Hệ thống miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được):

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 61 - 64)

Bài 6 : ĐẠI CƯƠNG MIỄN DỊCH VI SINH VẬT

5. Các hệ thống miễn dịch của cơ thể:

5.2. Hệ thống miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được):

Hệ thống miễn dịch tự nhiên rất quan trọng, vì nó chống lại tức thì các vi sinh vật gây bệnh. Nhưng đối với các vi sinh vật có độc lực cao, cơ thể cần tới hệ thống miễn dịch đặc hiệu. Hệ thống này sẽ loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm ra khỏi cơ thể, giúp cho cơ thể hồi phục.

Hệ thống miễn dịch đặc hiệu được tạo ra khi cơ thể đã tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, do nhiễm trùng hoặc do tiêm vắc xin. Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại là Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

5.2.1. Miễn dịch dịch thể:

Tất cả các cơ chế của kháng thể trong chống nhiễm trùng đều xuất phát từ chức năng cơ bản của kháng thể là kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên củavi sinh vật. Sự kết hợp đặc hiệu này sẽ tạo ra các cơ chế chống nhiễm vi sinh vật khác nhau là:

Ngăn cản sự bám của vi sinh vật vào niêm mạc: IgA tiết (IgAs) thường gắn trên niêm mạc đường hơ hấp, tiêu hố, tiết niệu và sinh dục. Kháng thể này có thể kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên vi sinh vật và ngăn cản vi sinh vật bám vào niêm mạc. Vì vậy, khi đánh giá miễn dịch của một vi sinh vật với đường ruột, đường thở và đường tiết niệu sinh dục, người ta tiến hành định lượng IgAs đặc hiệu với vi sinh vật đó. Đường ruột, đường thở và đường tiết niệu sinh dục là cửa ngõ lớn của cơ thể. Nên có rất nhiều bệnh nhiễm trùng xảy ra ở đây, nếu gây được miễn dịch đặc hiệu chống lại các nhiễm trùng phổ biến này, chúng ta sẽ tránh được rất nhiều bệnh nhiễm trùng. Muốn vậy, phải tạo ra được IgAs đặc hiệu chống lại các vi sinh vật thường gây nhiễm trùng tại các cơ quan này, bằng vắc xin trực tiếp kích thích niêm mạc.

Trung hịa độc lực của vi sinh vật: Các IgG, IgM, IgA khi kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên sẽ làm cho virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme mất khả

năng gây bệnh. Các kháng thể đã làm thay đổi cấu trúc bề mặt của virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme, nên chúng không thể bám vào các phân tử tiếp nhận trên

46

bề mặt của các tế bào cảm thụ. Đối với ngoại độc tố và enzyme, sự kết hợp này còn làm thay đổi cả cấu hình của phần mang hoạt tính enzyme, nên làm mất độc lực của chúng.

Làm tan vi sinh vật: IgG, IgM kết hợp với kháng nguyên vi sinh vật sẽ hoạt hóa bổ thể dẫn đến làm tan vi khuẩn Gram âm, virus và tiêu diệt vi khuẩn Gram dương.

Ngưng kết các vi sinh vật: IgG, IgA khi kết hợp với kháng nguyên đã hoạt hoá bổ thể dẫn tới làm tan các vi khuẩn Gram âm, virus và tiêu diệt các vi khuẩn Gram dương. Các phức hợp miễn dịch đã hoạt hoá bổ thể theo con đường từ C1 đến C9 dẫn tới làm thủng vách vi khuẩn Gram âm và Rickettsia, làm thủng vỏ virus. Do vậy, làm thoát các chất từ bên trong, gây nên hiện tượng tan các vi sinh vật. Đối với vi khuẩn Gram dương, do cấu trúc của vách khá vững chắc, nên các vi khuẩn này đã không bị tan ra. Nhưng sau khi đã bị kết hợp với kháng thể và gắn với bổ thể, vi khuẩn Gram dương cũng bị tiêu diệt nhờ sự thực bào.

Làm ngưng kết và kết tủa các sản phẩm hoà tan của vi sinh vật: Các IgG, IgA và IgM khi kết hợp với các vi sinh vật đã gây nên sự ngưng kết các vi sinh vật này. Các kháng thể trên khi kết hợp với các sản phẩm hoà tan của vi sinh vật cũng gây nên sự kết tủa các sản phẩm này. Sự tạo thành mạng ngưng kết, đã làm cho sự thực bào các kháng nguyên trên dễ dàng hơn. Do vậy, ngăn cản được sự lây lan của vi sinh vật gây bệnh.

