0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÀO VIỆT NAM (Trang 74 -75 )

nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là một hoạt động khá phổ biến trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Luật thương mại Việt Nam quy định về vấn đề này và chỉ có 01 mục quy định với các điều khoản sơ sài. Mặc dù nhượng quyền thương mại đã được luật hoá tại Việt Nam nhưng theo giới kinh doanh hành lang pháp lý vẫn đi sau sự phát triển mạnh của loại hình này.

Dưới góc độ pháp lý, quan hệ nhượng quyền thương mại là mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên ngoài quan hệ hợp đồng, quan hệ nhượng quyền thương mại còn liên quan đến các quan hệ pháp luật như pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về phân phối, đại diện, tài chính, cạnh tranh, lao động, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng…Vì vậy bên cạnh việc hoàn thiện những quy định pháp lý riêng về nhượng quyền thương mại cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thơng lệ quốc tế thì cần thiết phải hồn thiện những quy định pháp lý khác liên quan đến nhượng quyền, cần phải xem xét, làm rõ các khái niệm phạm vi điều chỉnh giữa các luật, văn bản pháp quy có liên quan, từ dó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải đào tạo và tập hợp một đội ngũ chuyên gia giỏi, am hiểu về nhượng quyền thương mại để cố vấn, giúp soạn thảo nghị định, văn bản hướng dẫn một cách rõ ràng và hợp lý, thuận tiện trong việc triển khai thực hiện. Có như vậy mới tạo được sự tin tưởng và an tâm của các nhà đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường nhượng quyền thương mại. Hiện tại pháp luật rất nhiều nước trên thế giới đã có những qui định cụ thể hay đã chính thức ban hành luật liên quan trực tiếp đến nhượng quyền thương mại. Chúng ta có thể tham khảo

và biên soạn một qui định về chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, như Luật Doubin (1989) của Pháp về nhượng quyền thương mại, luật nhượng quyền thương mại của một số nước như úc, Mỹ, Trung Quốc…

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÀO VIỆT NAM (Trang 74 -75 )

×