Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 93)

3.2. Các biện pháp quản lý

3.2.2. Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá giảng viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

- Đảm bảo các tiêu chuẩn bao quát được tất cả các lĩnh vực hoạt động của giảng viên: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động cộng đồng.

- Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên theo đúng các quy định Nhà nước.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Cập nhật các quy định của nhà nước về chế độ chính sách đối với các giảng viên.

- Huy động giảng viên tham gia quá trình cập nhật các tiêu chuẩn đánh giá đảm bảo các tiêu chuẩn phù hợp với các quy định của nhà nước và thực tế công tác của giảng viên.

- Tổng kết kinh nghiệm và cập nhật các tiêu chuẩn thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế.

- Cập nhật các tiêu chuẩn cho phù hợp với hàm lượng khoa học của các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như các chức danh giảng viên khác nhau.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

- Phòng Tổ chức cán bộ theo dõi thường xuyên các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và Bộ nội vụ về các chế độ chính sách cho cán bộ ngành giáo dục, ngành y tế và cơng chức, viên chức hành chính và thơng tin cho các giảng viên về các văn bản mới Thơng báo qua hệ thống hịm thư

điện tử hoặc các cuộc giao ban của trường, của Khoa/Bộ mơn. Bên cạnh đó, phịng Tổ chức cán bộ cũng nhận phản hồi của các giảng viên về những điều chưa hợp lý trong quá trình thực hiện hoạt động đánh giá để hiệu chỉnh.

- Lập kế hoạch cập nhật và xây dựng dự thảo cập nhật các quy định mới cho các quy định hiện hành của nhà trường:

+ Đối với việc cập nhật các quy định mới của các cơ quản lý nhà nước: Phòng Tổ chức cán bộ (đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo) lập bảng so sánh các điểm mới của các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước với các quy định cũ, đồng thời đưa ra dự kiến các nội dung cập nhật với quy định của trường, theo biểu mẫu:

Bảng 3.2: Bảng diễn giải cập nhật theo quy định mới của cơ quan quản lý nhà nước

Điều/mục/khoản Thay đổi của Bộ Sửa quy chế của trường

Diễn giải

+ Đối với việc cập nhật do thực tế công việc phát sinh, Phòng Tổ chức cán bộ lập bảng so sánh và giải trình:

Bảng 3.3: Bảng diễn giải cập nhật quy định theo thực tế STT Công việc cụ thể Hệ số mới Hệ số STT Công việc cụ thể Hệ số mới Hệ số

cũ Lý do

Dựa trên các thông tin được cập nhật, các giảng viên sẽ hiểu rõ các quy định mới và cũ của các văn bản quản lý nhà nước và có những góp ý phù hợp. - Tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị về dự thảo mới. Phòng Tổ chức cán bộ gửi bảng phân tích các quy định mới tới tồn bộ giảng viên và các cán bộ quản lý đào tạo của nhà trường để xin ý kiến đóng góp cho các quy định mới.

bản góp ý cho phịng Tổ chức cán bộ.

- Chỉnh sửa dự thảo. Phịng Tổ chức cán bộ dựa trên các góp ý của các Khoa/Bộ mơn, các phịng để chỉnh sửa theo các góp ý phù hợp. Lập bảng giải trình các hiệu chỉnh cũng như phản hồi với những góp ý khơng được cập nhật. Triệu tập cuộc họp do Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo chủ trình để thống nhất các phương án cập nhật chính thức đối với các tiêu chuẩn đánh giá giảng viên.

- Cập nhật và ban hành các quy định mới. Phòng tổ chức cán bộ, tham mưu quyết định cập nhật các tiêu chuẩn đánh giá trình Ban Giám hiệu ban hành để áp dụng cho các kỳ đánh giá tiếp theo.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động đánh giá, tạo kênh thông tin để tiếp nhận các phản hồi ngay lập tức của các giảng viên về các tiêu chuẩn, tiêu chí. Ghi nhận các phản hồi và giải quyết những phát sinh trong quá trình triển khai. Cập nhật các quy định và thông báo rộng rãi tới toàn bộ giảng viên những quy định mới.

