Tính khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 39 - 41)

1.4. Các yêu cầu của đánh giá giảng viên

1.4.3. Tính khách quan

Đánh giá phải đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ, khách quan có tác dụng tới sự tự hoàn thiện của cá nhân giảng viên trong việc đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển nhà trường và xã hội. Quy trình đánh giá giảng viên phải thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu này khi xây dựng quy trình cần chỉ ra các việc cần làm, nội dung và cách tiến hành các công việc một cách cụ thể sao cho cán bộ quản lý, giảng viên có thể hiểu và thực hiện được. Các phương pháp đánh giá được thiết kế sao cho phù hợp với trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của nhà trường. Các tiêu chí phải dựa trên cơ sở thực tế, điều kiện, hồn cảnh cơng tác của giảng viên, điều kiện và nhu cầu của từng trường.

Đánh giá giảng viên phải chú ý tới các vấn đề tâm lý, truyền thống dân tộc và đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo.

Tiểu kết Chương 1

Đánh giá trong các cơ sở giáo dục là hoạt động có vai trị quan trọng sự phát triển. Đánh giá cung cấp các thông tin về sự phát triển của các cơ sở giáo dục dựa trên những bằng chứng cụ thể, khách quan, giúp các nhà quản lý có những quyết định quản lý phù hợp với môi trường xung quanh và đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả nhất. Đánh giá giúp các nhà quản lý nhận định rõ thực trạng của đơn vị, về từng cá nhân trong tổ chức từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp cho từng cá nhân.

Đánh giá giảng viên là đóng vai trò sống còn đối với một cơ sở giáo dục đại học. Nhà quản lý sử dụng đánh giá với mục đích chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng viên chức chun mơn trong đơn vị mình, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển và nâng cao trình độ cho họ. Giảng viên đóng vai trò quan trọng nhất trong một trường đại học, quyết định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.

Nhà quản lý cần nắm rõ mục đích cao nhất của hoạt động đánh giá giảng viên là phát triển giảng viên, đồng thời áp dụng linh hoạt các biện pháp quản lý để tạo động lực giúp các giảng viên phát triển bản thân và hướng mục tiêu cá nhân tới mục tiêu chung của nhà trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)