(Clostridium tetani)
1. Đặc điểm sinh học:
1.1. Hình thể:
Trực khuẩn uốn ván là loại trực khuẩn thẳng và mảnh, bắt màu Gram dương, có lơng, di động mạnh, có khả năng sinh nha bào. Khi gặp điều kiện sống khơng thuận lợi thì trực khuẩn hình thành nha bào. Sự hình thành nha bào nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào điều kiện của nhiệt độ, ở nhiệt độ 370C thì khơng có sự hình thành nha bào. Kích thước 0,4 x 4 m.
1.2. Tính chất ni cấy:
Trực khuẩn uốn ván kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ ni cấy thích hợp là 37oC. Trên mơi trường canh thang có glucose: trực khuẩn phát triển làm đục đều mơi trư- ờng, sinh hơi và có mùi đặc biệt như chất sừng cháy.
Trên môi trường veillon, vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc như vẩn bông, màu trắng đục, môi trường bị nứt vỡ, đôi khi nút bông bị đẩy lên do hiện tượng sinh hơi.
1.3. Tính chất sinh vật hoá học:
Trực khuẩn uốn ván lên men được đường lactose, có khả năng sinh indole, sinh axeton trong mơi trường canh thang có glucose, khơng làm đơng sữa và không phân huỷ protein.
117
1.4. Độc tố:
Trực khuẩn uốn ván có hai loại độc tố là tetanolysin có tác dụng làm tan hồng cầu của thỏ, người và ngựa. Còn tetanospamin gây độc với thần kinh, đây là độc tố gây nên những triệu chứng của bệnh uốn ván.
Độc tố gắn vào các tế bào thần kinh và gây ra cơn co cứng, co giật.
2. Khả năng và cơ chế gây bệnh:
Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương. Tại đây vi khuẩn phát triển và tiết ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố xâm nhập vào trong cơ thể qua đường máu, bạch huyết, thần kinh gây nên các triệu chứng lâm sàng:
Bệnh nhân há mồm khó, các cơ mặt bị co kéo làm cho nét mặt bệnh nhân thay đổi, tiếp đến là co cứng các cơ ở gáy, lưng, ngực, thành bụng và các cơ ở chi, làm cho lưng và cổ bệnh nhân bị uốn cong, thân chỉ tiếp xúc với giường bởi gót chân, mơng và đầu khi lên cơn nên gọi là uốn ván. Giai đoạn cuối bệnh nhân co thắt các cơ ở họng và cơ hồnh, làm cho bệnh nhân khó nuốt, khó thở, chức năng hơ hấp và tuần hồn bị rối loạn. Bệnh nhân tử vong do suy hơ hấp cấp tính.
Độc tố thần kinh cịn tác động vào thần kinh thực vật làm cho bệnh nhân sốt cao 39oC - 41oC, mạch nhanh 150 - 180 lần/1 phút, HA giảm, nhịp thở nhanh nông, kali máu giảm, đường máu tăng, rối loạn thăng bằng toan kiềm trong cơ thể.
3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm:
Chẩn đốn bệnh uốn ván, chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Nhuộm soi xác định hình thể ít có giá trị. Tuy vậy, trong một số trường hợp người ta vẫn tiến hành nuôi cấy và xác định vi khuẩn.
Bệnh phẩm có thể là mủ, chất tiết của vết thương hoặc mẩu tổ chức dập nát. Cấy bệnh phẩm đã được xử lý vào mơi trường canh thang có glucose hoặc mơi trư- ờng Veillon, ở nhiệt độ 37oC / 24 giờ, quan sát và nhuộm khuẩn lạc bằng phương pháp Gram để xác định hình thể.
Ngồi ra cịn có thể tiêm cho động vật thí nghiệm như chuột lang hoặc chuột nhắt trắng. Trường hợp dương tính sau 48 giờ, xuất hiện cơn co giật điển hình và động vật thí nghiệm sẽ bị chết, mổ lấy phủ tạng nhuộm Gram để có chẩn đốn xác định.
118
4. Phịng bệnh và điều trị:
4.1. Phòng bệnh:
Phòng bệnh chung: Những vết thương có khả năng nhiễm trực khuẩn uốn
ván, phải được xử lý ngoại khoa bằng cách rửa sạch vết thương, rạch rộng, cắt lọc tổ chức dập nát...và tiêm huyết thanh chống uốn ván: Serum Anti Tetanos (SAT).
Phòng bệnh đặc hiệu: Những vết thương nghi có khả năng nhiễm trực khuẩn
uốn ván, cần được tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván. Vắc xin phòng bệnh uốn ván là giải độc tố uốn ván dưới hai dạng là riêng rẽ hoặc kết hợp với bạch hầu và ho gà.
Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai 2 mũi, mũi 1 vào những tháng đầu khi có thai và mũi 2 trước khi sinh ít nhất một tháng.
Đối với trẻ em, vắc xin được dùng dưới dạng kết hợp với bạch hầu và ho gà theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
4.2. Điều trị:
Điều trị uốn ván phải tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Xử lý vết thương và trung hoà độc tố càng sớm càng tốt bằng SAT với liều 100.000 - 200.000 đơn vị.
- Chống co giật bằng thuốc an thần, giãn cơ và tránh các kích thích cơ học như thao tác tiêm truyền, cho bệnh nhân ăn, để bệnh nhân nằm ở phịng n tĩnh, thống mát. - Dùng kháng sinh để diệt tác nhân gây bệnh.
- Chế độ hộ lý đặc biệt để phòng chống loét và bội nhiễm cho bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý đảm bảo cung cấp đủ calo – protein.
5. Liên hệ với thực tế:
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, liên quan đến nghề nghiệp. Để hạn chế sự lây truyền bệnh, phải thực hiện đúng về bảo hộ lao động khi thăm khám, làm thủ thuật và chăm sóc cho người bệnh.
TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Trình bày đặc điểm sinh học của vi khuẩn uốn ván. 2. Trình bày cơ chế gây bệnh của vi khuẩn uốn ván. 3. Trình bày ngun tắc phịng và điều trị bệnh uốn ván.
119