Thách thức từ làn sóng nhượng quyền nước ngoài và sự yếu kém của hệ thống nhượng quyền trong nước

Một phần của tài liệu Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam (Trang 71 - 74)

thống nhượng quyền trong nước

Làn sóng nhượng quyền nước ngồi đang dâng lên rất cao trong thời gian gần đây. Có thể nói là họ đang phát triển hệ thống nhượng quyền của mình một cách rất bài bản và chuyên nghiệp. Vấn đề là các nhà nhượng quyền Việt Nam sẽ chuẩn bị những gì cho cuộc chơi đẳng cấp sắp tới khi mà họ đã nhận thức được đầy đủ những thách thức từ làn sóng này.

Phần lớn các thương hiệu Việt Nam đã hoặc đang chuẩn bị bước vào con đường nhượng quyền thương mại đều trong giai đoạn học hỏi và trải nghiệm. Qui mô về hệ thống nhượng quyền còn rất khiêm tốn, số lượng cửa hàng trên mỗi hệ thống là rất thấp, khoảng dưới 8 cửa hàng. Điều này cho thấy ảnh hưởng của các hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam chỉ mang tính khu vực và cịn rất khiêm tốn.

Bên cạnh đó, vấn đề kiểm sốt hệ thống nhượng quyền, kiểm sốt hình ảnh thương hiệu, chất lượng sản phẩm, nguồn cung cấp cho hệ thống và các chương

trình marketing… cịn yếu. Làm cho hệ thống mất đi tính thống nhất dẫn đến vận hành theo một cách thức khác hẳn. Đó chỉ là một hệ thống thương mại hay bán hàng hay đại lý được ký kết trong hợp đồng với điều khoản đặc biệt mà thôi.

Một số hệ thống nhượng quyền hiện tại chưa thể hiện được sự khác biệt vượt trội so với các hệ thống thông thường khác, đặc biệt là chưa có được sự trải nghiệm thực sự thành cơng ở các vị trí có các yếu tố thuận lợi khác nhau.

Nhiều hệ thống nhượng quyền thương hiệu Việt Nam hiện nay chưa tối ưu hóa các chi phí trong việc vận hành hệ thống. Gánh nặng chi phí sẽ là trở ngại rất lớn khi phát triển ra các khu vực với lợi thế về địa điểm, khu vực, mức sống… không cao như các lựa chọn ban đầu.

Một số hệ thống nhượng quyền hiện tại thường khơng duy trì được cam kết ngay từ ban đầu hệ thống gặp các thách thức do biến động của thị trường hay đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, các kế hoạch phát triển đơi khi cịn thụ động trong việc xử lý các sự cố từ thị trường. Đơi khi vì khơng có một kế hoạch bài bản và chi tiết, việc mở các cửa hàng ở cá phạm vi không hợp lý dẫn đến cạnh tranh trong nội bộ hệ thống… Một lý do sâu xa là tiềm lực tài chính của các hệ thống này cịn có hạn và kinh nghiệm thực hiện chuyển giao hệ thống này còn rất thiếu và yếu.

Trong khi các hệ thống nhượng quyền nước ngồi có một kế hoạch marketing bài bản nhắm đến các giá trị vơ hình trên cơ sở các giá trị hữu hình là hệ thống và các sản phẩm vượt trội thì hệ thống nhượng quyền Việt Nam hiện nay dường như làm ngược lại, có nghĩa là tập trung khai thác giá trị từ các sản phẩm hữu hình.

Nguồn nhân lực để thực thi hệ thống cũng là một bài toán nan giải cho các nhà nhượng quyền Việt Nam. Việc chuẩn bị một nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống, kiểm soát hệ thống và chuyển giao niềm tin về sự thành công tuyệt đối của hệ thống cũng như làm cho sự cam kết luôn được tơn trọng rõ ràng là một một việc khó khăn.

Có thể thấy một trong những nguyên nhân làm cho việc phát triển hệ thống nhượng quyền ra nước ngoài của nhà nhượng quyền Việt Nam chưa tiến triển là do cơng tác thơng tin, tìm hiểu phong tục, tập quán, thói quen, các yếu tố về pháp

luật… chưa được thực hiện một cách đầy đủ và chi tiết. Rất nhiều trường hợp hệ thống mơ hình hay sản phẩm ra nước ngồi mà khơng xét xem sản phẩm đó hay mơ hình đó có phù hợp với đặc thù khu vực hay không. Do vậy, khi phát triển hệ thống nhượng quyền ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nước ngồi có nhiều sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc trải nghiệm hệ thống thành cơng ở nước ngồi trước khi tiến hành nhượng quyền gần như chưa được thực hiện. Phần lớn do các nhà nhượng quyền nước ngoài tự đảm nhiệm. Do vậy, khi phát triển hệ thống nhượng quyền ra nước ngồi gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm không phù hợp do thị hiếu tiêu dùng nước ngồi có nhiều sự khác biệt. Phần lớn do các nhà nhận quyền nước ngoài tự đảm nhiệm. Do vậy mà vấn đề kiểm soát, vận hành, kiểm tra hàng hay dịch vụ, doanh thu… trong hệ thống cửa hàng nhượng quyền này cịn gặp nhiều khó khăn.

Ngồi ra, phần lớn các nhà nhượng quyền Việt Nam có điều kiện tài chính khơng dồi dào, việc đào tạo chuyển giao còn nhiều lúng túng, nguồn nhân lực cho nhượng quyền quốc tế còn rất thiếu và rất yếu

Do vậy, nếu các hạn chế trên chưa được khắc phục thì hiển nhiên chất lượng của các yếu tố chuyển giao vốn đã thấp sẽ lại còn thấp hơn, chất lượng của các yếu tố quan hệ lại càng không được đề cập đến. Điều tất yếu là có một số hệ thống thành công bước đầu nhưng lại lặng lẽ rút lui trong một thời gian sau đó. Nếu như có được sự truyền thơng, hỗ trợ, đào tạo… đầy đủ từ chính phủ và từ các tổ chức liên quan thì có lẽ các hệ thống này đã có cơ hội phát triển. Hình thành một hệ thống đã khó, giữ hệ thống lại càng khó hơn và những tác động dây chuyền liên quan đến hệ thống này là rất lớn. Kéo theo đó là hệ quả về lao động, việc làm và nhiều vấn đề liên quan khác nữa cho xã hội

.

3.2. Một số giải pháp phát triển hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại vào

Việt Nam

3.2.1. Nhóm các giải pháp về phía Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam (Trang 71 - 74)