Hệ thống nhượng quyền tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam (Trang 38 - 40)

Trong lĩnh vực nhượng quyền, lịch sử nhượng quyền ghi nhận hình thức này xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc nhưng gần như là tự phát và khơng có hệ thống. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường nóng bỏng nhất thế giới về nhượng quyền, với sự có mặt của hầu hết các thương hiệu nổi tiếng: McDonald‟s, KFC, Subway, Century 21 Real Estate,… Điều này cũng khơng có gì lạ bởi Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới với GDP hơn 2.600 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 9,4% trong suốt 20 năm qua. Nếu nhìn đến tốc độ tăng trưởng của nhượng quyền khoảng 40-50% mỗi năm thì mới thấy hết được sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này tại Trung Quốc [22].

Cho đến năm 2006, Trung Quốc đã giành được kỷ lục là nước có nhiều hệ thống nhượng quyền thương mại nhất thế giới: 2.600 hệ thống với 168.000 cửa hàng. Con số này có sự khác biệt đáng kể so với thống kế của Hiệp hội nhượng quyền thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng không đánh mất ý nghĩa của nền kinh tế Trung Quốc – nơi có số lượng hệ thống nhượng quyền nhiều nhất thế giới.

1560 1700 1900 2000 2320 2600 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: Research in China, 2007

Biểu đồ 2.1: Sự phát triển hệ thống nhƣợng quyền tại Trung Quốc

Trong số những hệ thống nhượng quyền nước ngồi có mặt tại Trung Quốc hiện nay, Mỹ là quốc gia chiếm 50% số lượng, tiếp sau đó là Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan, Đức, Pháp, Anh … Điểm đáng lưu ý là sự lớn mạnh của hệ thống nhượng quyền nội địa và có rất nhiều hệ thống nhượng quyền thương mại của quốc gia này cạnh tranh ngang hàng với các thương hiệu và hệ thống nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài [22].

Trước đây, lĩnh vực nhượng quyền thương mại của Trung Quốc phát triển khơng theo qui trình, qui chuẩn rõ ràng và với mơi trường pháp luật kém do chính phủ chưa lưu tâm đến hình thức này. Do vậy, vấn đề tuân thủ hệ thống hay sản xuất hàng nhái hàng giả và việc sao chép hệ thống vẫn thường xuyên xảy ra. Điều này rõ ràng tạo nên một môi trường không tốt cho việc ứng dụng và phát triển hình thức kinh doanh nhượng quyền.

Tuy nhiên, từ khi bắt đầu nhận ra rằng mơ hình kinh doanh nhượng quyền là giải pháp tốt để giải quyết các vấn đề về việc làm và tập trung hơn nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân hiện đang bị đầu tư dàn trải thiếu hiệu quả, chính phủ Trung Quốc đã có những động thái tích cực để thúc đẩy việc phát triển nhượng quyền thương mại bằng các chương trình xúc tiến hoạt động nhượng quyền, hội trợ, triển lãm,… và nhất là hoàn thiện hệ thống luật pháp để hình thức kinh doanh nhượng quyền phát triển với những thuận lợi cao nhất.

Tại Trung Quốc, có gần 60 lĩnh vực đang ứng dụng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại, dẫn đầu là ngành thực phẩm với 35%, trong đó lĩnh vực thức ăn nhanh chiếm tỷ trọng cao nhất, bán lẻ 30%, dịch vụ giặt ủi là 10%, dịch vụ bán hàng tự động là 3%… [22]. Hiện tại, chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích một số ngành dịch vụ như thuê xe, giáo dục đào tạo và một số ngành dịch vụ thông thường khác phát triển.

Tập quán kinh doanh lâu đời lấy chữ tín làm thước đo quan trọng trong các giao dịch kinh doanh dường như lại rất phù hợp khi áp dụng triển khai hình thức kinh doanh nhượng quyền này tại Trung Quốc. Ngoài ra, người Trung Quốc thường là rất giỏi trong việc đúc kết các kinh nghiệm của những người trước đó nên chỉ trong một thời gian ngắn họ gần như lĩnh hội rất tốt kinh nghiệm của một hệ thống nhượng quyền thương mại thành công. Do vậy mà nhiều hệ thống nhượng quyền nội địa của Trung Quốc ngày càng trở nên danh tiếng, có thể cạnh tranh bình đẳng với nhiều hệ thống nổi tiếng của nước ngoài.

Cùng với sự ủng hộ của chính phủ, một hệ thống luật về hoạt động nhượng quyền thương mại và với tập quán kinh doanh khác biệt và với kỹ năng truyền đạt uyên thâm, chất lượng của các yếu tố chuyển giao trong việc thực hiện phát triển hệ

thống nhượng quyền thương mại được nâng lên đáng kể. Bên cạnh đó, chất lượng của các yếu tố quan hệ lại càng được bồi đắp, từ đó lịng tin cũng như sự cam kết từ hệ thống được củng cố không ngừng. Cùng với trào lưu chung của thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành một trong những đối trọng của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Mặc dù cịn nhiều thách thức trong việc duy trì, bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ, bản quyền … nhưng cả đất nước Trung Quốc đang nỗ lực hoàn thiện. Hệ thống nhượng quyền của quốc gia này ngày càng phát triển, khẳng định tên tuổi và sức mạnh của mình khơng ngừng ở trong nước mà còn trên phạm vi thế giới.

Một phần của tài liệu Hệ thống nhượng quyền thương mại của một số công ty trên thế giới và khả năng phát triển vào Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)