TMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng chi nhánh Đồng Nai
4.3.3.1 Những thuận lợi
Sau hơn 5 năm hoạt động, ngân hàng đã tạo đƣợc uy tín đối với khách hàng, thu hút đƣợc các khách hàng lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc ổn định, các nguồn tiền gửi khơng có biến động q lớn. Vì vậy, nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng giảm thiểu.
Ngân hàng đã xây dựng đƣợc một quy trình thanh tốn hiệu quả, đảm bảo nhanh chóng trong giao dịch, kiểm sốt tốt các tình huống có thể xảy ra trong q trình giao dịch nhằm hạn chế tối đa các sai sót, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý rủi ro của ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng đã thiết lập đƣợc mối quan hệ thân thiết với các khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có lƣợng tiền gửi thanh tốn lớn.
Vì vậy, khi khách hàng có nhu cầu rút tiền với số lƣợng lớn thì khách hàng sẽ thơng báo với ngân hàng trƣớc đó một khoản thời gian ngắn. Từ đó, phịng ngân quỹ có thể chuẩn bị kịp thời, bổ sung lƣợng tiền mặt đang bị thiếu hụt một cách nhanh chóng. Điều này giúp cho ngân hàng đảm bảo đƣợc khả năng chi trả tức thời và trên hết là giữ đƣợc lòng tin của các khách hàng thân thiết.
4.3.3.2 Những khó khăn
Do nền kinh tế thị trƣờng đang có nhiều diễn biến phức tạp, một số lĩnh vực đầu tƣ sinh lời khác đang dần nóng lên nhƣ thị trƣờng chứng khốn, bất động sản, kinh doanh vàng…Bên cạnh đó, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao đã làm tăng độ biến động của tiền gửi, gây khó khăn khơng nhỏ cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng còn nhiều điểm hạn chế so với các NHTM khác, việc vận hành chƣa đem lại hiệu quả cao, nhất là trong việc ngăn chặn và cảnh báo sớm rủi ro thanh khoản. Cơng tác dự báo và phân tích thị trƣờng của ngân hàng còn nhiều mặt hạn chế, việc cập nhật thông tin và dự báo nhu cầu của khách hàng cần đƣợc đẩy mạnh.
Hiện tại, Saigonbank Đồng Nai chƣa có phịng ban chuyên về quản trị rủi ro thanh khoản mà đƣợc quản lý theo cơ chế tập trung toàn hệ thống Saigonbank. Công tác quản trị của ngân hàng đƣợc phịng ngân quỹ thực hiện, tính tốn nhu cầu thanh khoản và điều chỉnh dự trữ phù hợp. Chính vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng còn nhiều bất cập, ngân hàng cần chú trọng nâng cao cơng tác quản trị rủi ro để có thể đảm bảo an tồn trong hoạt động.
Một hạn chế khác trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng đó là hiện tại ngân hàng vẫn chƣa có một mơ hình dự báo thanh khoản cụ thể, các chỉ số thanh khoản chƣa đƣợc tính tốn và theo dõi thƣờng xun. Việc quản lý thanh khoản do phòng ngân quỹ thực hiện bằng cách lập dự thu, dự chi hàng tuần, hàng tháng và điều chỉnh lƣợng dự trữ thanh khoản thích hợp.
Bên cạnh đó, ngân hàng chƣa đề xuất đƣợc các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản, chƣa quy định về tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao trong tổng
tài sản Có của ngân hàng, quy định về tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả đối với các loại tiền gửi hay giải pháp ứng phó khi tình trạng khủng hoảng thanh khoản xảy ra. Chính các hạn chế nêu trên đã làm cho hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng kém hiệu quả dẫn đến mất an toàn hoạt động do ngân hàng vẫn đang tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản.