Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 89 - 91)

Trong quá trình nghiên cứu và triển khai thực tế, việc đề xuất các biện pháp cần tuân thủ, đảm bảo những nguyên tắc sau:

3.1.1. Tính khoa học

Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên cần tuân thủ các quy luật khách quan và khoa học trong các lĩnh vực: giáo dục, quản lý, đánh giá. Cụ thể:

- Các biện pháp quản lý phải hợp lý, khách quan, tồn diện, chính xác và tin cậy;

- Các biện pháp quản lý cần gắn với thực tiễn của nhà trường: bối cảnh, năng lực, đội ngũ và các nguồn lực khác; cần cân nhắc tới tính vừa sức của các nguồn lực hiện có của nhà trường, phân tích và lựa chọn những phương án hiệu quả nhất để tiết kiệm nguồn lực và thúc đẩy nhanh sự phát triển của nhà trường;

- Các biện pháp quản lý cần đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động của nhà trường với các quy luật kinh tế, tâm lý, xã hội…

3.1.2. Tính kế thừa

Đánh giá giảng viên là nội dung mới được triển khai trong các trường Đại học tại Việt Nam trong những năm gần đây và q trình thực hiện cũng khơng đồng đều. Trường Đại học Y tế công cộng cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy cần phải xem xét tổng thể những thành tựu về lý luận và thực tiễn của hoạt động đánh giá giảng viên từ các trường đại học khác trong nước và nước ngồi. Lựa chọn các biện pháp tích cực phù hợp với bối cảnh cụ thể của nhà trường để tiết kiệm nguồn lực, đồng thời hạn chế tối đa những biện pháp tiêu

cực kéo lùi sự phát triển cùa nhà trường.

3.1.3. Tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên được đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn: định hướng, chiến lược của nhà trường, dựa trên cơ cấu về đội ngũ giảng viên, xu thế phát triển của ngành… Các biện pháp quản lý cần hướng giảng viên hoàn thiện bản thân và thích ứng tốt hơn với những thay đổi về chế độ chính sách, các thành tựu khoa học và cơng nghệ và góp phần tích cực trong việc phát triển nhà trường.

Các biện pháp phải hướng tới sự đồng bộ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

3.1.4. Tính khả thi

Các biện pháp quản lý đề xuất phải phù hợp với các nguồn lực của nhà trường, phù hợp với khả năng thực hiện của các cá nhân giảng viên, với khả năng của các đơn vị tham gia trong quy trình đánh giá giảng viên, phải thuyết phục được sự tham gia của toàn bộ hệ thống trong nhà trường nhằm hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.

3.1.5. Tính hệ thống, đồng bộ

Để thực hiện mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải sử dụng đồng bộ và linh hoạt các biện pháp. Các biện pháp đề xuất cần bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ hệ thống với nhau. Tính đồng bộ của các biện pháp thể hiện ở mối quan hệ biện chứng giữa các nội dung, thống nhất và không đối lập nhau. Mỗi biện pháp đề xuất là một bộ phận cấu thành trong tổng thể các biện pháp, có vai trị riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi biện pháp có thể là cơ sở, là tiền đề hay là điều kiện để thúc đẩy, hỗ trợ cho các biện pháp còn lại. Các biện pháp phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ nhằm đạt được mục đích cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Y tế công cộng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)