VIRUS VIÊM GAN B

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 163 - 167)

(Hepatitis B virus: HBV)

1. Đặc điểm sinh học:

1.1. Cấu trúc:

HBV thuộc họ Hepadnaviridae. HBV là virus mang ADN sợi kép. Vỏ capsid có đối xứng hình khối, vỏ envelope được cấu tạo bởi các phân tử protein cấu trúc. Kích thước 42 nm.

HBV cịn có cấu trúc ADN polymerase, giúp cho virus tổng hợp ADN ở nhân tế bào, ADN một phần tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào gan, phần cịn lại làm khn mẫu để tổng hợp mARN. Sự nhân lên của HBV được thực hiện trên tế bào người, khỉ và vượn.

1.2. Cấu trúc kháng nguyên:

HBV có 3 loại kháng nguyên:

HBsAg có trọng lượng phân tử 23.000 - 29.000 dalton, có sự thay đổi giữa các thứ týp, giúp cho virus bám vào tế bào gan. HBsAg tìm thấy trong máu, huyết tương của bệnh nhân.

HBcAg có trọng lượng phân tử 18.000 - 19.000 dalton. HBcAg chỉ tồn tại trong tế bào gan, khơng tìm thấy trong máu người nhiễm HBV.

HBeAg có trọng lượng phân tử 16.000 - 19.000 dalton. HBeAg tìm thấy trong máu, huyết tương của bệnh nhân.

1.3. Đề kháng:

HBV bị bất hoạt ở 100oC/5 phút, formalin nồng độ 3% trong 5 phút.

148

HBsAg ở âm 20oC có thể tồn tại được 20 năm.

2. Khả năng gây bệnh:

HBV xâm nhập vào cơ thể qua con đường máu, tình dục và mẹ truyền cho con. Thời kỳ ủ bệnh dài ngắn khác nhau.

Bệnh cảnh lâm sàng thường cấp tính, nhưng khơng tạo thành dịch mà chỉ tản mạn với sốt, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, phân bạc màu.

Tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cấp tính là 1%; 5 - 10% trở thành viêm gan mạn tính và dẫn đến xơ gan hay ung thư gan.

3. Dịch tễ học:

HBV xâm nhập vào cơ thể qua 3 đường: máu, tình dục và mẹ sang con. Người mẹ có thai vừa có HBsAg dương tính và HBeAg dương tính, thì tỷ lệ con mắc HBV là rất cao.

4. Phòng bệnh và điều trị:

4.1. Phòng bệnh:

Phịng bệnh khơng đặc hiệu: rất quan trọng, nó phụ thuộc vào nhận thức của

từng người để tự điều chỉnh hành vi, tránh nguy cơ lây truyền.

Phòng đặc hiệu: trước đây dùng vắc xin HBsAg tinh chế từ người nhiễm

HBV. Ngày nay, sử dụng vắc xin HBsAg tái tổ hợp bằng đường tiêm.

4.2. Điều trị:

Sử dụng các thuốc chống huỷ hoại tế bào gan, interferon.

Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng bằng chế độ ăn kiêng mỡ, nhiều chất đạm và vitamin.

Dùng gama golobulin để tăng cường miễn dịch.

5. Liên hệ với thực tế:

Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau để gây bệnh. Vì vậy, muốn hạn chế sự lây truyền bệnh các dụng cụ sử dụng trong thăm khám, làm thủ thuật và chăm sóc phải đảm bảo vơ trùng; làm tốt cơng tác sàng lọc máu kể cả người cho và người nhận; quan hệ tình dục phải an tồn.

TỰ LƯỢNG GIÁ:

1. Mô tả đặc điểm cấu trúc của virus viêm gan B. 2. Trình bày khả năng gây bệnh của virus viêm gan B.

3. Trình bày phương pháp chẩn đốn phịng thí nghiệm tìm virus viêm gan B. 4. Trình bày ngun tắc phịng và điều trị bệnh do virus viêm gan B.