Làm tăng thực bào do opsonin hóa: Các IgG và IgM khi kết hợp với vi sinh vật và sản phẩm của chúng sẽ hoạt hoá bổ thể. Phức hợp miễn dịch này tạo điều kiện cho các tế bào thực bào bắt và tiêu hố kháng ngun. Có hiện tương đó là do, các tế bào thực bào có các phân tử tiếp nhận phần Fc của IgG và C3b của bổ thể. Nhờ vậy, vi sinh vật xâm nhập được loại trừ ra khỏi cơ thể.

Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể: Các tế bào null là một dạng tế bào lympho, khi gắn Fc của IgG lên bề mặt, phần Fab vẫn có thể kết hợp với tế bào đích. Tế bào đích có thể là tế bào ung thư hoặc tế bào nhiễm virus với sự xuất hiện kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào. Tác dụng sự kết hợp này là làm tan tế bào đích mà khơng cần tới vai trị của bổ thể. Sự tan tế bào nhiễm virus đã giải

47

phóng virus bên trong tế bào. Tuy virus này chưa bị tiêu diệt, nhưng đã mất nơi ẩn nấp. Sau đó virus sẽ bị tiêu diệt bởi các cơ chế tác dụng của kháng thể.

5.2.2. Miễn dịch tế bào;

Các vi sinh vật ký sinh ngoại bào, kháng thể, bổ thể và các tế bào thực bào sẽ tiêu diệt và loại trừ ra khỏi cơ thể. Đối với các vi sinh vật ký sinh nội bào, kháng thể chỉ có tác dụng khi vi sinh vật chưa xâm nhập vào tế bào. Khi vi sinh vật đã vào trong tế bào, thì cần đến miễn dịch tế bào. Miễn dịch tế bào:

Lympho T gây độc tế bào (Tc): Tc có khả năng tiêu diệt tế bào đích, khi tiếp xúc trực tiếp với tế bào đích. Tế bào đích là tế bào ung thư hoặc tế bào nhiễm virus, với sự xuất hiện của kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế bào đích. Các tế bào đích phải có cùng kháng ngun hồ hợp tổ chức với Tc, nhưng khơng cần sự có mặt của kháng thể đặc hiệu. Tế bào đích bị tiêu diệt cùng với các virus có bên trong. Vai trò của cơ chế này rất quan trọng trong chống nhiễm trùng do virus.

Lympho T gây quá mẫn muộn (TDTH): sau khi nhận dạng ra kháng nguyên đặc hiệu, các tế bào này sản xuất ra lymphokin. Lymphokin tác dụng lên tế bào khác làm tăng phản ứng chống lại kháng nguyên. Trong các tế bào nhận tác dụng của lymphokin thì đại thực bào đóng vai trị quan trọng.

Đại thực bào: đại thực bào đóng vai trị quyết định trong cơ chế này. Nhờ lymphokin do TDTH tiết ra, đại thực bào được hoạt hóa và thu hút về nơi có kháng nguyên. Đại thực bào được hoạt hóa có kích thước lớn hơn, chứa nhiều lysozym hơn và có khả năng thực bào mạnh hơn, nhờ đó mà tiêu diệt được mầm bệnh nội tế bào. Các đại thực bào đã được hoạt hố có thể tiêu diệt cả kháng ngun khơng đặc hiệu. Vì vậy, gọi là cơ chế khơng đặc hiệu của miễn dịch tế bào. Trong chống nhiễm virus thì vai trị của Tc quan trọng hơn TDTH. Nhưng trong chống nhiễm khuẩn do mầm bệnh nội tế bào thì vai trị của TDTH quan trọng hơn.

Cơ thể có bị nhiễm trùng hay khơng là phụ thuộc vào sự tương quan giữa vi sinh vật gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng đó do hai hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đảm nhiệm. Hai hệ thống này bổ xung cho nhau và không thể tách rời nhau. Nhưng sức đề kháng đặc hiệu đóng vai trị quyết định đối với vi sinh vật có độc lực cao. Kháng thể có vai trị then chốt trong chống lại các vi sinh vật gây bệnh ngoại tế bào, ngược lại các mầm bệnh nội tế bào, miễn

48

dịch tế bào đóng vai trị quyết định. Sức đề kháng của cơ thể cịn phụ thuộc vào tình trạng sinh lý, di truyền của cá thể và điều kiện sống. Một số bệnh làm suy giảm miễn dịch và một số bệnh nhiễm trùng đánh vào hệ thống miễn dịch, sẽ làm tăng sự nhiễm trùng.

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)