Đánh giá hoạt động đánh giá giảng viên của trường ĐHYTCC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 83 - 89)

2.2. Thực trạng Quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại trường

2.2.7. Đánh giá hoạt động đánh giá giảng viên của trường ĐHYTCC

2.2.7.1. Mục đích hoạt động đánh giá giảng viên

Hoạt động đánh giá giảng viên của trường Đại học Y tế cơng cộng đã đặt mục đích cao nhất là hướng tới sự phát triển của giảng viên và tạo ra động lực để giảng viên hướng tới sự phát triển đó.

Hoạt động đánh giá giảng viên đã tạo ra sự công bằng đối với tất cả các giảng viên, tạo cơ hội cho tất cả các giảng viên tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo đúng chức trách và năng lực cá nhân của bản thân và tạo cơ hội cho tất cả giảng viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Những hoạt động đó được lượng giá bằng các chỉ số định lượng rõ ràng và được thống nhất giúp giảng viên tự lập kế hoạch của cá nhân để tham gia các hoạt động khác.

Sau năm học, dựa trên kết quả đánh giá giảng viên, nhà trường có những hình thức thanh toán số lượng giờ giảng vượt mức quy định cho các giảng viên hoặc truy thu mức kinh phí tương ứng với số giờ cịn thiếu so với định mức. Kết quả này cũng là căn cứ để tính mức phụ cấp lương cho giảng viên trong năm học tiếp theo. Bên cạnh đó, các kết quả đánh giá được cơng bố rộng rãi để vinh danh những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động đánh giá giảng viên tại trường Đại học Y tế cơng cộng cịn một số tồn tại nhất định: kết quả đánh giá giảng viên khơng thể thốt khỏi “văn hóa đánh giá hành chính” với việc kết quả xếp loại được phân chia thành hai mức là hồn thành nhiệm vụ và khơng hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của cơ quan chủ quản; mức chi trả chưa tương xứng với chất lượng của công việc chưa thực sự giúp tạo ra động lực mạnh mẽ để giảng viên nỗ lực hồn thành tốt nhất cơng việc được giao. Việc tính tổng thời gian giảng dạy và tính chung mức đơn giá chi trả cho tất cả các hoạt động không phản ánh được sự đặc thù về hàm lượng chất xám và công sức của giảng viên trong các

tiến sĩ...). Các hình thức khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích nghiên cứu khoa học chưa phù hợp nên chưa tạo động lực thúc đẩy giảng viên.

2.2.7.2. Xây dựng và công bố tiêu chuẩn đánh giá giảng viên

Bộ tiêu chuẩn đánh giá giảng viên của trường Đại học Y tế công cộng được xây dựng dựa trên văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước nên tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện thành các nhiệm vụ: giảng dạy, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy khơng phân định rõ ràng theo các nội dung như: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng, bổn phận công dân với tư cách là nhà khoa học nhưng bộ tiêu chuẩn của trường đã đặt ra các nhiệm vụ trách nhiệm với cộng đồng của giảng viên là “ thâm nhập thực tiễn, phổ biến biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống”. Trong quy định này, Trường cũng quy định rõ mức độ tham gia các hoạt động của nhà trường phù hợp với trình độ chun mơn của các giảng viên. Việc quy định cụ thể và được thống nhất cao trong đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lượng các thông tin đánh giá được cụ thể và chính xác.

Quy trình xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá của giảng viên được tổ chức một cách công khai, đảm bảo tính dân chủ. Dựa trên văn bản quy phạm, phòng Tổ chức cán bộ xây dựng dự thảo và tổ chức lấy ý kiến của toàn bộ giảng viên nhà trường, thảo luận công khai trong Hội nghị viên chức; tiếp nhận và cập nhật theo các góp ý của giảng viên và ban hành văn bản từ đầu kỳ đánh giá để giảng viên nắm rõ các quy định. Trước khi áp dụng chính thức, nhà trường cũng tổ chức áp dụng thử nghiệm trong 1 học kỳ để cập nhật và điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp nhất với tình hình thực tế. Trong quá trình triển khai đánh giá, trường cũng thường xuyên tổ chức cập nhật các quy định theo chính sách của nhà trường. Tuy nhiên hoạt động cập nhật này vẫn

thập thông tin, sau khi các giảng viên đã thống kê các hoạt động của cá nhân trong năm học như hệ số quy đổi giờ giảng, bổ sung thêm các hoạt động phát sinh trong thực tế... do các hoạt động không thường xuyên phát sinh trong quá trình tổ chức đào tạo. Bộ phận xây dựng các biểu mẫu không kịp thời cập nhật nên giảng viên phải kê khai lại nhiều lần.

2.2.7.3. Nguồn thông tin của hoạt động đánh giá giảng viên

Nguồn thông tin từ bản thân giảng viên, tại trường Đại học Y tế công cộng thời điểm hiện tại chưa xây dựng được biểu mẫu tự đánh giá kết quả công việc của các giảng viên. Việc tự đánh giá của giảng viên chỉ đơn thuần là tự thống kê các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Do khơng có kế hoạch hoạt động theo từng năm nên việc đối chiếu với các kết quả hoạt động đạt được của các giảng viên khơng có thơng tin để đối chiếu.

Nguồn thơng tin từ đồng nghiệp chỉ được hạn chế trong số lượng 20% giảng viên có kết quả đánh giá trong năm liền kề trước. Trong khi Ban dự giảng (gồm 20% giảng viên có kết quả đánh giá cao nhất trong năm trước liền kề) cũng từ các Khoa/Bộ mơn khác nhau, có chun mơn khác nhau nên chỉ có thể góp ý cho các kỹ năng giảng dạy. Các Bộ môn không tổ chức dự giảng của các giảng viên trẻ thường xuyên để nâng cao năng lực giảng dạy cho họ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức giảng dạy, các Bộ môn áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như phương pháp học tập theo tình huống, phương pháp học tập theo vấn đề... nên các giảng viên trẻ được thường xuyên cùng các giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn cho sinh viên, thơng qua đó tự tích lũy kinh nghiệm. Nhưng cũng khơng có hình thức đánh giá được kỹ năng nghề nghiệp của các giảng viên qua từng năm.

