạo việc tổ chức phối hợp và tổ chức cưỡng chế thi hành án cho trường hợp khó khăn phức tạp, đặc biệt là đối với những trường hợp phải áp dụng biện pháp kê biên nói chung và kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng.