TRỰC KHUẨN MỦ XANH

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 138 - 141)

(Pseudomonas aeruginosa)

1. Đặc điểm sinh học:

1.1. Hình thể:

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn đa hình thái thẳng hoặc hơi cong hai đầu trịn, có một lơng ở một cực, bắt màu Gram âm, kích thước 0,5 x 1,5 m.

1.2. Tính chất ni cấy:

Trực khuẩn mủ xanh mọc tốt trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ ni cấy thích hợp 37oC, hiếu khí tuyệt đối.

Trên môi trường lỏng nuôi cấy qua đêm, vi khuẩn phát triển tạo thành váng và sinh sắc tố màu xanh. Trên môi trường đặc nuôi cấy sau 24 giờ trực khuẩn phát triển tạo thành khuẩn lạc to, bờ dẹt, mặt nhẵn ở giữa lồi cao và sinh sắc tố màu xanh, có mùi thơm.

1.3. Tính chất sinh vật hố học:

Trực khuẩn mủ xanh có đủ các cytochrom trong hệ thống vận chuyển điện tử. Người ta thường dùng test oxidase để xác định sự có mặt của cytochrom oxidase. Trực khuẩn mủ xanh khơng có khả năng sinh H2S, không sinh idol và không phân giải được ure.

Trên môi trường Oxidation Fermantation (O.F) trực khuẩn mủ xanh chuyển hoá được đường glucose bằng cách oxy hoá.

123

1.4. Kháng nguyên:

Trực khuẩn mủ xanh có hai loại kháng nguyên là kháng nguyên thân (O) chịu nhiệt có bản chất hố học là lipopolysaccharid và kháng nguyên lông (H) không chịu nhiệt.

2. Khả năng gây bệnh:

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, do mắc các bệnh ác tính hoặc mạn tính, dùng kháng sinh, corticoid kéo dài, các chất chống ung thư, dễ mắc bệnh do trực khuẩn mủ xanh.

Trực khuẩn mủ xanh xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương. Tại nơi tổn thương, vi khuẩn gây viêm có mủ, điển hình là mủ màu xanh. Nếu cơ thể suy giảm sức đề kháng vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây viêm các phủ tạng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm đường tiết niệu, viêm màng não hoặc gây nhiễm khuẩn huyết.

3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm:

Bệnh phẩm là mủ hoặc chất dịch màng phổi, màng não, máu...cấy vào môi trường canh thang, thạch thường, thạch máu ở 37oC qua đêm, chọn khuẩn lạc nghi ngờ là khuẩn lạc to, bờ dẹt, mặt nhẵn, lồi ở giữa, có sắc tố màu xanh, tiến hành xác định tính chất sinh vật hố học và làm ngưng kết với kháng huyết thanh đặc hiệu, để xác định vi khuẩn.

4. Phòng bệnh và điều trị:

4.1. Phịng bệnh:

Hiện chưa có vắc xin phịng bệnh, nên việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào biện pháp phịng khơng đặc hiệu bằng cách giữ vệ sinh chung, thực hiện đúng quy trình tiệt trùng, làm tốt các thao tác vô trùng, để tránh lây chéo trong bệnh viện.

Đối với cá nhân giữ vệ sinh cá nhân, tránh làm xây xát da, niêm mạc, nâng cao thể trạng, tránh lạm dụng kháng sinh, corticoid và các thuốc làm giảm miễn dịch.

4.2. Điều trị:

Tỷ lệ trực khuẩn mủ xanh kháng lại kháng sinh ngày càng cao. Nên điều trị tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ và lựa chọn kháng sinh thích hợp. Các thuốc thường được dùng để điều trị trực khuẩn mủ xanh là nhóm aminoglycosid như amikacin, tobramycin hoặc nhóm cephalosphorin thế hệ 3 như ceftriaxone.

124

5. Liên hệ với thục tế:

Trực khuẩn mủ xanh gây bệnh có điều kiện, nên thực hiện tốt khâu vô trùng, tiệt trùng, tránh lạm dụng kháng sinh, corticoid, thuốc làm giảm miễn dịch là biện pháp góp phần hạn chế sự lây truyền bệnh.

Do tỷ lệ trực khuẩn mủ xanh kháng đa kháng sinh ngày càng tăng, việc điều trị tốt nhất dựa vào kháng sinh đồ. Từ đó, lựa chọn kháng sinh thích hợp sử dụng trong điều trị.

TỰ LƯỢNG GIÁ:

1. Mơ tả đặc điểm hình thể của trực khuẩn mủ xanh.

2. Trình bày phương pháp chẩn đốn trực tiếp tìm trực khuẩn mủ xanh. 3. Trình bày ngun tắc phịng bệnh do trực khuẩn mủ xanh.

125

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)