Nguồn thông tin từ sinh viên, các thông tin thu thập từ sinh viên trong biểu mẫu đánh giá cuối môn học đã thu thập được đầy đủ các thông tin về khóa học: mong muốn đầu ra của sinh viên và các kết quả họ đạt được.

lượng các bài giảng và các phương pháp giảng dạy phù hợp. Nguồn thông tin này chỉ giữ một tỉ trọng không quá lớn trong kết quả đánh giá sinh viên giúp khắc phục tình trạng “mặc cả” của sinh viên với giảng viên khi coi thi hết học phần đã xảy ra trước đó. Tuy nhiên, mặc trường Đại học Y tế công cộng đã áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng một học phần vẫn có nhiều giảng viên cùng giảng dạy, việc đánh giá lại được tổ chức vào buổi học cuối cùng hoặc buổi thi là khoảng thời gian khơng thích hợp nên sinh viên thường có tâm lý “làm cho xong” nên kết quả đánh giá có nhiều sai số.

Trường Đại học Y tế công cộng không tổ chức thu thập thông tin từ sinh viên tốt nghiệp cho hoạt động đánh giá giảng viên, trường chỉ thu thập thơng tin về chương trình đào tạo để cập nhật các chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu cầu thực tế công việc, yêu cầu mới của nghề nghiệp.

2.2.7.4. Quy trình đánh giá giảng viên

Quy trình thu thập thơng tin về giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa học của trường thời điểm hiện tại còn chưa thực sự thuận lợi cho giảng viên khi thống kê do các biểu mẫu chỉ được gửi khi đến kỳ đánh giá, giảng viên khơng có biểu mẫu để ghi nhận các hoạt động theo thường nhật, dễ dẫn đến thiếu sót khi thống kê. Các thủ tục kiểm tra thông tin cịn phức tạp và thủ cơng dễ dẫn đến sai sót.

Cơng thức tính điểm của hoạt động đánh giá giảng hiện tại chưa thể hiện được tỉ trọng phù hợp cho các tiêu chí đánh giá. Cơng thức này không thể hiện được chất lượng của các hoạt động của giảng viên và còn tồn tại nhiều sai số nên có trường hợp các giảng viên tham gia nhiều hoạt động nhưng chất lượng khơng tốt vẫn có kết quả cao hơn các giảng viên có chuyên môn tốt hoặc ngược lại.

Việc đánh giá, xếp loại giảng viên cịn mang nặng tính hành chính và chưa có sự phản hồi đối với giảng viên từ các nhà quản lý theo hướng thảo luận

2.2.7.5. Tổ chức sử dụng kết quả đánh giá

Các kết quả đánh giá tại trường Đại học Y tế công cộng thời điểm hiện tại chưa đạt được các mục đích của hoạt động đánh giá giảng viên.

Kết quả đánh giá đã tạo được động lực cho giảng viên phấn đấu bằng các mức chi trả cụ thể cho năm học tiếp theo, sự ghi nhận về chuyên môn bằng việc tham gia Ban dự giảng của nhà trường, tạo nguồn đăng ký tham gia các hoạt động hội thảo, hội nghị để nâng cao năng lực chuyên môn. Kết quả phân tích từ các thơng tin đánh giá được công bố công khai và gửi được đến từng giảng viên để ghi nhận những điểm tích cực và hạn chế.

Tuy nhiên, hoạt động đánh giá giảng viên chưa được cụ thể hóa bằng các kế hoạch phát triển cá nhân của giảng viên, do chưa phát triển biểu mẫu kế hoạch của từng năm của các cá nhân, nên việc đánh giá sự phát triển của từng cá nhân chưa có đầy đủ thơng tin. Các kết quả đánh giá và các hình thức khen thưởng, kỷ luật thường được cập nhật trong mỗi kỳ họp của Hội đồng thi đua khen thưởng do không thể xây dựng ngay các mức chi trả cho giảng viên cũng là một hạn chế.

Tiểu kết Chương 2

Trong những năm gần đây, hoạt động đánh giá giảng viên đã được trường Đại học Y tế công cộng quan tâm và triển khai theo từng giai đoạn khác nhau. Hoạt động này đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn bộ cán bộ giảng viên của nhà trường. Hoạt động đánh giá giảng viên tại trường đang trong q trình hồn thiện và đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận: hệ thống văn bản quy định tương đối đầy đủ, quy trình đánh giá được quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân và đơn vị trong trường. Đã có những chuyển biến nhất định trong việc thay đổi thái độ của một bộ phận giảng viên trong việc đóng góp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường bằng những kế hoạch cụ thể của cá nhân.

Tuy nhiên, hoạt động đánh giá vẫn có một số tồn tại như: chưa áp dụng hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quy định đánh giá chưa đảm bảo được tính chính xác và tồn diện các hoạt động của giảng viên, nguồn thông tin chưa đầy đủ… Đó là những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nhiều giảng viên chưa thực sự tích cực trong việc hợp tác thực hiện hoạt động đánh giá.

Thực tế đó đặt ra thách thức đối với Đảng ủy và Ban Giám hiệu về việc sớm hoàn thiện các quy định về đánh giá giảng viên, xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa của hoạt động đánh giá giảng viên góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo của nhà trường.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)