Hệ thống nhượng quyền thuơng mại McDonald's.

Một phần của tài liệu Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam (Trang 49 - 52)

Công ty McDonald‟s được hai anh em nhà Richard và Maurice McDonald sáng lập nên vào năm 1937. Họ đã lập nên một dây chuyền chế biến thức ăn nhanh đầu tiên trong một nhà hàng nhỏ ở phía đơng Pasadena, California (Hoa Kỳ)

Năm 1954, ông Ray Kroc – một nhân viên bán hàng sữa ở Mỹ đã đàm phán với anh em McDonald và được Công ty McDonald‟s nhượng quyền sản xuất và bán sản phẩm McDonald‟s trên toàn nước Mỹ sau những nỗ lực thất bại của anh em họ vào những năm 1953.

Công ty McDonald‟s lần đầu tiên mở rộng việc sản xuất kinh doanh và nước ngoài vào năm 1967 tại Canada. Không lâu sau đó, ơng George Cohon mua giấy phép của công ty McDonald‟s ở miền đông Canada và mở cửa hàng đầu tiên của mình năm 1968. Sau đó Cohon tiếp tục xây dựng, phát triển một mạng lưới cửa hàng McDonald‟s gồm 640 nhà hàng ở Canada, khiến McDonald‟s ở Canada trở thành nơi kinh doanh có lãi nhất so với McDonald‟s ở những nơi khác ngoài nước Mỹ trong thời gian này.

Hệ thống nhượng quyền của McDonald‟s hiện nay có trên 23.000 nhà hàng ở khắp 121 nuớc trên toàn thế giới. Khoảng 80% trong số nhà hàng này là nhà hàng nhượng quyền, có doanh thu năm 2006 khoảng 21,6 tỉ USD [22].

Một trong những mục tiêu của McDonald‟s là tạo ra một hệ thống sản phẩm tiêu chuẩn, dù bán ở Singapore, Tây Ban Nha hay Nam Phi thì sản phẩm cũng rất giống nhau. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, cơng ty buộc phải thích nghi với tập quán hay luật lệ địa phương, kể cả biến đổi cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của người tiêu dùng và có khi McDonald‟s biến đổi để phù hợp với luật lệ và tôn giáo của quốc gia, chẳng hạn như ở Israel, công ty đã bán Big Macs khơng có pho mai do muốn tách thịt và các sản phẩm sữa ra riêng theo phong tục địa phương. ở ấn Độ, công ty phục vụ món McNuggets rau và món bánh Maharaja Mac thịt cừu. Những sáng tạo này là cần thiết ở những quốc gia theo đạo Hindu khơng ăn thịt bị và đạo Hồi khơng ăn thịt heo.

Tuy có thay đổi chút ít và có thêm vào một số món nhưng cấu trúc thực đơn trong nhà hàng McDonald‟s về cơ bản là nhất quán trên toàn thế giới. Điều này đảm

bảo cho McDonald‟s duy trì được tính xuyên suốt hệ thống bánh hamburger của mình. Đây được xem là một trong những đặc điểm khác biệt để hệ thống nhượng quyền này phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng của hệ thống được cơng ty kiểm sốt chặt chẽ. Đội kiểm định chất lượng của công ty chịu trách nhiệm về việc giám sát chất lượng sản phẩm của McDonald‟s, sản phẩm trong nhà hàng, tại các nhà cung cấp và trong tất cả mọi khâu của qui trình sản xuất. Việc kiểm định chất lượng bao gồm việc kiểm tra chất lượng liên tục, việc giám sát công đoạn chế biến, phân phối, kiểm tra đột xuất hoặc theo định kỳ thiết bị sản xuất, trung tâm phân phối và nhà hàng. Cơng ty thậm chí cịn kiểm tra cả các nhà cung cấp nguyên liệu thứ yếu, các nông trại, giám sát việc thu hoạch trên đồng hay để kiểm tra chất lượng hạt giống trước khi gieo hạt.

McDonald‟s xây dựng chính sách giá phù hợp với đặc điểm từng thị trường. Cơng ty biết rằng q trình chuẩn hóa sản phẩm có thể giúp cơng ty tiết kiệm được chi phí. Tuy vậy, thành công của hệ thống thực ra lại nằm ở khả năng thích nghi với các mơi trường kinh doanh đặc thù của họ. Điều này thể hiện rõ nhất qua chính sách giá của McDonald‟s, một chính sách giá mang tính địa phương, khơng mang tính tồn cầu. Quan trọng hơn thế, không phải cơng ty chỉ có các chính sách giá khác nhau cho các nước nằm trong danh sách, mà cơng ty cịn có chính sách giá phù hợp cho từng loại thị trường. Nguyên nhân là do mục tiêu của McDonald‟s là tăng thị phần. Với McDonald‟s mức thu nhập của người tiêu dùng trong một nước chính là thước đo để cơng ty tiến hành định giá cho phù hợp. Ví dụ như ở Mỹ, một cái bánh Big Mac có đồ chiên kèm theo có giá ngang bằng lương của một nhân viên văn phòng tại Chicago 14 phút. Tuy nhiên, ở Nigeria, một bữa ăn như thế có giá bằng với tiền lương làm trong vịng 11 tiếng 23 phút của một người dân ở Lagos. Vì thế, tùy vào mức thu nhập của dân cư địa phương mà giá sản phẩm McDonald‟s sẽ được xác định cho phù hợp.

