Quy định nguồn thông tin của hoạt động đánh giá giảng viên tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 79 - 82)

2.2. Thực trạng Quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại trường

2.2.5. Quy định nguồn thông tin của hoạt động đánh giá giảng viên tạ

Đại học Y tế công cộng

2.2.5.1. Giảng viên tự đánh giá

Trong quy trình đánh giá giảng viên tại trường Đại học Y tế công cộng, cuối mỗi học kỳ, giảng viên tự điền vào các biểu mẫu thống kê giờ giảng hoặc giờ nghiên cứu khoa học do các phòng chức năng cung cấp. Giảng viên đơn thuần thống kê số lượng giờ giảng, giờ nghiên cứu khoa học.

Hiện tại nhà trường chưa có biểu mẫu đánh giá dành cho giảng viên về chất lượng hồn thành cơng việc. Trong khi tự đánh giá giảng viên là một nguồn thông tin quan trọng trong việc đánh giá chất lượng công việc của họ về các nội dung: mục tiêu phấn đấu, kế hoạch đáp ứng các yêu cầu đạt mục tiêu, những cải tiến nhờ có các đánh giá từ các nguồn khác nhau, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

2.2.5.2. Đồng nghiệp đánh giá

Trong quy chế hoạt động của trường Đại học Y tế công cộng, theo kết quả đánh giá giảng viên của năm trước liền kề, 20% giảng viên được đánh giá cao nhất sẽ được phân công tham gia Ban Dự giảng. Ban Dự giảng sẽ dự giờ

và đóng góp ý kiến cho 20% giảng viên có số điểm đánh giá thấp nhất.

Ban Dự giảng sẽ dự giờ và đánh giá dựa trên Mẫu bảng kiểm thống nhất, kết thúc buổi dự giảng sẽ họp và góp ý trực tiếp với giảng viên được dự giảng. Các biên bản Dự giảng được gửi lại Phòng Tổ chức cán bộ, tuy nhiên kết quả đánh giá khơng được tính trong các tiêu chí đánh giá giảng viên.

2.2.5.3. Sinh viên

Trong quy trình đánh giá mơn học tại trường Đại học Y tế công cộng, kết thúc mỗi môn học, sinh viên sẽ phải hồn thành phiếu đánh giá mơn học với 2 nội dung chính là mơi trường học tập và đánh giá giảng viên. Nội dung sinh viên đánh giá giảng viên gồm:

Bảng 2.11: Nội dung sinh viên đánh giá giảng viên

TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

Nội dung giảng dạy

1 Nội dung các bài giảng của giảng viên đầy đủ theo đề cương môn học 2 Cập nhật nhiều thơng tin mới, bổ ích liên quan đến bài học

Tác phong, thái độ

3 Giảng viên thực hiện thời gian lên lớp theo đúng kế hoạch giảng dạy 4 Giảng viên thể hiện sự nhiệt tình và trách nhiệm trong quá trình giảng

dạy mơn học

5 Giảng viên tạo được mơi trường học tập tích cực và thân thiện với người học

6 Giảng viên có thái độ đúng mực, tác phong sư phạm

7 Giảng viên luôn sẵn sàng giúp đỡ người học các vấn đề liên quan đến học tập

Tài liệu, phương tiện giảng dạy

8 Giảng viên cung cấp/giới thiệu nguồn tài liệu học tập (giáo trình, tài liệu đọc thêm, trang web,..) phong phú, dễ tiếp cận

TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

9 Giảng viên sử dụng thành thạo, hiệu quả các phương tiện dạy học (bảng, máy tính, máy chiếu)

Phương pháp giảng dạy

10 Phương pháp giảng dạy của giảng viên dùng trong bài học là phù hợp và hiệu quả

11 Giảng viên có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu tạo được hứng thú trong giờ học

12 Phương pháp giảng dạy của giảng viên kích thích tư duy độc lập, sáng tạo

13 Giảng viên tạo cơ hội cho người học thảo luận, tổ chức làm việc nhóm hiệu quả (nếu có)

14 Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp rèn luyện cho bạn khả năng liên hệ và áp dụng thực tế

15 Các bài tập,bài kiểm tra được giảng viên nhận xét/đánh giá rõ ràng chính xác

16 Giảng viên giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề (nếu có)

17 Giảng viên có sự phối hợp với các giảng viên khác dạy cùng mơn học

(Nguồn: Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng)

Bên cạnh đó, sinh viên có thể ghi các ý kiến góp ý khác đối với khóa học. Kết quả đánh giá được Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng phân tích và gửi lại các Khoa/Bộ môn. Các Khoa/Bộ môn sẽ tổ chức họp, thơng báo và u cầu phản hồi từ phía giảng viên. Kết quả phản hồi sẽ được gửi tới sinh viên thơng qua Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng. Kết quả trung bình chung của giảng viên sẽ được sử dụng trong đánh giá giảng viên.

Khi được hỏi có tới 61,5% giảng viên khơng đồng tình với cơng thức tính điểm trên vì cho rằng cần quan tâm đến số giờ giảng trên lớp đối với mỗi

Một thực tế khác tại trường Đại học Y tế công cộng là các giảng viên có thể giảng rất nhiều mơn, hoạt động trợ giảng của các môn học do các giảng viên trẻ thực hiện; nhập điểm và gửi kết quả học tập của môn học do Bộ môn phụ trách tới phòng Đào tạo Đại học. Các giảng viên khác hầu như không để ý đến kết quả học tập cuối cùng của sinh viên. Nguồn thông tin từ kết quả học tập của sinh viên chưa được khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)