0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÀO VIỆT NAM (Trang 83 -86 )

Để phát triển hệ thống thành công, nguồn nhân lực đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Do vậy, nhà nhượng quyền cần xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh về chất lượng và số lượng để sẵn sàng đáp ứng chủ động nhu cầu phát triển chuyển giao và kiểm sốt hệ thống. Chúng ta khơng thể lúc nào cũng kiểm sốt hệ thống của mình, đặc biệt là hệ thống đó ở nước ngồi. Do vậy, việc chuyển giao hệ thống thơng qua đào tạo, chuyển giao sự tin tưởng, củng cố niềm tin … địi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng rất cao. Thực sự thì đã có rất nhiều hệ thống nhượng quyền vì khơng chuẩn bị được đội ngũ này dẫn đến mất kiểm soát hệ thống và từ đó làm cho hệ thống chệch hướng ban đầu. Do đó, nhà nhượng quyền phải xây dựng bằng được một đội ngũ nhân viên quản lý chủ chốt có năng lực và kiến thức chun mơn trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền, đủ sức cáng đáng cho cả một hệ thống nhượng

quyền thương mại có qui mơ khơng những trong mà còn ở nhiều nước trên thế giới sau này.

Huấn luyện và đào tạo là điều kiện bắt buộc trong các hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại hiện nay và được thể hiện chi tiết bằng các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Yêu cầu này phải được thực hiện liên tục vị nhà nhận quyền không phải là nhà sáng lập ra hệ thống, họ có thể khác nhau về ngôn ngữ, khác nhau về ý thức, trình độ, khả năng quản lý, luật pháp … Do vậy, chỉ có đào tạo liên tục thì các triết lý kinh doanh từ nhà nhượng quyền mới chuyển giao chọn vẹn cho nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh doanh tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thơng tin đến nhà nhượng quyền, từ đó, thắt chặt hơn nữa sự thơng cảm, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại.

Trên thế giới, việc các cơng ty nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo, thậm chí cả đại học là khơng hiếm. Chính từ các trung tâm, đại học này đã tạo ra những nhà nhận quyền tương lai rất chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được củng cố và phát triển.

KẾT LUẬN

Xu thế tồn cầu hóa đang từng giờ, từng ngày tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội Việt Nam. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ qua các chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngồi, số lượng cơng ty, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo… Sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn nhân lực của các nhà nhượng quyền và nhận quyền tại Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế này.

Từ việc nghiên cứu tổng quan về hệ thống nhượng quyền thương mại, phân tích hệ thống nhượng quyền của một số cơng ty điển hình trên thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh này tại Việt Nam là một vấn đề thời sự, mang tính lý luận và thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Luận văn sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có có những giải pháp thích hợp, kịp thời để phát triển và củng cố vững chắc hệ thống nhượng quyền thương mại của mình, góp phần đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm, hơn nữa đây là một lĩnh vực kinh doanh còn mới ở Việt Nam nên bài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thày cơ giáo và những bạn đọc có quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn người hướng dẫn khoa học - PGS. TS. Vũ Chí Lộc, đã tận tình hướng dẫn cho tác giả hồn thành luận văn này. Tác giả gửi lời cảm ơn tới Q các thày cơ giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tác giả những kiến thức hết sức quý báu trong suốt quá trình học tập tại Trường đại học ngoại thương.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÀO VIỆT NAM (Trang 83 -86 )

×