Như vậy, việc hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá cần thực hiện theo một chu trình khép kín và liên tục, cụ thể hóa trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chu trình hồn thành tiêu chuẩn đánh giá giảng viên - Đối với các tiêu chuẩn đánh giá giảng viên về hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Y tế công cộng cần được hiệu chỉnh theo hướng:

+ Bổ sung các hoạt động theo tình hình thực tế. Thời điểm từ năm 2010 - 2013, trường Đại học Y tế cơng cộng có nhiều thay đổi về quy mơ đào tạo, chương trình đào tạo tuy nhiên hiện tại các tiêu chí đánh giá chưa được

Thu thập thông tin Xây dựng dự thảo Góp ý cho dự thảo Cập nhật tiêu chuẩn Tổ chức đánh

giá theo tiêu chuẩn

cập nhật theo đúng tình hình thực tế. Ví dụ, từ năm 2012, chỉ tiêu đào tạo chính quy của nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý tăng từ 120 lên 170 chỉ tiêu/năm đối với hình thức chính quy và 150 lên 200 chỉ tiêu/năm đói với hình thức vừa học vừa làm. Tuy nhiên hệ số giảng dạy vẫn áp dụng theo các mức cũ: nên khơng có sự khác biệt giữa hệ số giờ giảng của lớp 120 sinh viên với lớp 200 sinh viên.Trên thực tế, để giảng hai lớp học có quy mơ khác nhau như trên, giảng viên cần có sự đầu tư hơn về chuyên môn cũng như việc tổ chức lớp học cũng địi hỏi nhiều cơng sức hơn.

+ Nâng mức chi trả cho các chức danh giảng viên chính, giảng viên cao cấp, các giảng viên có học vị tiến sĩ, học hàm PGS và GS trong các Hội đồng sau đại học. Đảm bảo mức chi trả cho các giảng viên cơ hữu của trường phải tương đương với các giảng viên ngoài trường. Hiện tại, thực tế theo quy định tại trường, đối với hoạt động chấm luận văn, luận án của các giảng viên có học vị tiến sĩ, chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư được tính số giờ khác nhau nhưng có cùng đơn giá và được tính chung vào tổng thời gian giảng dạy của giảng viên, và chỉ được chi trả nếu giảng viên có số giờ vượt. Theo đó khơng có sự khác biệt về mặt hàm lượng chất xám và vị trí của hoạt động trong hệ thống đào tạo. Do vậy hoạt động này cần được chi trả trực tiếp cho các giảng viên cùng mức với các giảng viên ngoài trường, và sử dụng hình thức chi trả là: đã chi trả.

- Một số thay đổi đề xuất được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 3.4: Bảng đề xuất thay đổi hệ số quy đổi giờ giảng

TT Công việc cụ thể Hệ số mới Hệ số

cũ Lý do

GIẢNG DẠY

1 .

1 tiết giảng lý thuyết cho hệ đại học các hệ (bao gồm cả các hình thức giảng PBL, SBL, giảng cầu truyền hình, ơn thi tốt nghiệp)

Do chỉ tiêu đào tạo của trường ngày càng tăng, nên số lượng sinh viên trong một lớp

TT Công việc cụ thể Hệ số mới Hệ số

cũ Lý do

Lớp từ 161 – 200 sinh viên Lớp >200 sinh viên

*) Giảng tại địa phương được nhân hệ số 1,5

1,8 giờ quy định

Mỗi khóa tuyển sinh có từ 170 – 200 sinh viên

2 .

1 tiết giảng lý thuyết cho hệ sau đại học (bao gồm cả các hình thức giảng PBL, SBL, giảng cầu truyền hình); 1 giờ tập huấn PBL cho học viên cao học

Lớp dưới 50 học viên Lớp từ 50 – 100 học viên Lớp từ 101 – 150 học viên *) Giảng tại địa phương được nhân hệ số 1,5 1,4 giờ 1,6 giờ 1,8 giờ 1,5 giờ Quy mô các lớp ngày càng tăng

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH/GIÁM SÁT THỰC ĐỊA

12

1tiết hướng dẫn bài tập, thực hành tại phịng thí nghiệm (Labo) 1 giờ 0,5 giờ Để chuẩn bị cho các bài giảng thực hành, các giảng viên cần có thời gian chuẩn bị các hóa chất. 17.