Công tác đào tạo được McDonald‟s đặc biệt quan tâm và coi đây là yếu tố then chốt cho tính thống nhất của hệ thống cũng như chất lượng chuyển giao được đảm bảo cao nhất. McDonald‟s lập trường đại học hamburger ở bang Illinois – Mỹ,

chủ yếu là để đào tạo giám đốc nhà hàng, phụ tá cho các giám đốc và các nhà nhượng quyền tiềm năng. Khóa học được đào tạo bằng 22 thứ tiếng khác nhau đảm bảo cho tất cả các nhà nhượng quyền tiềm năng ở khắp nơi trên thế giới thấu hiểu tường tận các qui trình và thơng điệp được McDonald‟s chuyển tải. Mặc dù giáo trình được chuẩn hóa sử dụng cho tất cả các nhà hàng của cơng ty trên tồn thế giới nhưng phương pháp giảng dạy thì được điều chỉnh cho thích hợp với nhu cầu của học viên. Để kịp thời đáp ứng sự phát triển của mình, McDonald‟s cịn hình thành một số trung tâm đào tạo khác ở nước ngoài như trung tâm ở Munich, Tokyo, Sysney, London và Trung Quốc.

Ở nhiều nước, công ty đã thuê một đội ngũ nhân viên hỗ trợ như kỹ sư, công nhân xây dựng và chuyên gia về nơng nghiệp để xây dựng nhà hàng và tìm các loại thực phẩm thích hợp với tiêu chuẩn. Nhằm đảm bảo nhà hàng MCDonald‟s luôn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và cũng là một ví dụ chứng minh McDonald‟s áp dụng yếu tố tồn cầu hóa.

Do vậy, các qui trình sản xuất sản phẩm trong hệ thống của McDonald‟s giống nhau ở khắp mọi nơi, cách bày biện nhà bếp trong mỗi nhà hàng là như nhau. Tuy việc thích ứng với địa phương làm cho thực đơn của mỗi nước, mối khu vực có khác nhau đơi chút nhưng tất cả những điểm khác nhau này tại các cửa hàng phải được sự cho phép của Công ty McDonald‟s.

Hơn nữa, McDonald‟s chuẩn hóa các máy bán hàng bằng các phần mềm tạo ra những lợi ích rất thuận tiện cho khách hàng và hầu như khách hàng có thể dễ dàng chọn hàng hóa thơng qua hình ảnh là chủ yếu. Điều này làm cho việc ghi nhớ các tên gọi của sản phẩm khơng cịn cần thiết nữa nhất là khi sản phẩm đó được dịch sang nhiều thứ tiếng. Đôi khi không phải dễ dàng để chuyển tải từ tiếng này sang tiếng khác mà vẫn đảm bảo giữ nguyên được ý nghĩa ban đầu. Việc áp dụng công nghệ cũng làm cho chi phí vận hành ở mỗi cửa hàng được tính tốn tối ưu, đảm bảo hệ thống dễ dàng xâm nhập vào nhiều vùng miền có những điều kiện khác nhau.

Điều quan tâm ở hệ thống McDonald‟s là khả năng dẫn dắt ý tưởng thành công từ nhà nhượng quyền sang nhà nhận quyền trong hệ thống. Vì vậy các nhà

nhận quyền hành động khơng chỉ vì mục tiêu quyền lợi cho mình mà cịn cho quyền lợi của cả một hệ thống trong đó khơng thể khơng nói đến bản thân Công ty McDonald‟s.

Tuy nhiên, thành công trong kinh doanh là cái gì đó vừa siêu hình nhưng cũng rất thực tế. Nhà đầu tư chỉ thực sự cảm nhận được điều này khi thương hiệu mà họ đang kinh doanh ngày càng được biết đến và khoản tiền thu được ngày một lớn hơn. Do vậy, McDonald‟s rất cẩn trọng trong việc quyết định mở rộng hệ thống của mình. Mặc dù, họ hiện đang sở hữu những công nghệ chuyển giao tiên tiến nhất, quy trình kiểm sốt vượt trội nhất, quy trình đào tạo đủ làm cho các nhà nhận qun có được niềm tin vào sự thành cơng mạnh mẽ nhất nhưng sự thành công thực sự chỉ có thể khi từng hệ thống ấy thành cơng. Bởi vậy mà họ luôn cẩn trọng. Một hệ thống thành cơng thì từ sự thành công ấy triết lý “McDonald‟s là thành công” như luôn được củng cố và từ đó vươn xa hơn.

Như vậy, mặc dù McDonald‟s gặp khơng ít những thất bại ngay từ khi khởi nghiệp và tại một số quốc gia có nền văn hóa dân tộc đặc thù nhưng phải thừa nhận rằng họ là những bậc thày về công nghệ nhượng quyền. Từ những chiếc bánh hamburger rất đơn giản, thơng qua một qui trình kiểm sốt chặt chẽ, một hệ thống vận hành tối ưu với công nghệ phù hợp, đào tạo bài bản và chuyển giao chu đáo, họ đã chuyển cho các nhà nhận quyền, chuyển cho hệ thống và khách hàng một sản phẩm hoàn toàn khác. Chất lượng các yếu tố chuyển giao như là liều thuốc tinh thần từng ngày càng được củng cố và chuyển tải đến từng miền xa xôi. Cho đến một thời điểm nào đó, khách hàng đến với McDonald‟s không phải chỉ để dùng chiếc bánh hamburger mà là gặt hái thành cơng trên con đường làm giàu của mình.

Một phần của tài liệu Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam (Trang 49 - 52)