Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 34 - 38)

5. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích luật học, Nxb Công an nhân dân, tr 59.

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự

1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung cho Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận có tính bắt buộc đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Khi xã hội càng phát triển, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa thay đổi thì những quy định pháp luật cần thiết phải điều chỉnh để phù hợp với hồn cảnh thực tế.

Thi hành án nói chung và kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng là một hoạt động thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức với những đặc thù riêng biệt. Thi hành án là khâu cuối cùng để Bản án, quyết định của Tòa án thực thi trên thực tế nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của rất nhiều người, trong đó có người phải thi hành án, người được thi hành án và có khi cả người khơng có tên trong bản án, quyết định của Tịa án. Khơng phải đương sự nào cũng hợp tác với cơ quan THADS khi có bản án, quyết định của Tịa án mà có những trường hợp cố tình chây ì, chống đối đến cùng, cố tình khơng hiểu pháp luật, khơng tuân thủ những quy định của pháp luật, dựa vào quyền dân chủ, khiếu nại, tố cáo để kéo dài thời gian thi hành án. Có nhiều trường hợp, để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, người phải thi hành án tìm mọi cách để hủy hoại hoặc tẩu tán tài sản. Đối với những trường hợp này nếu khơng có sự điều chỉnh của pháp luật thì dẫn đến sự tùy tiện , dân chủ “quá trớn”, gây ra những tệ nạn xã hội khó lường , nền kinh tế sẽ bị suy giảm vì khơng thể thu hồi được các khoản nợ . Chính vì vậy, Luật thi hành án dân sự nói chung và pháp luật kê biên tài sản là QSDĐ trong THADS ra đời là một thực tế khách quan, bởi yêu cầu đặt ra là phải có quy định chặt chẽ về điều kiện, trình tự, thủ tục tiến hành kê biên tài sản là QSDĐ để tránh tình trạng gây thiệt hại cho các bên chủ thể.

Pháp luật với các ưu thế nổi trội là tính quy phạm, tính bắt buộc và tính cưỡng chế khi quy định về căn cứ, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và các thể thức khi tiến hành kê biên QSDĐ, chúng có sức mạnh buộc chủ thể phải thi hành án có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thi hành, nếu khơng thi hành thì

bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước buộc họ phải thực hiện; đây là ưu thế nổi trội mà khơng có bất kỳ phương thức nào có được. Qua đó, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân vừa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của họ; đồng thời bảo vệ tính nghiêm minh của bản án, quyết định của Tòa án, cũng chính là bảo vệ quyền lực Nhà nước. Hơn nữa, ngày nhiều những bản án, quyết định có liên quan đến việc thu nợ cho ngân hàng càng nhiều, đa số tài sản thế chấp là QSDĐ. Vì vậy, có pháp luật về kê biên tài sản là QSDĐ điều chỉnh thì khả năng thu hồi các khoản nợ này càng cao, cũng như khả năng thi hành những khoản thu cho ngân sách nhà nước, tổ chức xã hội được đảm đảm.

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Pháp luật về kê biên QSDĐ là hệ

thống những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ về kê biên tài sản là QSDĐ

trong xã hội. Pháp luật về kê biên QSDĐ sẽ bao gồm các quy định về cơ sở,

nguyên tắc, căn cứ, trình tự, thủ tục khi tiến hành kê biên tài sản là QSDĐ. Đây được coi là kim chỉ nam giúp tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hạn chế những sai sót trong q trình áp dụng pháp luật; đồng thời mỗi công dân cũng như chủ thể có thẩm quyền có căn cứ giám sát, kiểm tra quá trình kê biên QSDĐ của cơ quan có thẩm quyền.

1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất

Sau Đại hội đảng lần thứ VI (năm 1986), Nhà nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nên kinh tế thị trường đã kéo theo sự thay đổi đáng kế của các lĩnh vực từ các quan hệ kinh tế đến các quan hệ xã hội, phát sinh nhiều vấn đề mới mà cần thiết phải được pháp luật điều chỉnh. Kê biên QSDĐ để bảo đảm thi hành án dân sự là một trong số đó.

Kê biên QSDĐ là một bộ phận của kê biên tài sản nên những đặc điểm chung của kê biên tài sản và có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật về kê biên QSDĐ sẽ bao gồm các quy định của pháp luật chung (pháp luật dân sự) và các quy định của pháp luật chuyên ngành (pháp luật đất đai, pháp luật thi hành án dân sự).

Kê biên QSDĐ trong THADS vừa phải tuân theo quy định của pháp luật chung - pháp luật dân sự, vừa phải tuân theo các quy định của pháp luật

đất đai và vừa phải tuân theo các quy định của pháp luật về THADS. Trong đó, các quy định của pháp luật THADS là giữ vai trị chính, chi phối đến hoạt động kê biên QSDĐ bao gồm các nội dung cơ bản như: nguyên tắc; căn cứ; trình tự, thủ tục thi hành áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên QSDĐ để đảm bảo thi hành án; thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS, CHV; quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Pháp luật dân sự không điều chỉnh hết các nội dung QSDĐ, nên nếu chỉ căn cứ vào pháp luật dân sự thì khơng đầy đủ bởi QSDĐ mang tính đặc thù, tức là chủ thể có QSDĐ dù khơng có quyền sở hữu đất đai, chỉ có QSDĐ cũng có quyền định đoạt, dùng QSDĐ để thực hiện một công việc nhất định. Bên cạnh đó, các ngành luật khác có liên quan như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự... chứa đựng các quy phạm có liên quan, đảm bảo cho việc thực thi việc kê biên tài sản là QSDĐ có hiệu quả trên thực tế.