Hướng dẫn CNCQ viết báo cáo thực địa cuối khóa định hướng chuyên ngành 4 giờ/nhóm Chưa quy định Cập nhật theo chương trình đào tạo mới 18. Hướng dẫn và chấm bài tập thực địa cuối học kỳ CNVLVH 1 giờ/nhóm 10 giờ/Bộ mơn Đổi đơn vị tính từ bộ mơn thành nhóm và thay đổi số giờ quy chuẩn từ 10 thành 1. Phân công rõ trách nhiệm và quyền

TT Công việc cụ thể Hệ số mới Hệ số

cũ Lý do

viên. Khắc phục tình trạng một giảng viên phải thực hiện tồn bộ các cơng việc hoặc khó định lượng chính xác sự tham gia, dẫn đến cào bằng, chia đều cho tất cả mọi người.

21.

Hướng dẫn bài tập cho môn PPNCKH (hệ đại học, sau đại học) 3 giờ/nhóm Chưa quy định Tách mới do nội dung của mơn học có vai trị quan trọng và các giảng viên phải hướng dẫn sinh viên hoàn thành các bài tập hết mơn như các bài tập nhóm, khóa.

22.

Hướng dẫn học viên cao học QLBV thực tập tại bệnh viện

*) Hướng dẫn tại địa phương được nhân hệ số 1,5

4 giờ/ngày

Bổ sung thêm hệ số tại địa phương do cơ sở thực địa được mở rộng tới các địa phương.

25. Hướng dẫn báo cáo chuyên đề cho học viên CKII

8 giờ/ chuyên đề

Cập nhật do chương trình mới được các cơ quản lý thông qua

29. Hướng dẫn chuyên đề tốt nghiệp cho học viên CKI

12

giờ/chuyên đề

Cập nhật do chương trình đào tạo được điều chỉnh

30. Hướng dẫn luận văn cho học viên CKII

25 giờ/luận văn

Cập nhật do chương trình mới được các cơ quản

TT Công việc cụ thể Hệ số mới Hệ số

cũ Lý do

lý thông qua

36.

Giúp việc các Hội đồng tại Trường và địa phương: - HĐ báo cáo bài tập thực địa cử nhân;

- HĐ báo cáo khóa luận tốt nghiệp cử nhân;

- HĐ báo cáo đề cương, BT1, luận văn tốt nghiệp Cao học, CKI, CKII

- HĐ thi đầu vào NCS, đề cương luận án, chuyên đề Nghiên cứu sinh, đề cương CKII 0,5 giờ/hội đồng Thêm mục đề cương chuyên khoa II 37.

Hội đồng báo cáo Luận văn tốt nghiệp CKII, cao học, xét tuyển đầu vào tiến sĩ, đề cương tiến sĩ/CKII, chuyên đề tiến sĩ, tại Trường và địa phương

Sửa luận văn tốt nghiệp CKI thành CKII

37. 3

- Phản biện luận văn tốt nghiệp cao học

4 giờ/hội đồng

Tăng số giờ quy đổi từ 3h lên 4h (phản biện 2 vịng)

ĐIỀU PHỐI MƠN HỌC

47.

01 Điều phối viên môn học (áp dụng cho các lớp tại Hà Nội và địa phương)

*) Nhân hệ số sinh viên theo từng hệ đào tạo 10% số tiết mỗi môn học Bổ sung hệ số sinh viên 48. 01 Điều phối thực tập cộng đồng 3 của CNCQ (thực địa định hướng chuyên ngành) 10% số tiết thực địa theo qui

3.2.3. Hồn thiện hệ thống thu thập thơng tin đánh giá giảng viên 3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

- Đảm bảo tính chính xác của thơng tin. - Đảm bảo tính tồn diện của thơng tin. - Đảm bảo tính khách quan của thơng tin

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Thay đổi hình thức thu thập thơng tin đánh giá từ sinh viên.

- Tổ chức kỳ đánh giá xuyên về chất lượng chuyên môn từ các đồng nghiệp có cùng chun mơn.

- Tổ chức xây dựng biểu mẫu kế hoạch hoạt động của giảng viên theo năm học để bổ sung nguồn thông tin tự đánh giá.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

a. Thay đổi hình thức thu thập thơng tin đánh giá từ sinh viên

Mặc dù thông tin đánh giá giảng viên từ sinh viên có những hạn chế về việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên nhưng nguồn thông tin này, khi đạt được được những hiệu quả thơng tin tích cực, là nguồn thơng tin tham khảo quan trọng giúp giảng viên thường xuyên nâng cao chất lượng bài giảng. Do vậy cách thức tiến hành đánh giá cần phải phù hợp để sinh viên cảm thấy thoải mái nhất khi cung cấp các thông tin đánh giá về khóa học.