149

ARBOVIRUS

(Arthropod Borne)

1. Định nghĩa:

Arbovirus là những virus có thể nhân lên được trong các tổ chức của động

vật có xương sống, cũng như một số động vật khơng có xương sống.

Các virus này muốn truyền bệnh phải thông qua môi giới trung gian là côn trùng tiết túc.

Arbovirus nhân lên trong các tổ chức của côn trùng tiết túc, nhưng không gây

bệnh cho cơn trùng tiết túc đó.

Do vậy, những virus chun gây bệnh cho cơn trùng tiết túc và những virus chỉ truyền bệnh được bằng cách vận chuyển cơ học bởi côn trùng tiết túc đều không phải là Arbovirus.

2. Đặc điểm chung:

2.1. Hình thể:

Arbovirus có cấu trúc đối xứng hình xoắn hoặc đối xứng hình khối. Kích

thước thay đổi từ 30 - 180 nm. Lõi virus chứa 3,9 - 8,9% ARN. Vỏ bao ngoài được cấu tạo bởi protein và lipid.

2.2. Ni cấy:

Arbovirus có thể ni cấy được trong túi lịng đỏ hoặc trong túi niệu đệm của

trứng gà ấp được 7 - 9 ngày.

Arbovirus cũng có thể nuôi cấy trên tế bào tiên phát như tế bào thận chuột

đất hoặc tế bào thường trực như tế bào Hela, C6/36. Sự huỷ hoại tế bào bắt đầu xuất hiện từ ngày 1 – 7 sau khi gây nhiễm, dưới dạng những đám tế bào mất chân cuộn trịn với bào tương đầy hạt.

Ngồi ra Arbovirus cịn được ni cấy vào cơ thể muỗi Toxorhynchites, Aedes aegypti, Culex fatigans, virus nhân lên trong cơ thể muỗi và tập trung ở tuyến

nước bọt.

Để có được một lượng lớn virus, người ta nuôi cấy virus vào não chuột nhắt trắng 1 – 3 ngày tuổi, virus phát triển và làm cho chuột bị liệt vào ngày thứ 3 trở đi.

150

Arbovirus dễ dàng bị phá hủy bởi các hóa chất như ether, cloroform, natri desoxycholat và formalin.

Ở 56oC Arbovirus bị bất hoạt hồn tồn trong vịng 30 phút. Virus bền vững với khoảng pH từ 7 - 8, nhưng bị phá hủy nhanh ở pH < 3 và pH > 10.

Các protease như trypsin, chymotrypsin, papain phá hủy virus nhóm B, nhưng khơng ảnh hưởng đến virus nhóm A.

Ngồi ra, Arbovirus còn bị phá hủy bởi ánh sáng mặt trời, tia cực tím. Tuy

vậy, Arbovirus chịu đựng đông khô tốt ở 4oC trong glycerol sống được vài tháng, ở âm 20oC sống được vài năm, ở âm 70oC sống được nhiều năm.

2.4. Dịch tễ học:

2.5. Phân loại:

Cho đến nay, người ta đã tìm ra khoảng 487 lồi Arbovirus, trong đó có 60 - 70 loài gây bệnh cho người và động vật. Dựa vào tính chất kháng nguyên,

Arbovirus được chia thành 21 nhóm, các nhóm quan trọng là:

Nhóm A ( Alfavirus ) Nhóm B ( Flavivirus ) Nhóm C

Nhóm California

Việt Nam chủ yếu lưu hành nhóm B, trong đó hay gặp nhất là virus dengue và virus viêm não Nhật Bản.

TỰ LƯỢNG GIÁ:

1. Mô tả đặc điểm cấu trúc và tính chất ni cấy của Arbovirus. 2. Trình bày cách phân loại Arbovirus.

ĐVCXS nhiễm virus ĐVCXS hoang dại Gia súc Người CTTT CTTT CTTT CTTT

151

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)