Hoàn thiện quy định sử dụng kết quả đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 109 - 111)

3.2. Các biện pháp quản lý

3.2.5. Hoàn thiện quy định sử dụng kết quả đánh giá giảng viên

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

- Đảm bảo tính mục đích của hoạt động đánh giá

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch phát triển giảng viên - Tạo động lực phát triển giảng viên

- Gắn mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân giảng viên với mục tiêu phát triển của nhà trường

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

a. Xây dựng kế hoạch phát triển giảng viên

Dựa trên các kết quả đánh giá của giảng viên, các Khoa/Bộ môn tổng hợp các thông tin từ bản kế hoạch cá nhân của các giảng viên, so sánh với mục tiêu phát triển của nhà trường, các nguồn kinh phí có thể huy động xây

dựng kế hoạch đào tạo các giảng viên của đơn vị. Các khóa đào tạo được hướng tới hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, khắc phục các hạn chế trong kỳ đánh giá trước hoặc cơ chế tham gia các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn khác. Các đơn vị cũng cần ghi nhận các đầu ra của các khóa học để so sánh, đối chiếu với kết quả của giảng viên trong thời gian tiếp theo. Kế hoạch đào tạo của các đơn vị cần phải đảm bảo tính phù hợp, tiết kiệm tránh đầu tư dàn trải và không hiệu quả.

b. Tạo động lực phát triển giảng viên

Việc sử dụng kết quả đánh giá cần phải lưu ý đến các động lực của giảng viên bao gồm:

- Lương (vật chất)

- Thăng tiến (sự công nhận)

Cần xây dựng chế độ lương thưởng tương ứng với các thành tích mà giảng viên đạt được. Bên cạnh đó các chế độ ưu tiên về lĩnh vực nghiên cứu khoa học như hỗ trợ kinh phí tham dự các hội thảo trong và ngồi nước, kinh phí đăng tải bài báo...cũng cần được tính đến như là một đòn bẩy quan trọng cho việc tạo động lực phát triển của giảng viên.

c. Gắn mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân giảng viên với mục tiêu phát triển của nhà trường

Sự phát triển nghề nghiệp của các giảng viên có sự gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của nhà trường và không thể tách rời. Nhà trường có các giảng viên có uy tín cao trong lĩnh vực chuyên môn sẽ là những lợi thế lớn trong việc phát huy vai trị vận động chính sách đối với các đơn vị chủ quản. Đội ngũ giảng viên chất lượng sẽ là cơ sở vững chắc để nhà trường hoạch định các mục tiêu chiến lược có mức độ cao hơn và việc thực thi các kế hoạch chiến đó sẽ hiệu quả hơn. Để đạt được điều này, nhà trường cần liên tục thông báo các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để giảng viên có căn cứ điều chỉnh các mục tiêu nghề nghiệp cho phù hợp. Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức

luân chuyển các giảng viên có năng lực phù hợp hoặc khơng phù hợp tới các vị trí khác nhằm phát huy hết năng lực của họ. Các quyết định hành chính này cũng cần đi kèm các biện pháp thuyết phục phù hợp để giảng viên hiểu và gắn bó lâu dài với nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)