- Thay đổi hình thức phiếu đánh giá mơn học: ở thời điểm hiện tại, việc thu thập thông tin đánh giá giảng viên hoàn toàn được thực hiện thủ cơng. Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng phối hợp với các Khoa/Bộ mơn hồn thành mẫu phiếu đánh giá. In và phát cho sinh viên đánh giá. Sau đó nhập các phiếu đánh giá vào phần mềm phân tích kết quả và nhập các phản hồi khác nếu có. Cơng việc này khiến cán bộ phụ trách mất rất nhiều thời gian và khơng kiểm sốt được các sai sót khi nhập các kết quả đánh giá từ phiếu của sinh viên vào phần mềm phân tích. Việc đánh giá này gây ra sự lãng phí do số lượng phiếu in ra trong mỗi học kỳ là khá lớn, do quy mô sinh viên ngày càng

tăng. Các phiếu sau khi được nhập lại phải lưu trữ theo các quy định của nhà trường cho đến hết khóa học của sinh viên tại trường. Để khắc phục tình trạng này, Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cần chuyển các mẫu phiếu đánh giá thành các phiếu đánh giá trực tuyến dựa trên các ứng dụng như: poll everywhere, monkey survey, google drive… Các ứng dụng này đều cung cấp các cấu phần phân tích trực tuyến giúp giảm bớt gánh nặng cho các cán bộ phụ trách, giảm chi phí. Đồng thời có thể bổ sung thêm các phiếu đánh giá giữa kỳ giúp giảng viên có thể phát huy các điểm tích cực hoặc khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng của khóa học. Các phiếu đánh giá này cần được cung cấp công khai trong hệ thống học liệu của từng khóa học trên hệ thống E-learning của nhà trường. Các ứng dụng trên cũng có thể cung cấp việc kiểm đếm các sinh viên đã hồn thành việc đánh giá mơn học. Nếu nhà trường yêu cầu tất cả các sinh viên phải tham gia hoạt động này với vai trò là hoạt động góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thì có thể đưa thêm các quy định cụ thể về nghĩa vụ tham gia các hoạt động này cũng như các hình thức xử lý đối với những sinh viên khơng hồn thành quy định.

- Thay đổi thời điểm tổ chức đánh giá: Việc cung cấp các phiếu đánh giá trực tuyến góp phần thay đổi tâm lý “làm cho xong” vì sinh viên có thể tiếp cận với phiếu đánh giá bất cứ lúc nào trong suốt khóa học nên có thể ghi nhận các điểm tích cực hay tiêu cực về mơn học. Hình thức này sẽ hạn chế các sai số do phải nhớ lại các hoạt động giảng dạy trong hoàn cảnh vừa tập trung vào các bài thi cũng như thời gian kết thúc môn học xa thời điểm tổ chức đánh giá (buổi thi hết môn).

b. Tổ chức kỳ đánh giá thường xuyên về chất lượng chuyên mơn từ các đồng nghiệp có cùng chun mơn

Trong hoạt động đánh giá giảng viên, chất lượng của các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giảng dạy rất khó đo lường. Khơng thể dựa hồn tồn vào thông tin từ sinh viên về đánh giá chất lượng giảng viên, do sinh viên

không đủ năng lực chuyên môn để đánh giá chất lượng giảng dạy ở các tiêu chí như: độ cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy, mức độ độ chuyên sâu của kiến thức và sự phù hợp của kiến thức với các chuẩn đầu ra của bài học, mơn học.

Để có được thơng tin có tính chính xác cao hơn về chất lượng giảng dạy của giảng viên, nhà trường cần thành lập Hội đồng giáo dục của Khoa chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn với các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Hội đồng giáo dục của Khoa được gồm từ 3 đến 5 giảng viên có học vị từ Tiến sĩ trở lên, có phương pháp giảng dạy tốt, có uy tín về mặt chun mơn.

Hội đồng giáo dục của Khoa lập kế hoạch dự giảng tất cả các giảng viên trong Khoa trong từng năm học để có những đánh giá về mặt chun mơn đối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)