Thứ hai, kê biên QSDĐ thể hiê ̣n vai trò cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân

Chủ thể kê biên QSDĐ là cơ quan thi hành án, CHV là chủ thể bắt buộc trong quá trình tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản là QSDĐ. Đây là một biện pháp vừa thể hiện tính quyền lực nhà nước vừa thể hiện tính dân chủ cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Kê biên QSDĐ trong THADS liên quan đến quyền, lợi ích của nhiều bên đương sự, do vậy cần phải có quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh về trách nhiê ̣m, quyền ha ̣n của cơ quan thi hành án và CHV cũng như nghĩa vụ ràng buộc của các bên nhằm nâng cao hiê ̣u quả công tác thi hành cưỡng chế kê biên QSDĐ và bảo vệ quyền, lợi ích của cả người phải thi hành án, được thi hành án.

Thứ ba, trình tự, thủ tục về kê biên tài sản là QSDĐ được pháp luật quy định tương đối chặt chẽ, rõ ràng buộc các chủ thể phải tuân thủ một cách nghiêm minh

Cưỡng chế kê biên QSDĐ là một biện pháp cưỡng chế phức tạp đòi hỏi CHV phải nắm vững các văn bản luật có liên quan như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật đất đai , Luật Hơn nhân và gia đình , v.v... Như vậy, viê ̣c thực thi cưỡn chế kê biên QSDĐ địi hỏi CHV phải có kiến thức rộng và sâu về pháp luật có liên quan đến kê biên tài sản là QSDĐ và phải thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do Luật định.

Thứ tư, pháp luật về kê biên QSDĐ mang tính độc lập tương đối

Bên ca ̣nh viê ̣c phải tuân theo các quy đi ̣nh của hê ̣ thống pháp luâ ̣t chung, pháp luật về kê biên QSDĐ cũng mang tính độc lập tương đối, thể hiện ở chỗ: Trên cơ sở bản án, quyết định của tịa án có hiệu lực, CHV tổ chức thi hành chủ động áp dụng pháp luật về kê n biên QSDĐ nếu như người phải thi hành án có tài sản là QSDĐ mà hết thời gian tự nguyện theo luâ ̣t định không chịu thi hành mà các cơ quan khác khơng có quyền can thiệp vào trừ những người có thẩm quyền được quy định của pháp luật mới có quyền dừng việc kê biên.

Thứ năm , pháp luật về kê biên QSDĐ tạo cơ sở pháp lý góp phần

nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thi hành án nói chung và kê biên QSDĐ nói riêng

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và mọi công dân không phân biệt chức vụ, quyền hạn, giới tính,….đều có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật. Do đó, pháp luật phải trở thành một công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện vai trị của mình. Thực tiễn chứng minh, các quy định của pháp luật càng đầy đủ, càng rõ ràng và dự liệu được nhiều tình huống có thể xảy ra trong tương lai thì hiệu quả áp dụng trên thực tế của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như ý thức chấp hành của người dân ngày càng cao. Vì vậy muốn nâng cao hiệu lực , hiệu quả của hoa ̣t đô ̣ng quản lý , Nhà nước phải thường xun hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, trong tình hình đó, quy định pháp luật về kê biên QSDĐ trong THADS ra đời như một tất yếu.

1.2.1.3. Vai trò của pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất

Pháp luật về kê biên tài sản là QSDĐ có vai trị rất quan trọng nhằm đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án được thi hành triệt để đảm bảo tính hiệu quả, sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước, giữ vững trật tự kỷ cương và ổn định xã hội, thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, pháp luật về kê biên QSDĐ thể hiện tính nghiêm minh, cơng bằng của pháp luật.

Đối với những trường hợp có điều kiện thi hành án nhưng cố tình chây ỳ, chống đối đến cùng, dựa vào khiếu nại tố cáo vượt cấp để cố tình kéo dài thời gian thì việc áp dụng pháp luật về kê biên nói chung và kê biên tài sản là QSDĐ nói riêng là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

cơng dân, các đương sự bị xâm phạm và bảo đảm sự quản lý của nhà nước không bị giảm sút, tơn trọng và thể hiện tính nghiêm minh xử lý những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật góp phần khơi phục lại những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

Thứ hai, pháp luật kê biên QSDĐ góp phần giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi công dân

Kê biên tài sản là QSDĐ là một biện pháp cưỡng chế có quy mơ lớn, phải huy động nhiều lực lượng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và được thơng tin cơng khai. Vì vậy, thơng qua buổi cưỡng chế kê biên QSDĐ nhằm răn đe những đối tượng chây ỳ, chống đối không thực hiện nghĩa vụ của mình. Hơn nữa thơng qua buổi cưỡng chế nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho mỗi công dân biết thêm pháp luật về THADS để họ tự điều chỉnh hành vi của mình trong những trường hợp tương tự.

Thứ ba, bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước và xã hội, quyền lới của những người có quyền và lợi ích hợp pháp

Thực tế cho thấy, nhờ có pháp luật với sức mạnh bắt buộc các chủ thể phải thi hành, lại được thực hiện bởi hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên các bản án, các phán quyết của Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được có giá trị thực thi trên thực tế. Quan sát các vụ án lớn về kinh tế, dân sự diễn ra trong thời gian qua như: vụ án Minh Phụng Epco, Tamexco và gần đây là vụ án Bầu Kiên cho thấy, nhờ có kê biên tài sản nhanh chóng, kịp thời nên đã đảm bảo cho công tác thi hành án về tài sản đã bảo toàn được một khối lượng tài sản lớn của Nhà nước, của các doanh nghiệp và các cá nhân khác; đồng nghĩa với đó là phịng tránh được các ý đồ tẩu tán tài sản của người phải thi hành án nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và các chủ thể khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)