1.4. Các yêu cầu của đánh giá giảng viên
1.4.1. Tính mục đích
Đánh giá giảng viên trong nhà trường đại học là việc thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng các thơng tin về chương trình và con người. Đánh giá giảng viên phải là một q trình mang tính hệ thống, địi hỏi sự tự nguyện và hợp tác
của các bên, phù hợp với đặc điểm tâm lý của đội ngũ tri thức. Đánh giá giảng viên phải phát huy được vai trị chủ động, tích cực, tự giác của giảng viên, lôi cuốn họ tham gia công tác đánh giá và tự đánh giá từ đó hình thành động lực trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm.
Giảng viên là đối tượng cần thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng. Chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng phục thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó, sự nỗ lực chủ quan của giảng viên có vai trị quan trọng. Quy trình đánh giá giảng viên phải thúc đẩy được sự tự bồi dưỡng của giảng viên, khuyến khích họ tham gia các hình thức bồi dưỡng do trường tổ chức, tạo môi trường thích hợp cho việc tự bồi dưỡng của giảng viên, khuyến khích họ tham gia các hình thức bồi dưỡng do trường tổ chức, tạo mơi trường thích hợp cho việc tự bồi dưỡng của giảng viên.
Muốn vậy, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức đánh giá phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, trình độ hiện có của giảng viên và thực hiện theo quan điểm đổi mới giáo dục của ngành. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý rằng khoa học kỹ thuật luôn phát triển với tốc độ chóng mặt. Q trình đánh giá tác động đến việc tự bồi dưỡng thường xuyên của giảng viên, đảm bảo để người thầy có những nền tảng kiến thức để tiếp cận và nắm bắt những tri thức mới, có khả năng định hướng cho sinh viên tìm tịi, phát triển. Từ đó xây dựng được chính sách phù hợp về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, khen thưởng đối với giảng viên.