Dù hệ thống nhượng quyền thương mại chưa phát triển mạnh ở Việt Nam và vẫn còn trong giai đoạn khởi động nhưng chính phủ cần phải có kế hoặc để thành
lập hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam. Hiệp hội này sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà nhượng quyền và nhận quyền và là đầu mối liên lạc giữa doanh nghiệp và chính phủ. Ngồi ra hiệp hội này còn là nơi quảng cáo để các doanh nghiệp có nhu cầu nhượng quyền và các doanh nghiệp muốn nhận quyền tìm đến hợp tác với nhau.
Trước xu thế tồn cầu hố hiện nay, hoạt động nhượng quyền thương mại của một quốc gia sẽ được thúc đẩy nếu như mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới. Vì thế nếu hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam ra đời thì cần phải đăng ký làm thành viên của hiệp hội chuyển nhượng châu á Thái Bình Dương và hiệp hội nhượng quyền thế giới. Tham gia các hiệp hội này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi khi hợp tác với các đối tác nước ngồi đồng thời có cơ hội tham gia những hoạt động bổ ích khác để phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong nước.
Tuy nhiên, để tạo tiền đề thành lập hiệp hội nhượng quyền thương mại trước mắt chính phủ có thể khuyến khích các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại thành lập “câu lạc bộ các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại”. Câu lạc bộ này sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin mới về thị trường nhượng quyền thương mại thế giới và Việt Nam trước khi thành lập hiệp hội Franchise. Được biết trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) và cơng ty Việt Âu đang có kế hoặch thành lập một câu lạc bộ như vậy. Hy vọng rằng câu lạc bộ này sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động.
3.2.2. Nhóm các giải pháp về phía Doanh nghiệp
Để phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, nhà nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng một hệ thống các quy trình, qui định, giải pháp sao cho hệ thống vừa đảm bảo phát triển hiệu quả trong ngắn hạn và bền vững trong dài hạn. Phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại cần phải có các thước đo hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này có thể nói là sống còn cho hệ thống. Cụ thể là các giải pháp sau:
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Ngoài ra bên cạnh việc xây dựng và phát triển thương hiệu thì bảo vệ thương hiệu cũng là một công việc mà doanh nghiệp phải lưu tâm, đặc biệt là bảo vệ thương hiệu ở thị trường nước ngồi. Bên cạnh đó, việc sao chép, nhái hay làm giả nhãn hiệu trở thành vấn nạn, khá phổ biến ở Việt Nam và tốc độ làm giả cũng gia tăng lên nhanh chóng.
Do vậy, trước khi quyết định kinh doanh hình thức này với vai trị nhượng quyền thì doanh nghiệp nên đăng ký bảo vệ tài sản trí tuệ thương hiệu, qui trình và các bí quyết ở trong và ngoài nước. Điều này để đảm bảo rằng những nỗ lực, bí quyết và thương hiệu của doanh nghiệp không bị sao chép, nhái hay làm giả và tất cả những hành vi này sẽ được pháp luật bảo hộ.