Hình thức nhượng quyền thương mại xuất hiện ở Nhật vào những năm 1960 và hình thức này không ngừng phát triển nhanh chóng. Nhật được xem là nước Châu Á đầu tiên sử dụng hình thức này một cách có hệ thống để phát triển hoạt động kinh doanh trong nước và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngồi. Năm 1972, Hiệp hội nhượng quyền Nhật Bản (JFA) được thành lập và là Hiệp hội nhượng quyền thương mại đầu tiên ở Châu Á.
Hiệp hội nhượng quyền Nhật Bản thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng nhằm tạo mơi trường tích cực để phát triển nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, Hiệp hội nhượng quyền Nhật Bản cịn cung cấp các chương trình đào tạo và huấn luyện về nhượng quyền thương mại cho các nhà nhượng quyền và nhận quyền tương lai, đồng thời xây dựng các quy tắc hoạt động về nhượng quyền thương mại cho các thành viên tham gia. Hiệp hội nhuợng quyền Nhật Bản còn giữ vai trò của một cơ quan nghiên cứu và đề ra các kiến nghị liên quan đến các chính sách pháp lý nhằm phát triển ngành công nghiệp nhượng quyền thương mại Nhật Bản.
Ngoài ra, hệ thống luật pháp của Nhật qui định các hoạt động nhượng quyền diễn ra liên tục trong và ngoài nước được phát triển rất hồn chỉnh. Nhiều chương trình xúc tiến nhượng quyền diễn ra liên tục trong và ngoài nước, các tiêu chuẩn về đạo đức, chuẩn mực kinh doanh hay các đảm bảo về bản quyền thương hiệu, hệ
thống, qui trình… được thực thi rất nghiêm túc. Các hệ thống nhượng quyền thương mại tại Nhật Bản được coi là chuẩn mực của hệ thống nhượng quyền trên thế giới. Hiệp hội nhượng quyền Nhật Bản với sự ủng hộ của chính phủ đã góp phần thúc đẩy hoạt động nhượng quyền diễn ra mạnh mẽ, đưa Nhật Bản trở thành một trong những nước có hoạt động nhượng quyền phát triển nhất Châu Á.
Theo thống kê của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Nhật Bản, đến hết năm 2006 tại Nhật Bản có 1.194 hệ thống nhượng quyền thương mại với 235.440 cửa hàng nhượng quyền thương mại và doanh thu từ nhượng quyền thương mại năm 2006 đạt hơn 19 triệu Yên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Nhật có khuynh hướng bão hòa với tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ khoảng 7%, doanh thu từ nhượng quyền chỉ chiếm 4% trên tổng mức bán lẻ ở Nhật. Đa phần các ngành kinh doanh nhượng quyền ở Nhật Bản tập trung vào một số lĩnh vực như thực phẩm, giải khát, hoạt hình, thời trang, phương tiện công cng [22].
Bán lẻ32% 32% Thùc phÈm và ăn uống 40% DÞch vơ 28%
Nguồn: Directory Franchise Indonesia, Franchising goes International, 2008
Biểu đồ 2.2: Sự phát triển của nhƣợng quyền thƣơng mại ở Nhật Bản
Một trong những nguyên nhân làm cho tốc độ phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại cũng như số lượng các cơ sở nhượng quyền thương mại chậm lại là do quốc gia này có một nền nhượng quyền thương mại phát triển rất sớm. Do vậy, một số lĩnh vực gần như được lấp đầy hệ thống này trên khắp đất nước, việc phát triển thêm số lượng cơ sở nhượng quyền thương mại trong nước sẽ là rất hạn chế. Tuy nhiên, xu hướng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại ra nước ngoài đang được Hiệp hội nhượng quyền thương mại Nhật Bản và Chính phủ Nhật
Bản rất quan tâm. Bên cạnh đó, Nhật Bản là quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển cao, do vậy giải pháp tốt nhất để xuất khẩu các sản phẩm khoa học cơng nghệ cao này là giấy phép. Khi đó các bí quyết về cơng nghệ khơng được chuyển giao mà chỉ sử dụng trong một thời gian nhất định. Do vậy, ở một chừng mực nào đó, các nhà nhượng quyền Nhật Bản khơng có nhiều lợi thế khi nhượng quyền ra bên ngoài.
Tuy nhiên, hệ thống nhượng quyền thương mại Nhật Bản được xem như những chuẩn mực của hệ thống nhượng quyền thế giới. Chất lượng của các yếu tố quan hệ, chất lượng của các yếu tố chuyển giao luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất. Do vậy mà tại Nhật, các vấn đề tranh chấp về thương hiệu, bản quyền hay hệ thống rất ít khi xảy ra.
2.1.2. Hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của một số công ty trên thế giới
và Việt nam